III. Một số thể loại ca khúc
5. Những đơn vị của kết cấu âm nhạc:
5.1. Tiết nhạc: Là đơn vị nhỏ nhất của âm nhạc, là một phần của câu nhạc, gồm hai
hoặc ba âm hình kết hợp với nhau (2 hoặc 3 mơtíp); Có trường hợp tiết nhạc khơng phân mơtíp (một âm hình). Tiết nhạc phải đủ cả phách mạnh, phách yếu.
Ví dụ tiết nhạc một âm hình:
Trần Tiến
Ví dụ tiết nhạc gồm 2 âm hình:
- Tiết gọn: Là tiết nhạc được nằm gọn trong các vạch nhịp
- Tiết lệch: Là tiết nhạc không nằm gọn trong các vạch nhịp, mà đầu và cuối tiết nhạc nằm chung trong một ô nhịp với cuối tiết trước và đầu tiết sau.
- Tiết mạnh: Là tiết nhạc có âm cuối cùng là trọng âm (âm rơi vào phách mạnh) - Tiết yếu: Là tiết nhạc có âm cuối cùng khơng phải là trọng âm (âm cuối cùng rơi
vào phách nhẹ).
- Tiết chẵn: là tiết nhạc có số trọng âm chẵn (2 hoặc 4 nhịp). - Tiết lẻ: Là tiết nhạc có số trọng âm lẻ (3 hoặc 5 nhịp)
- Tiết nhạc mở rộng: Là tiết nhạc được phát triển dài hơn so với tiết trước nó và sau nó.
- Tiết nhạc độc lập: Thơng thường, tiết nhạc chỉ là một phần của câu nhạc (mỗi câu nhạc thường từ hai đến 3 tiết nhạc), nhưng cũng có có lúc câu nhạc chỉ có một tiết nhạc, lúc đó tiết nhạc là tiết độc lập. Tiết nhạc độc lập phải có các điều kiện sau: + Âm cuối tiết phải tn theo quy luật hồ thanh, khơng cịn tự do như tiết thông thường, nghĩa là phải tiến hành kết.
+ Một tiết phải có 4 trọng âm (4 nhịp, thường là nhịp 4 nhịp 2/4).
5.2. Câu nhạc:
Là một đơn vị của kết cấu âm nhạc, là một phần của đoạn nhạc, bao gồm một hoặc nhiều tiết nhạc hợp thành; câu nhạc phải có 4 trọng âm (2 tiết, mỗi tiết 2 trọng âm) trở lên, được tiến hành kết nửa hoặc kết trọn. Thông thường và phổ biến nhất là câu nhạc gồm hai tiết nhạc. Ít phổ biến là câu nhạc gồm 4 tiết nhạc.
- Ít phổ biến hơn nữa là câu nhạc gồm một tiết nhạc. Hãn hữu nữa mới có câu nhạc gồm 3 tiết hoặc 5,6 tiết
Ví dụ:
- Người ta dùng ký hiệu chữ V đặt trên khuông nhạc để đánh dấu câu nhạc.
- Câu nhạc mở rộng: Là câu nhạc đã được phát triển dài hơn so với câu trước nó, thơng thường là câu thứ hai hoặc câu kết thúc đoạn nhạc.
Ví dụ:
- Câu nhạc độc lập: Thông thường, câu nhạc chỉ là một bộ phận của đoạn nhạc (một đoạn có nhiều câu), nhưng cũng có khi một đoạn nhạc chỉ có một câu hoặc trong đoạn nhạc khơng phân chia được câu, lúc đó ta gọi là câu nhạc độc lập. Câu nhạc độc lập cần có các điều kiện sau:
+ Là kết cấu ở giữa tác phẩm, là đoạn nhạc phát triển làm trung gian giữa hai đoạn nhạc trước và sau nó.
+ Là nhân tố tạo tính tương phản giữa hai kết cấu trước và sau nó. + Phải có độ dài ít nhất bằng một câu nhạc trước nó.
+ Phải tn theo quy luật hồ thanh của một đoạn nhạc. Ví dụ:
Trịnh Cơng Sơn
5.3. Đoạn nhạc:
Đoạn nhạc là đơn vị cơ sở của kết cấu âm nhạc. Đoạn nhạc bao gồm một hoặc vài ý nhạc đã được phát triển một cách trọn vẹn.
- Đoạn nhạc có thể là một hình thức âm nhạc độc lập; đoạn nhạc có thể là một bộ phận của một hình thức âm nhạc lớn hơn.
- Các dạng đoạn nhạc:
+ Đoạn nhạc hai câu với cấu trúc nhắc lại. Nhắc lại có thể hồn tồn hoặc nhắc lại có thay đổi.
+ Đoạn nhạc với lối cấu trúc khơng nhắc lại + Đoạn nhạc gồm ba câu nhạc