Hình 3.9. Sắc ký đồ mẫu đánh giá độ hịa tan tại thời điểm 5 phút của các phân đoạn kích thước trong pH 6,8
Chú thích: (1) < 45 µm (2) 45 – 75 µm (3) 75 – 180 µm (4) > 180 µm (a) Bacopaside I (b) Bacoside A3 (c) Bacopaside II (d) Bacopaside X
(e) bacopasaponin C
Nhận xét: đánh giá giải phóng bacoside từ vi hạt ở các phân đoạn kích thước khác
nhau trong môi trường pH 6,8 nhận thấy KTTP của HPTR càng nhỏ, tốc độ giải phóng bacoside càng tăng, khả năng che vị càng giảm. Cụ thể: ở phân đoạn KTTP bé nhất trong khảo sát (< 0,45 µm), tại thời điểm 0,5 phút độ hịa tan của bacoside đã đạt 0,91 %, tại thời điểm 5 phút đạt 1,95 %, cảm quan cho thấy vị đắng. Ở phân đoạn kích thước lớn hơn 45 – 75 µm, tốc độ giải phóng đã chậm hơn đáng kể. Trong 0,5 đến 3 phút đầu, không phát hiện bacoside hòa tan. Tại thời điểm 5 phút, độ hòa tan mới chỉ đạt 0,68 %. Ở hai phân đoạn kích thước lớn nhất trong khảo sát, trong 30 phút đánh giá, khơng phát hiện bacoside được giải phóng. Điều này có thể giải thích do KTTP có sự ảnh hưởng lớn đến ĐHT. Kích thước càng nhỏ thì diện tích bề mặt càng lớn làm tăng khả năng tiếp xúc của dược chất với mơi trường thử hịa tan dẫn đến tăng ĐHT, và ngược lại. ĐHT tăng khiến vị đắng của cao RĐB được cảm nhận càng rõ, ảnh hưởng đến khả năng che vị của hệ.
Trong các phân đoạn khảo sát, phân đoạn 45 – 75 µm đạt được mục tiêu che vị và có kích thước phù hợp để bào chế cốm pha hỗn dịch nên được lựa chọn nghiên cứu ở giai đoạn sau.
3.2.2. Phân tích tương tác của cao rau đắng biển và eudragit E100 trong vi hạt
• Phổ hồng ngoại biến đổi FT-IR
Mẫu đánh giá gồm: dược chất: cao RĐB nguyên liệu, tá dược: eudragit E100 và HPTR (Hình 3.10).
36