Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 200 5 2012
2.3 Đánh giá quá trình phát triển TTNH của Việt Nam trong thời gian qua và
2.3.3.4 Dự trữ ngoại hối thấp
Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 2005 - 2012
Đơn vị tính : tỷ USD
Năm Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Dự trữ ngoại hối 8.60 11.50 21.00 23.00 14.10 12.40 9.00 23.00
Nguồn : Ngân hàng phát triển Châu Á ( ADB)
Theo IMF, một quốc gia có dự trữ ngoại hối từ 12 -14 tuần nhập khẩu thì được coi là đủ. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào 2 năm 2007, 2008 đạt mức 15 tuần nhập khẩu, vượt mức an tồn của IMF, đó là do trong 2 năm này kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, kiều hối chuyển về nước tăng và cán cân vốn cũng tăng mạnh.Tuy nhiên, so sánh với luồng vốn ngắn hạn chảy mạnh vào trong 2 năm này, thì dự trữ ngoại hối như vậy là còn thấp.
Năm 2009 mức dự trữ ngoại hối càng giảm mạnh chỉ còn tương đương 10 tuần nhập khẩu, đó là do những nguyên nhân khách quan của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới đã làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta giảm mạnh, chuyển tiền kiều hối giảm và nhất là nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam FDI giảm mạnh vốn thực hiện dự báo giảm 16,5%, FII chuyển ra ròng khoảng 560 triệu USD. Năm 2010, dự trữ ngoại hối sụt giảm chỉ còn hơn 7 tuần nhập khẩu, giảm 12% so với năm 2009, một trong những yếu tố chính làm sụt giảm dự trữ ngoại hối là do thâm hụt cán cân thanh toán, nhập khẩu tăng cao, như vậy cần phải dự trữ 20 tỷ USD mới đảm bảo nhập khẩu. Mức dự trữ như hiện nay là quá thấp so với các nước trong khu vực như Philippine 62.4 tỷ USD, Malaysia 106.5 tỷ USD năm 2010 (theo báo cáo của ADB). Năm 2011, dự trữ ngoại hối tiếp tục xuống thấp ở mức 9 tỷ USD, đến năm 2012 dự trữ ngoại hối tăng mạnh trở lại, đảm bảo an tồn cho số tuần nhập khẩu và qua đó cho thấy tín hiệu khả quan của nền kinh tế.
Như vậy, tình hình dự trữ ngoại tệ của Việt Nam thấp chủ yếu là do: (1) Cán cân thương mại thường xuyên thâm hụt, thặng dư của cán cân vốn lại giảm dần từ năm 2008 đến nay đến nay, (2) Lượng ngoại tệ vào có tăng nhưng không được tập trung vào hệ thống ngân hàng và nguồn thu ngoại tệ còn nằm tản mạn trong dân cư, trong các công ty. (3) Việc phối hợp chưa được chặc chẽ giữa Bộ Tài chính và NHNN về quản lý nguồn thu ngoại tệ do xuất khẩu dầu thô làm hạn chế khai thác hiệu quả nguồn thu ngoại tệ còn khan hiếm của đất nước.(4) Định hướng chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối chủ yếu mới chỉ đặt ra mặt cơ cấu đảm bảo an tồn tài sản, hình thức đầu tư cịn đơn giản chủ yếu dưới hình thức tiền gửi tại các ngân hàng, các cơng cụ tài chính như trái phiếu chính phủ, chưa áp dụng các hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận cao như đầu tư vào cổ phiếu hay uỷ thác đầu tư vào các quỹ.