Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 200 5 2012
2.2 Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam
2.2.1 Những văn bản pháp lý quy định hoạt động kinh doanh ngoại hối
Hiện nay, văn bản có vị trí pháp lý cao nhất về quản lý hoạt động ngoại hối là Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 được ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Pháp lệnh ngoại hối ra đời đã thống nhất những nguyên tắc quản lý ngoại hối vào một đầu mối văn bản pháp lý chuyên ngành, là cơ sở chi phối toàn bộ các vấn đề liên quan đến ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại hối, pháp lệnh khẳng định chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam là nhằm tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện mục tiêu của
chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam; thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam; thực hiện các cam kết của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Để hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ngoại hối Chính phủ ban hành Nghị định số 160/2006/NĐ-CP vào ngày 28 tháng 12 năm 2006.
Riêng đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối, ngày 11/04/2008, NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư số 03/2008/TT-NHNN (TT 03) hướng dẫn chi tiết về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng đã được quy định trong Nghị định 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/12/2006. Đề cập đến các điều kiện cũng như thủ tục xin cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các Ngân hàng.
Theo quy định tại Thông tư 03, các Ngân hàng có thể được cung ứng các dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước nếu đáp ứng đủ các điều kiện về: phương án hoạt động cung ứng dịch vụ đã được Hội đồng Quản trị thông qua; có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu thực hiện dịch vụ; có nhân sự am hiểu về hoạt động ngoại hối, được đào tạo về nghiệp vụ ngoại hối và quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối.
Ngoài ra, để được cung ứng hoạt động dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế thì Ngân hàng cần phải đáp ứng được các yêu cầu bổ sung, như: có hệ thống kiểm tra, kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ; tuân thủ các quy định của NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động và trong việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng, khơng vi phạm các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối trong thời gian một năm và phải kinh doanh có lãi trong năm liền kề năm đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế.
Việc đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế không được thực hiện trước việc đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị
trường trong nước. Đối với các tổ chức tín dụng là ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại giấy phép thành lập và hoạt động. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
Các tổ chức tín dụng sau khi được cấp giấy phép hoạt động phải duy trì các điều kiện để cung ứng dịch vụ ngoại hối. Trong trường hợp, sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động mà không tiếp tục duy trì được các điều kiện đã quy định thì tổ chức tín dụng phải tạm ngừng nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngoại hối được phép và báo cáo cho NHNN trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày khơng cịn đủ điều kiện. Cụ thể, NHNN sẽ đình chỉ, thu hồi hoặc hủy bỏ một số nội dung trong giấy phép hoạt động trong các trường hợp: bị NHNN đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt; có chứng cứ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động có những thơng tin sai lệch; giấy phép thành lập và hoạt động bị thu hồi hoặc hết hiệu lực; chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản; tự động chấm dứt hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối...
Như vậy theo pháp lệnh để được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối các NHTM phải đáp ứng những yêu cầu về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, về trình độ quản lý và kinh doanh phải có lãi, nhằm đảm bảo an tồn cho hệ thống tài chính. Đồng thời để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng. NHNN qui định hạn mức trạng thái ngoại hối, hạn mức này được thực hiện dựa vào quyết định đã ban hành từ năm 2002, đó là QĐ số 1082/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002
quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam, trừ các ngân hàng liên doanh và Chi nhánh ngân hàng nước ngồi,
theo đó các NHTM được phép duy trì trạng thái ngoại tệ dư thừa hay dư thiếu là 30% so với vốn tự có.
Để hướng dẫn thực hiện các giao dịch phái sinh, NHNN cũng đã ban hành quyết định và văn bản hướng dẫn, hiện tại, đối với giao dịch ngoại hối kỳ hạn, hoán đổi thực hiện theo quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 05 năm 2004. Theo quyết
định này, các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng thoả thuận mức tỷ giá kỳ hạn giữa đồng Việt Nam và Đôla Mỹ nhưng tỷ giá kỳ hạn này không được vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở: (i) tỷ giá giao ngay của ngày ký hợp đồng kỳ
hạn, hoán đổi; (ii) chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam (tính theo năm) do NHNN Việt Nam công bố và lãi suất mục tiêu của Đôla Mỹ do Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ công bố (Fed Funds Target rate; và (iii) kỳ hạn của hợp đồng. Kỳ hạn của hợp đồng cũng được mở rộng từ 3 ngày đến 365 ngày.
Đồng thời quy định các TCTD khơng được thu phí giao dịch đối với các giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi.
Sau đó ngày 10/11/2004 NHNN ra quyết định số 1452/2004QĐ-NHNN đã mở rộng phạm vi đối tượng được phép tham gia giao dịch kỳ hạn ngoài các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và cá nhân có nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cũng được quyền tham gia mua bán ngoại tệ kỳ hạn, đây là quyết định tạo điều kiện cho giao dịch kỳ hạn được sử dụng rộng rãi, phù hợp với những biến động ngày càng tăng của tỷ giá trong giai đoạn hội nhập.
Trên cơ sở sau khi cho phép thực hiện thí điểm, NHNN đã chính thức cho phép các NHTM được thực hiện giao dịch quyền chọn thông qua Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2004 về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Quyết định này đã giới thiệu cho thị trường làm quen với giao dich quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, và là bước đệm tiền đề giúp cho NHNN đưa ra thực hiện cơng cụ phịng ngừa rủi ro khác là quyền chọn tiền đồng.
Những điểm đáng lưu ý của quyết định 1452/2004 là:
Thứ nhất, đồng tiền giao dịch: giao dịch quyền chọn chỉ thực hiện ngoại tệ với
ngoại tệ.
Thứ hai, đối tượng tham gia giao dịch: bao gồm các TCTD được phép, các tổ chức
kinh tế, tổ chức khác, cá nhân và NHNN. Trong đó, các TCTD được phép khơng được
chức tín dụng được phép là người ln đứng ở vị thế người bán quyền chọn với các tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân.
Thứ ba, giới hạn cung ứng hợp đồng quyền chọn của các tổ chức tín dụng được
phép: TCTD được phép được duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền lựa chọn khơng có giao dịch đối ứng tối đa là 10% vốn tự có.
Thứ tư, kỳ hạn của các hợp đồng quyền chọn: do các TCTD được phép và khách
hàng tự thỏa thuận.
Kế tiếp, trước nhu cầu về bảo hiểm rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngày 18/4/2005, NHNN đã có cơng văn số 326/NHNN-QLNH cho phép ACB triển khai thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VND. Theo công văn này, NHNN đã đưa ra những quy định cụ thể về các loại ngoại tệ được giao dịch, cơ sở tính phí quyền chọn, thời hạn giao dịch, đối tượng giao dịch… Ngày 29/8/2006, NHNN cũng đã ban hành cơng văn số 7404/NHNN-KTTC. Nội dung chính của cơng văn này gồm có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết về nguyên tắc và nội dung kế toán đối với các
nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ,
để giải quyết vấn đề hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các NHTM. Tuy nhiên, qua 3 năm thực hiện quyền chọn ngoại tệ –VND, NHNN đánh giá việc sử dụng giao dịch này của các TCTD và doanh nghiệp chỉ nhằm mục đích lách trần tỷ giá nhiều hơn là bảo hiểm rủi ro tỷ giá và gặp khó khăn trong việc kiểm tra thực hiện giao dịch này, vì thế vào ngày 18/3/2009 NHNN ban hành văn bản số 1820/NHNN- QLNH chấm dứt thực hiện quyền lựa chọn tiền tệ ngoại tệ và VND, các TCTD chỉ được cung cấp quyền lựa chọn giữa hai ngoại tệ với nhau.
Như vậy, những văn bản pháp lý về giao dịch phái sinh đã được ban hành nhưng còn giới hạn cách sử dụng và chưa cho phép thực hiện giao dịch tiền tệ tương lai
2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trên TTNH Việt Nam
Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối các ngân hàng vừa là nhà tạo thị trường, nhà môi giới, nhà chấp nhận giá, nhà đầu cơ, có nghĩa là ngân hàng có thể tham gia kinh doanh trên TTNH với đầy đủ mục đích hay đầy đủ chức năng của các thành viên tham gia. Nhưng kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng Việt Nam hiện nay đa số chỉ đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ cho khách hàng nghĩa là chỉ có chức năng là nhà tạo giá thứ cấp, nhà chấp nhận giá, chứ ít có ngân hàng tham gia thực sự trên TTNH với vai trò nhà tạo gíá sơ cấp.
Các NHTM lớn ở Việt Nam có hoạt động kinh doanh ngoại hối đã phát triển nghiệp vụ này qua các năm, xem đây là lĩnh vực mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Bởi vì, thơng qua các giao dịch ngoại hối với khách hàng, ngân hàng đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho các nhà xuất nhập khẩu góp phần phát triển giao dịch thanh tóan và tài trợ ngoại thương.
Điểm qua về tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của một số NHTM lớn điển hình có thể thấy rõ điều này.
Bảng 2.1: Tỷ lệ Lợi nhuận họat động kinh doanh ngoại hối so với tổng lợi nhuận trước thuế
Đơn vị tính:% Năm Ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 VCB 11,11 31,61 18,35 10,28 12,45 11,49 ACB 7,29 26,51 14,88 6,16 7,36 8,75 Sacombank 6,37 45,95 14,44 -7,00 -8,5 -6,5 Eximbank 22,14 65,42 8,83 0,66 2,85 7,48 BIDV 6,89 33,64 5,79 3,2 6,42 9,76
Qua số liệu trên có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh ngoại hối đã mang đến cho các ngân hàng một khoản lợi nhuận không nhỏ như Eximbank có lợi nhuận từ họat động kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ lệ đến 65,42% năm 2008 so với tổng lợi nhuận trước thuế, hay Sacombank có tỷ lệ gần 50% năm 2008 so với lợi nhuận trước thuế. Tại những ngân hàng này cho ta thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối không phải là một mảng kinh doanh hổ trợ cho các hoạt động khác mà cịn đóng vai trị quan trọng trong nguồn thu lợi nhuận của ngân hàng.
Tuy nhiên qua những số liệu trên có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trong 2 năm 2009, 2010 đã sụt giảm nhiều, do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 và biến động của thị trường tài chính trong nước và trên thế giới. Điều này cho chúng ta thấy rõ sự tác động mạnh mẽ những yếu tố ngoại sinh đến hoạt động kinh doanh ngoại hối nhất là trong một nền kinh tế mở, đồng thời sự biến động của thị trường tiền tệ, tài chính sẽ tác động đến TTNH.
Để phát triển hoạt động kinh doanh các ngân hàng như ACB, Sacombank,VCB, Eximbank, Việt Á Bank đã đầu tư hệ thống Reuters 3000 và cập nhật hệ thống thanh toán Corebanking với phiên bản T24, là phiên bản mới nhất hiện nay. Những ngân hàng lớn đều quan tâm đến tổ chức bộ phận kinh doanh ngoại hối và tìm kiếm các chun viên có nhiều kinh nghiệm về hoạt động này, nhằm mục đích thành lập đội ngũ nhân viên kinh doanh ngoại hối chun nghiệp có trình độ cao.
2.2.2.1Quá trình hình thành và hoạt động TTNT liên ngân hàng
Có thể nói TTNH của Việt Nam gồm 3 thị trường cùng tồn tại:
Thị trường chính thức gồm: Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường bán lẻ và thị trường khơng chính thức hay cịn gọi là thị trường tự do, thị trường chợ đen.
Thời kỳ trước năm 1991 nhà nước độc quyền về ngoại thương và ngoại hối, áp dụng chế độ tỷ giá cố định do nhà nước áp đặt, không dựa vào yếu tố thị trường và những yếu tố cho sự hình thành TTNH là khơng có. Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 ra đời tách hệ thống ngân hàng thành hai cấp: NHNN và ngân hàng chuyên
doanh, trong đó chỉ có ngân hàng Ngoại thương được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối, thanh tốn quốc tế và mở tài khoản ở nước ngồi.
Sau đó Nghị định 161/HĐBT ngày 18/10/1988 được ban hành thay thế Nghị định 102(ngày 6/7/1963) của Hội đồng Chính phủ. Theo nghị định 161/HĐBT và Thông tư hướng dẫn số 33-NH-TT đã chính thức xóa bỏ thế độc quyền trong kinh doanh ngoại hối của Nhà nước được thể hiện qua nội dung qui định:”Nhà nước XHCN Việt Nam thông qua NHNN Việt Nam thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối. Mọi việc kinh doanh ngoại hối đều được thực hiện theo qui định của NHNN Việt Nam. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được phép kinh doanh ngoại hối. Ngoài ra, các ngân hàng chuyên doanh khác, các ngân hàng liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế trong nước muốn kinh doanh ngoại hối hoặc dịch vụ thu ngoại tệ đều phải được NHNN TW Việt nam cho phép.” Như vậy các ngân hàng thương mại muốn kinh doanh ngoại hối có thể làm thủ tục để NHNN cấp giấy phép.
Trong thực tế lúc bấy giờ trước sự phát triển cuả hoạt động thanh toán quốc tế và kiều hối, nhiêù NHTM đã làm đơn xin phép hoạt động kinh doanh ngoại hối, và NHNN đã cấp phép cho một loạt các NHTM có đủ điều kiện. Thời gian này với chủ trương thu hút vốn nước ngoài, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, luồng vốn ngoại tệ đổ vào Việt Nam càng tăng nhưng do chúng ta vẫn duy trì tỷ giá chính thức do NHNN cơng bố và cách xa tỷ giá thực, vì thế các NHTM gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh mua ngoại tệ với TTKCT.
Những năm đầu thập niên 90 với những biến động lớn về chính trị sự tan rã của Liên xô và hàng loạt các nước Đông Âu trong phe XHCN dẫn tới thị trường thanh toán đa biên giữa Việt Nam và các nước XHCN bị tan rã, tất cả các nước XHCN đều đồng