a. Chống ăn mòn bằng phương pháp sơn phủ:
Việc sơn phủ cần được tiến hành cho toàn công trình do điều kiện làm việc luôn trong tình trạng độ ẩm lớn. Mặt khác nếu hiện tượng ăn mòn xảy ra tại một vị trí sẽ dẫn đến nguy cơ ăn mòn điện hóa trên cùng một phần tử là rất cao. Việc sơn phủ được thiết kế theo tiêu chuẩn ISO 9510 – 1 – 1993. Quá trình thực hiện gồm các bước cơ bản:
+ Làm sạch bề mặt các phần tử bị gỉ, các vị trí vướng dầu mỡ, các mối hàn và các sinh vật bám theo tiêu chuẩn ISO 9510-1-1993.
+ Phun cát và khí nén được sấy khô để tạo độ bám cho sơn tốt hơn.
+ Chuẩn vị thiết bị sơn, máy sơn, pha chế sơn.
+ Tiến hành sơn theo tiêu chuẩn với sơn, phân chia các vùng phun theo các lớp theo tiêu chuẩn số lớp và độ dày của các lớp.
Các thiết bị sơn và các loại sơn cần có chứng chỉ chất lượng hoặc có văn bản chứng nhận chất lượng. Các quá trình sơn phủ cần được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng cũng như quy trình.
b. Chống ăn mòn bằng phương pháp điện hóa:
Phần công trình ngập trong nước cần được bảo vệ bằng hệ thống Protector (anod) kết hợp với sơn phủ nhằm tránh sự ăn mòn của môi trường nước biển. Môi trường nước biển chứa nhiều ion điện ly, thường xuyên gây ra các dòng điện, quá trình dùng hệ thống anod nhằm triệt tiêu dòng điện gây ra các phản ứng điện hóa, phá hoại kim loại sắt khi các phần tử kết cấu nằm trong môi trường điện ly.
52 Hệ thống anod được thiết kế dựa theo tiêu chuẩ DvN và các quy phạm thiết kế của Nga. Việc tính toán khả năng ăn mòn phụ thuộc vào các điều kiện thực tế tại từng vùng biển như độ mặn, nhiệt độ,…. Vì vậy việc tính toán cần có chuyên gia và các số liệu khảo sát từ trước.