1.1 Cơ sở lí luận
1.1.4. Đặc điểm tâm lý và ngôn ngữ của học sinh lớp 4 với việc học
Qua đó, HS sẽ đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng làm đƣợc một bài văn miêu tả hay, sinh động, sáng tạo, và cảm xúc.
Chƣơng trình tiểu học 2000 (so với các chƣơng trình trƣớc đây) có số tiết dành cho TLV miêu tả nhiều hơn. Bên cạnh đó, chƣơng trình SGK TLV lớp 4 đã tạo ra cơ chế và phƣơng pháp dạy học văn miêu tả sáng tạo và coi việc rèn luyện bộ óc, hình thàn phƣơng pháp tƣ duy, phƣơng pháp tìm tịi, vận dụng kiến thức cho HS là điều cơ bản nhất. Với cơ chế này, nội dung dạy học văn miêu tả đã đề cao tính chân thực khi miêu tả cũng nhƣ diễn tả tình cảm, cảm xúc…
Trên thực tế, việc dạy học văn miêu tả nói chung cịn có nhiều khó khăn nhƣng là GV, hẳn ai cũng hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của nó. Việc dạy văn miêu tả nói chung giúp HS rèn luyện các thao tác tƣ duy: từ quan sát, ghi lại đặc điểm của đối tƣợng đến việc chọn lọc các chi tiết điển hình, đặc sắc để miêu tả, sau đó có thể so sánh các đặc điểm ấy với các đối tƣợng cùng loại,… Bên cạnh đó, nhƣ đã nói, phƣơng tiện của miêu tả nói chung là ngơn ngữ nghệ thuật độc đáo nên HS đƣợc rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, hình ảnh, quay trở lại góp phần phát triển các thao tác tƣ duy. Đặc biệt, trong văn miêu tả, HS cần có cái nhìn vừa bao qt (để tả đƣợc cái chung của sự vật) vừa cụ thể (để tả bộ phận điển hình, nổi bật của sự vật đó để làm điểm nhấn cho bức tranh tổng thể) rèn cho HS khả năng khái quát hóa, cụ thể hóa cao.
1.1.4. Đặc điểm tâm lý và ngơn ngữ của học sinh lớp 4 với việc học văn miêu tả miêu tả
1.1.4.1. Đặc điểm tâm lý
Ở bậc Tiểu học, đặc biệt là bắt đầu từ lớp 4, lần đầu tiên HS đƣợc học văn miêu tả. Do đó việc nắm đƣợc đặc điểm tâm lí của HS sẽ giúp cho GV
hình thành đƣợc phƣơng pháp thích hợp trong việc giảng dạy trong các giờ học TLV miêu tả.
* Tri giác
Đối với HS lớp 4, q trình tri giác đã có những biến đổi quan trọng. Tri giác của HS đi từ tính đại thể, ít đi vào chi tiết chuyển sang tính có mục đích, có chủ định. Giai đoạn lứa tuổi này, HS đã có thể nhìn thấy nhiều chi tiết trong cùng một đối tƣợng và nắm bắt đƣợc những dấu hiệu chủ yếu, quan trọng của đối tƣợng đó. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này các em chỉ thích quan sát những sự vật, hiện tƣợng nào gần gũi, trực tiếp gây xúc cảm, tác động mạnh mẽ đến chúng. Do đó sự quan sát của HS cịn mang nhiều cảm tính, có khi phiến diện và hời hợt.
Văn miêu tả là kết quả dễ thấy nhất, trực tiếp nhất của quan sát. Quan sát càng tinh vi, thấu đáo, bài viết sẽ đặc sắc, hấp dẫn. Quan sát hời hợt, qua loa thì bài văn sẽ khơ khan, nghèo nàn. Quan sát còn là một hoạt động tƣ duy cần thiết giúp trẻ nhận thức đƣợc thế giới xung quanh. Vì vậy kỹ năng quan sát luôn quan trọng trong chƣơng trình dạy học văn miêu tả. Thơng qua các giờ rèn luyện kĩ năng quan sát trong chƣơng trình, sự quan sát của HS ngày càng trở nên tỉ mỉ, sâu sắc với những mục đích rõ ràng hơn. HS đã có khả năng phân biệt, phán đốn và hệ thống hoá các sự vật đƣợc quan sát để diễn đạt chính xác những điều quan sát. Quan sát tốt chẳng những giúp HS tích luỹ vốn sống, mà cịn góp phần bồi dƣỡng tình u thiên nhiên cho các em.
* Tư duy
Tƣ duy của HS lớp 4 đã thốt ra khỏi tính chất trực tiếp của tri giác và bƣớc đầu đã có tính trừu tƣợng, khái qt. Giai đoạn này, HS không cần đến những hành động thực tiễn đối với đối tƣợng nhƣng có thể phân tích đƣợc đối tƣợng, phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác của đối tƣợng dƣới dạng ngơn ngữ và sắp xếp chúng thành một hệ thống nhất định. Ngồi ra, HS có thể vừa tìm thấy sự giống nhau và phân biệt sự khác nhau của những đối
tƣợng tri giác. HS có thể sử dụng những tài liệu trực quan của giờ văn miêu tả làm cơ sở để chứng minh, lập luận vấn đề một cách dễ dàng. Tuy nhiên hạn chế giai đoạn này là HS vẫn khó khăn khi tiến hành các thao tác tổng hợp.
* Tưởng tượng
Ớ HS lớp 4, tƣởng tƣợng của các em càng gần hiện thực hơn. Các em đã có khả năng dùng ngôn ngữ để nhào nặn, gọt rũa những hình tƣợng cũ, sáng tạo ra những hình tƣợng mới. Tuy nhiên các chi tiết, hình ảnh tƣởng tƣợng của trẻ đơi khi cịn nghèo nàn, tản mạn.
Văn miêu tả đƣợc ví nhƣ một bức tranh vẽ các sự vật, hiện tƣợng, con ngƣời bằng ngôn ngữ. Đọc và học văn miêu tả, các em sẽ đến đƣợc thế giới của tuổi thơ, thế giới của sự tƣởng tƣợng và sáng tạo. Các em sẽ đƣợc tự do sáng tạo ra các ý tƣởng, hình ảnh ƣa thích mà khơng bị ngƣời lớn cho là nói dối. Chƣơng trình dạy văn miêu tả sẽ giúp trẻ biến hình ảnh tƣởng tƣợng ban đầu cịn tản mạn bằng những hình ảnh trọn vẹn, chính xác, rõ ràng, mạch lạc hơn. Nhờ đó, HS có thể viết đƣợc những câu văn, đoạn văn, hay bài văn sinh động, đầy cảm xúc và chân thật.
1.1.4.2. Đặc điểm ngôn ngữ
Ngơn ngữ của HS lớp 4 đã có sƣ phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Vốn từ của các em tăng lên nhiều hơn, phong phú hơn do các em đƣợc tích lũy kiến thức ở các môn học trong nhà trƣờng và các hoạt động giao tiếp đƣợc mở rộng. Khả năng hiểu nghĩa của từ cũng phát triển, từ chỗ hiểu một cách cụ thể, cảm tính đến hiểu khái quát, trừu tƣợng nghĩa của từ. Tuy nhiên, hạn chế là HS thƣờng hiểu nghĩa của từ gắn với nội dung cụ thể của bài học. Việc hiểu nghĩa bóng cịn khó khăn với trẻ. Các em thƣờng sử dụng chúng một cách tuỳ tiện khi chƣa hiểu hết nội dung.
Ngoài ra ở lứa tuổi này, các em đã nắm đƣợc một số quy tắc ngữ pháp cơ bản khi nói và viết. Nhƣng do hiểu nghĩa từ ngữ chƣa chính xác, nên khi viết các em cịn phạm một số lỗi nhƣ dùng từ sai, viết câu chƣa đúng, không biết chấm câu… Cho nên, việc học văn miêu tả sẽ giúp HS có cơ hội tích lũy,
mở rộng thêm vốn từ. Thông qua các ngữ liệu trong bài văn miêu tả, thông qua các tiết quan sát, tìm ý, các bài học của tiết tập đọc, luyện từ và câu, HS sẽ biết cách chọn lựa từ ngữ thích hợp, vận dụng đƣợc các quy tắc ngữ pháp về câu, đoạn, các từ trái nghĩa, gần nghĩa, các phép so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, để viết ra những đoạn văn, bài văn miêu tả có sức gợi hình, gợi cảm lớn.
Từ những đặc điểm vừa nêu ở trên, chúng ta thấy rằng hoạt động nhận thức của HS lớp 4 đã có những bƣớc phát triển quan trọng. Chính sự phát triển này là điều kiện thích hợp giúp cho trẻ dễ dàng tiếp xúc với thể loại văn miêu tả và vận dụng chúng trong hoạt động giao tiếp. Do đó, trong dạy học văn miêu tả, GV cần chú ý đến đặc điểm tâm lí về tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣợng, ngơn ngữ để có những biện pháp thích hợp cho q trình dạy và rèn cho học sinh lớp 4 viết đoạn văn miêu tả.