III. Một số thể loại ca khúc
Bài hai: Phương pháp cơ bản xây dựng tác phẩm âm nhạc Các thủ pháp Phát triển chủ đề âm nhạc
pháp Phát triển chủ đề âm nhạc
I. Phương pháp cơ bản xây dựng tác phẩm âm nhạc:
Một tác phẩm âm nhạc không chỉ là những nhân tố riêng lẻ mà nó là một thể thống hữu cơ. Muốn vậy phải có phương pháp xây dựng từ những nhân tố riêng lẻ trở thành một tác phẩm hồn chỉnh. Âm nhạc là một mơn nghệ thuật âm thanh qua thời gian (thời gian ngân vang của của các âm thanh). Nó tác động tới các đối tượng qua thính giác, nó khơng thể nhìn được, sờ được mà chỉ cảm được qua tai nghe. Vì vậy muốn người nghe cảm thụ được ngay nội dung âm nhạc thì điều kiện đầu tiên tác phẩm phải đạt được là: khúc triết, mạch lạc, rõ ràng trong kết cấu, cô đọng, thống
nhất trong nội dung.
Thông thường một tác phẩm âm nhạc được xây dựng từ một hoặc nhiều ý nhạc. Từ một hoặc nhiều ý nhạc ban đầu, tác giả phát triển nó lên thành những kết cấu âm nhạc. Gắn những kết cấu âm nhạc đó lại với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nội dung tác phẩm, đó là phương pháp xây dựng tác phẩm âm nhạc. Sau đây là những phương pháp cơ bản:
1. Âm hình: Là một ý nhạc, dựa trên ý nhạc ấy, người ta phát triển nó ra thành tác phẩm âm nhạc.
- Âm hình được cấu tạo bằng hai yếu tố chính là: hình tiết tấu + thứ tự các qng cao độ. Nó được diễn đạt chính bằng giai điệu và người nghe cũng dễ nhận thấy qua giai điệu. Âm hình có thể gồm một hoặc nhiều mơ típ nhạc hợp thành. Mơ típ có thể bắt đầu bằng phách mạnh, có thể bắt đầu bằng phách nhẹ.
Ví dụ:
- Âm hình là sự cơ đọng của hình tượng âm nhạc, vì vậy tuy nó chỉ có độ dài vài nhịp (âm hình gồm nhiều mơ típ), thậm chí có âm hình rất ngắn chỉ có 1 nhịp hoặc nửa nhịp, nhưng nó bước đầu cũng nói lên được nội dung chính của âm nhạc. Có thể chỉ qua âm hình ta đã biết được:
+ Về tình cảm: Trang nghiêm, hành khúc, vui, buồn…
+ Về đặc tính dân tộc: Âm nhạc của Việt Nam, Nga, Trung Quốc… hay của vùng quan họ Bắc Ninh, Trung bộ, Nam bộ…
+ Về phong cách âm nhạc: Cổ điển nghiêm túc, hay nhạc nhẹ… + Về thể loại âm nhạc: Phức điệu hay chủ điệu…
2. Âm hình chủ đạo: Trong các tác phẩm âm nhạc cũng có khi chỉ do một âm hình phát triển ra tồn bộ tác phẩm. Nhưng cũng có khi, trong một tác phẩm (thậm chí trong một đoạn) lại do nhiều âm hình kết hợp lại, có những âm hình chính, có những âm hình phụ. Âm hình chính cịn gọi là âm hình chủ đạo, nó là động lực để thúc đẩy các âm hình khác phát triển. Nó được nhắc lại, phát triển xuyên suốt tác phẩm và móc nối các kết cấu lại thành một chỉnh thể thống nhất.
- Âm hình chủ đạo có khi xuất hiện ngay từ đầu:
Ví dụ:
- Âm hình chủ đạo có khi xuất hiện muộn: Ví dụ: