Nông dân Bắc Trung Bộ bị trắng tay sau bão: Vốn ưu đãi chưa được “chạm tay”

Một phần của tài liệu 12-2013 (Trang 33 - 35)

Vốn ưu đãi chưa được “chạm tay”

(

Đã hơn 2 tháng sau bão số 10-11 nhưng người dân Quảng Bình vẫn chưa dọn dẹp xong số cây caosu bị gãy đổ. Ảnh: Linh Đan

Đã gần 100 ngày sau các trận bão số 10 - 11, người nơng dân bị trắng tay vì “vàng trắng” ở các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn đang phải bươn bả vay “nóng” vay “nguội” để tiếp tục “sống chết” cùng cây caosu. “Chúng tơi q mong muốn được hưởng gói hỗ trợ ưu đãi từ phía ngân hàng để làm lại cuộc đời; nhưng không biết khi nào mới “chạm tay” được” - ông Quang, một người trồng caosu ở Vĩnh Linh (Quảng Trị) - nói.

Khơng khoanh nợ được đồng nào

Ngày 22.12, Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh Quảng Bình cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 10 và số 11, tồn tỉnh này có trên 15.000 khách hàng vay vốn bị thiệt hại, dư nợ bị thiệt hại trên 1.040 tỉ đồng. Trong đó, bị thiệt hại nặng nề nhất là trồng rừng, caosu...

Đến thời điểm này, chưa một hộ nào, DN nào trồng caosu bị thiệt hại được khoanh nợ. Cũng như vậy, người trồng caosu ở Quảng Trị cũng chưa có ai được khoanh nợ. Cịn tại Thừa Thiên-Huế, chỉ mới tính riêng huyện miền núi Nam Đơng đã có đến 564ha caosu của 614 hộ dân bị thiệt hại từ 30% trở lên sau bão số 11.

Trong đó, có 79,6ha của 86 hộ dân bị thiệt hại từ 80-100%. Ơng Trần Đình Việt Hùng - Phó phịng NNPTNT huyện - cho biết: “Theo chỉ đạo của UBND huyện, phòng đã tiến hành kiểm kê thiệt hại, làm hồ sơ gửi cơ quan chức năng để được hỗ trợ khắc

phục thiệt hại theo Nghị định 41 của Chính phủ. Tuy nhiên, sau 2 tháng vẫn chưa nhận được phản hồi từ cơ quan nào hết”.

Khoản 2, điều 10 tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn quy định trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, khi có thơng báo của cấp có thẩm quyền (UBND tỉnh, Bộ Y tế hoặc Bộ NNPTNT) thì tổ chức tín dụng cho vay được thực hiện khoanh nợ khơng tính lãi cho người vay đối với dư nợ hiện còn tại thời điểm xảy ra thiên tai.

Phóng viên Lao Động đã đặt câu hỏi từ quy định nói trên và nhận được câu trả lời từ một số lãnh đạo ngân hàng (NH), rằng cho đến thời điểm này vẫn chưa có một cấp thẩm quyền nào ra thông báo “thiệt hại trên diện rộng”, nên khơng thể triển khai chính sách khoanh nợ.

Ngân hàng nói một đằng, thực tế một nẻo

Cũng theo UBND huyện Nam Đơng thì đa số người trồng caosu bị thiệt hại do bão tại địa bàn huyện đều có vay vốn, trong đó có vốn của Agribank. Đa số đến nay vẫn cịn nợ và rất cần được các NH khoanh nợ. “Sau bão, chúng tôi đã hướng dẫn các xã làm công văn yêu cầu các NH khoanh nợ cho người dân. Riêng Agribank đến nay vẫn chưa đến lấy số liệu hay phối hợp kiểm kê thiệt hại của người dân” - ông Hùng khẳng định.

Thế nhưng, ơng Nguyễn Văn Bình - GĐ chi nhánh Agribank tỉnh Thừa Thiên- Huế - cho biết, chi nhánh đã cử cán bộ tín dụng, phối hợp với lãnh đạo các huyện, xã, thôn về tất cả các vườn caosu của bà con để tổng hợp thiệt hại. Trả lời PV Lao Động ngày 20.12, ông Lê Trung Nhân – GĐ Agribank huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) - nói: “Đã triển khai gói hỗ trợ lãi suất ưu đãi.

Chúng tôi đã đăng ký 50 tỉ để hỗ trợ lãi suất cho khách hàng tại huyện Vĩnh Linh, hiện người dân đã vay hơn 12 tỉ đồng”. Thế nhưng, rất nhiều nông dân và cán bộ chủ chốt ở Vĩnh Linh lại “chỉ mới nghe nói” về gói ưu đãi này. Ơng Trần Văn Quang (54 tuổi, trú tại xóm 5, thơn Nam Phú, xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh) đèo vợ trên chiếc xe máy cũ đi vay tiền.

Bão vừa rồi đã phá tan cơ ngơi 2ha caosu của gia đình, 1ha bị san phẳng, 1ha hư hại đến 70%. Sau bão, gia đình đã vay mượn khắp nơi và trồng mới lại được 1/2 diện tích hư hại. Ơng Quang nói đang cần vay thêm 50 triệu để trồng hết diện tích caosu bị hư, nhưng chưa biết bấu víu vào đâu. “Nghe trên tivi thơng tin là người bị thiệt hại do bão sẽ được khoanh nợ, tiếp tục vay vốn ưu đãi để sản xuất; nhưng đến bây giờ vẫn chưa thấy gì cả”.

Xã Vĩnh Thủy có hơn 400ha caosu bị ảnh hưởng do bão số 10, người dân toàn xã hiện đang nợ NH 3 tỉ đồng là vốn vay để phát triển cây caosu và có nhu cầu vay thêm. Anh Phan Ngọc Nghĩa – Chủ tịch xã Vĩnh Thủy - khẳng định rằng: “Xã chưa nhận được thông tin người dân sẽ được hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho vay để tiếp tục sản xuất”. Ơng Nguyễn Văn Lý - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh - cũng nói rằng, chưa thấy triển khai gói hỗ trợ lãi suất ưu đãi của Agribank huyện Vĩnh Linh.

Một phần của tài liệu 12-2013 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w