Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 200 5 2012
3.2 Giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
3.2.4.1 Phát huy vai trò của NHNN
Phát triển TTNH theo định hướng để thực thi chính sách tiền tệ của NHNN đề ra trong từng giai đoạn, thì chức năng can thiệp TTNH của NHNN rất quan trọng nhằm tác động lên cung cầu ngoại tệ, theo đó NHNN phải thực thi đúng vai trò là người mua bán cuối cùng trên TTNTLNH. Khi các NHTM cần mua ngoại tệ NHNN phải bán và ngược lại khi các NHTM dư ngoại tệ bán thì NHNN phải mua vào có như vậy tạo tính thanh khoản cho thị trường để tránh găm giữ ngoại tệ cũng như tâm lý kỳ vọng sự tăng tỷ giá. Nếu NHNN không bán ngoại tệ khi cầu lớn hơn cung sẽ tạo cơ hội cho giới đầu
cơ tung tin đồn về sự sụt giảm dự trữ ngoại hối, làm người dân hoang mang và sẽ tăng cường cất giữ ngoại tệ càng trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng về cung cầu ngoại tệ đồng thời làm giảm hiệu quả về sử dụng ngoại tệ.
Với chức năng can thiệp TTNH, động thái mua bán ngoại tệ của NHNN như phát tín hiệu cho thị trường về sự thay đổi của tỷ giá, thơng qua đó NHNH sẽ điều hành tỷ giá theo mục tiêu đề ra. Vì thế, khi nào nên mua và nên bán NHNN phải có phương án cụ thể để thực hiện đúng thời điểm mới phát huy tác dụng, tránh tình trạng thực hiện biện pháp tình thế, chịu sự dẫn dắt của TTKCT, làm mất đi vai trò định hướng thị trường của NHNN. Khi đó tỷ giá hình thành trên TTLNH sẽ tác động đến tỷ giá giao dịch trên TTNH khách hàng qua đó NHNN đã gián tiếp tác động đến hoạt động của TTNH cả nước.
Để có thể tác động kịp thời lên TTNH điều quan trọng là NHNN phải có lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh, vì thế vấn đề quản lý, sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối cần đặc biệt chú trọng thông qua các biện pháp sau:
(1) Xác định mức dự trữ ngoại hối hợp lý phù hợp với qui mơ của nền kinh tế, của tình hình tự do hóa cán cân vãng lai và cán cân vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, bảo vệ giá trị đồng tiền, cân bằng giữa lợi ích điều hành chính sách tiền tệ và chi phí của việc nắm giữ dự trữ ngoại hối. Theo thông lệ quốc tế phải dự trữ lượng ngoại tệ đủ để đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam ông Sanjay Kalra cho rằng: ” Trong điều kiện thị trường vốn, thị trường tài chính chưa thực sự phát triển, tơi cho rằng, nguồn dự trữ ngoại tệ tương đương 12 tuần nhập khẩu là đủ với Việt Nam trong thời điểm hiện nay, bởi nguồn dự trữ này vừa đủ để Việt Nam thanh toán 100% khoản nợ ngắn hạn”.Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo, Việt Nam nên tăng nhanh mức dự trữ ngoại tệ cần nâng cao dự trữ lên mức hợp lý đảm bảo đủ can thiệp duy trì sự ổn định trên thị trường ngoại hối cũng như của cả hệ thống tài chính và tồn bộ nền kinh tế, có thể chống đỡ cú sốc từ bên ngồi và duy trì sức mạnh kinh tế của quốc gia.
(2) Lựa chọn phương án phù hợp cho việc dự trữ cơ cấu ngoại tệ. Trong thời gian trước mắt vẫn xem đồng USD có vị trí quan trọng trong dự trữ ngoại tệ của mình nhưng cần đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ để phịng tránh rủi ro khi USD bị mất giá, có thể xem xét sử dụng thêm vàng vào cơ cấu dự trữ ngoại hối, vì theo xu hướng hiện nay của các NHTW trên thế giới, khi nền kinh tế thế giới có những bất ổn thì vàng là nơi trú ẩn an tồn hơn. Đồng thời để tăng hiệu quả đồng vốn dự trữ có thể xem xét đầu tư với phương châm an tồn và có tính thanh khoản cao như mua trái phiếu của những quốc gia được xếp hạng có uy tín.
(3) Phải tập trung nguồn ngoại tệ vào một đầu mối do NHNN quản lý, có như vậy mới phát huy hết hiệu quả của vốn ngoại tệ cũng như tạo điều kiện cho NHNN có đủ ngoại tệ dự trữ để tham gia can thiệp trên thị trường ngoại tệ khi cần thiết. Nên chuyển nguồn thu ngoại tệ từ dầu thô mà Bộ Tài chính quản lý về NHNN và khi Bộ Tài Chính cần ngoại tệ sẽ yêu cầu bán lại trên cơ sở bằng với tỷ giá NHNN đã mua của Bộ Tài chính, có như vậy sẽ sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ của quốc gia vừa đáp ứng nhu cầu ngọai tệ cần thiết của NSNN.
Ngoài ra, NHNN cần kết nối thị trường tiền tệ trong nước với thị trường tiền tệ quốc tế nhằm tiếp cận các thông lệ quốc tế trong kinh doanh tiền tệ. NHNN phải thực sự là đầu tàu dẫn dắt và khuyến khích TTLNH phát triển phù hợp với mơi trường quốc tế, có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối phát triển.
viên