Trung tâm KHSX lâm nghiệp Bắc Trung Bộ: Chiếm gần 200ha đất trồng rừng của dân

Một phần của tài liệu 12-2013 (Trang 29 - 31)

Gần 200ha đất trồng rừng của 10 hộ dân đang bị Trung tâm KHSXLN Bắc Trung Bộ chiếm đoạt

Bằng cách trưng ra bản hợp đồng liên doanh trồng rừng nguyên liệu giấy, ông Lê Xuân Tiến - Giám đốc Trung tâm Khoa học sản xuất lâm nghiệp (KHSXLN) vùng Bắc Trung Bộ - đã ký thỏa thuận với những tập thể khơng có chức năng giao đất rừng để chiếm dụng gần 200ha đất trồng rừng của người dân ở huyện miền núi Đak Rông - Quảng Trị.

Chiếm đoạt đất cho mượn

Tuy nhiên, người được ủy quyền sử dụng gần 200ha đất này lại gửi đơn kêu cứu đến Báo Lao Động rằng: Chưa từng ký bản hợp đồng liên doanh trồng rừng nguyên liệu giấy với bất kỳ đơn vị nào. Và chính ơng GĐ Lê Xn Tiến đã làm “giả” bản hợp đồng rồi chỉ đạo người của trung tâm chiếm dụng gần 200ha đất nói trên để triển khai trồng rừng sản xuất trong những ngày qua. Năm 2004, bà Lê Thị Trâm (trú tại TT.Khe Sanh, huyện Hướng Hóa) được 10 hộ dân ủy quyền giao 176,2ha đất ở xã Hướng Hiệp, (huyện Đak Rông) để trồng rừng. Do quen biết, bà Trâm cùng chồng là ông Hồng Minh Nghi nhờ ơng Lê Xn Tiến – GĐ Trung tâm KHSXLN - trồng rừng với giá 8 triệu đồng/ha và đã thanh tốn đủ. Đến năm 2005, vì một số lý do nên ông Nghi và bà Trâm quyết định cho ông Tiến tiếp tục trồng rừng và khai thác trên diện tích đất này đến năm 2013.

Sau 7 năm, ông Nghi liên hệ với ông Tiến để lấy lại diện tích đất đã “cho mượn”. Ơng Nghi cho biết: “Ơng Tiến trả lời rằng sẽ trả lại đất và có hỗ trợ nên chúng tơi n tâm”. Vì thế, sau khi ông Tiến khai thác được một phần diện tích rừng trồng thì ơng Nghi, bà Trâm cùng 10 hộ dân tiến hành lấy lại đất để sản xuất. Trong lúc người dân đang thu dọn để trồng trọt thì bất ngờ ơng Tiến lại cho người đưa máy móc vào san ủi, với ý định tiếp tục trồng rừng đến năm 2019. Những hộ dân là chủ của gần 200ha đất trên nói rằng, vì lý do khơng đủ tài chính nên họ mới đồng ý cho ông Tiến trồng và khai thác rừng đến năm 2013, thế nhưng đến thời hạn mà ông Tiến lại trây ỳ, khơng trả lại đất mà cịn có những hành vi sai trái.

Mua chữ ký của thôn với giá 4 triệu đồng/ha?

Ông Lê Xuân Tiến cho biết, do đã hợp đồng trồng rừng có thời hạn đến năm 2019 nên trung tâm khơng trả lại đất. “Theo thống nhất thì bà Trâm giao cho bên tôi trồng 2

chu kỳ, đến 2019 thì kết thúc. Sau khi thu hoạch xong chu kỳ đầu thì ơng Nghi có đến địi lại đất để bán, nhưng tơi nói khơng được” - ơng Tiến nói. Trong khi đó, bà Trâm khẳng định với PV Lao Động rằng, bà không hề ký vào bất cứ một hợp đồng nào với Trung tâm KHSXLN cả. Ơng Nguyễn Xn Hồng - PGĐ Trung tâm KHSXLN - cho biết: “Đó là chữ ký của bà Trâm”. Nhưng rồi, ơng Hồng lại phân vân “Có thể khơng phải là chữ ký của bà Trâm, nhưng chúng tơi u cầu là có chữ ký của chính người ủy quyền thì anh Nghi đảm bảo rằng đây chính là chữ ký của bà Trâm. Nếu khơng phải là chữ ký của bà Trâm thì anh Nghi phải chịu trách nhiệm” - ơng Hồng nói.

Điều tra của PV Lao Động cho thấy, ngày 23.10.2013 ông Tiến đã đưa ra bản hợp đồng liên doanh trồng rừng đã nói ở trên để ký kết biên bản thỏa thuận “Trồng rừng liên doanh và hỗ trợ kinh phí” với hai thơn Khe Van, Hà Bạc (xã Hướng Hiệp, H.Đak Rơng) có sự xác nhận của xã - về việc “hỗ trợ kinh phí” 4 triệu đồng/ha đất trồng rừng, trong đó có điều khoản đến cuối năm 2020 mới trả lại đất và thôn phải tạo điều kiện thuận lợi cho trung tâm này trồng rừng. Vì biên bản này, việc sản xuất của 10 hộ dân là chủ sở hữu của gần 200ha đất nói trên đã bị ngăn cản, phản đối của thôn sở tại.

Ông Tiến phân bua rằng, việc này là do “xã đặt vấn đề xin hỗ trợ cho thơn vì khó khăn, nên chúng tơi thống nhất giúp đỡ chứ khơng liên quan gì đến đất đai”. Anh Lang Thanh Tuấn - Trưởng thơn Hà Bạc - thì nói rằng: “4 triệu đồng/ha là trung tâm đề nghị chi trả để thơn bảo vệ rừng trồng”. Cịn ông Hồ Văn Hiếu - nguyên Chủ tịch xã Hướng Hiệp, người đã ký vào biên bản thỏa thuận - thì nói: “Lúc đó tơi nghĩ Trung tâm KHSXLN đã ký hợp đồng với người được ủy quyền của 10 hộ dân, nên khi họ hỗ trợ thêm tiền cho 2 thơn này thì rất mừng. Sơ suất của chúng tôi là không xem kỹ hợp đồng” (?).

Cho dù bản hợp đồng đang bị nghi ngờ giả dối nói trên là thật đi nữa thì tồn bộ diện tích đất trên, UBND huyện Đak Rơng đã cấp cho 10 hộ dân, thì cớ làm sao thơn và xã lại có quyền ký kết bản thỏa thuận “bán đất rừng” cho Trung tâm KHSXLN Bắc Trung Bộ với giá 4 triệu đồng/ha như vậy được?

Hưng Thơ Lao động / số 291 / trang 7 / ngày 16.12.2013

Một phần của tài liệu 12-2013 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w