0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XIMĂNG LÕ ĐỨNG CƠ GIỚI HÓA

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐIỀU KHIỂN HỆ TRUYỀN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ KÍCH TỪ NAM CHÂM VĨNH CỬU BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN PHI TUYẾN TỰA THEO THỤ ĐỘNG (PASSIVITY - BASED) (Trang 53 -53 )

i s= s + j.s (1.41a)

2.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XIMĂNG LÕ ĐỨNG CƠ GIỚI HÓA

Ở nƣớc ta, đến hết năm 2003 cả nƣớc có gần 50 cơ sở sản xuất xi măng bằng công nghệ lò đứng cơ giới hoá và các cơ sở này đã tạo ra sản lƣợng khoảng 3,8 triệu tấn xi măng/năm (theo số liệu thống kê của các Chi hội xi măng lò đứng đến tháng 3.2004). Trong đó, phía Bắc có 33 cơ sở với sản lƣợng năm 2003 là 2,687 triệu tấn; phía Nam - 14 cơ sở với sản lƣợng khoảng 1,2 triệu tấn. Nếu tính cả các cơ sở sản xuất xi măng lò đứng cơ giới hoá do các doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ tại các tỉnh phía Bắc thì sản lƣợng xi măng đƣợc sản xuất bằng công nghệ lò đứng trong năm 2003 là gần 4,2 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng sản lƣợng xi măng đƣợc sản xuất trong nƣớc năm 2003.

Công nghiệp xi măng lò đứng trong những năm qua đã đóng góp tích cực vào sự tăng trƣởng kinh tế của các địa phƣơng, đã giải quyết việc làm ổn định cho

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Tự động hóa  54 

trên 25.000 lao động với mức thu nhập trung bình từ 1,8 đến 2,5 triệu đồng/ngƣời/tháng. Cá biệt có cơ sở sản xuất do đã hoàn trả vốn vay đầu tƣ và khai thác sản lƣợng vƣợt công suất thiết kế từ 15 đến 20% nên đã có mức thu nhập trên 3 triệu đồng/ngƣời/tháng. Đến hết năm 2003, hầu hết các cơ sở sản xuất xi măng lò đứng đã hoàn trả xong vốn vay đầu tƣ, nhiều cơ sở đã tích luỹ đƣợc hàng chục tỷ đồng, có điều kiện để tiếp tục đầu tƣ phát triển sản xuất. Tuy nhiên, so với công nghệ xi măng lò quay, công nghệ xi măng lò đứng cơ giới hoá còn tồn tại một số nhƣợc điểm chính là: Do tính đặc thù về công nghệ nên chất lƣợng clinker không ổn định (trung bình đạt 30-45 MPa); hàm lƣợng CaO tự do trong clinker thƣờng xuyên biến động (từ 2 đến 4%); chất lƣợng không đồng đều, độ dao động chất lƣợng lớn; tiêu hao nhiệt năng trong quá trình nung clinker cao hơn lò quay phƣơng pháp khô từ 400 đến 450 kCal/kg; giá bán thấp hơn xi măng lò quay 120-150 ngàn đồng/tấn; gây ô nhiễm môi trƣờng cao hơn (tuy một số cơ sở sản xuất đã đƣợc cấp chứng chỉ ISO 14000); công nhân phải lao động với cƣờng độ cao, đặc biệt là công nhân vận hành lò nung clinker; năng suất lao động thấp; tai nạn lao động luôn tiềm ẩn (trong mấy năm qua, tai nạn do phụt lửa từ lò nung clinker đã làm chết và bị thƣơng gần 100 ngƣời).

Sau khi tham khảo các nhà máy xi măng ở các địa phƣơng (xi măng Sông Thao, La hiên, Cao ngạn, Bắc Kạn), tác giả đề tài nhận thấy tại các nhà máy này đều sản xuất xi măng theo công nghệ lò đứng cơ giới hoá với dây chuyền theo kiểu Trung quốc công suất từ (4 ÷ 8) vạn tấn/năm. Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng lò đứng cơ giới hoá của một nhà máy xi măng biểu diễn ở hình 2.1.

Công nghệ sản xuất xi măng tập trung chủ yếu ở việc chế tạo clinker. Để có đƣợc xi măng đảm bảo chất lƣợng thì cần phải đảm bảo các thành phần hoá học (SiO2 , Al2O3 , Fe2O3 , CaO….) theo một tỷ lệ nhất định, và các tính chất vật lý (độ mịn, độ đồng đều, độ ẩm) nằm trong giới hạn cho phép. Để sản xuất xi măng có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc các sản phẩm công nghiệp, các khoáng chất chứa thành phần chính của xi măng đƣợc dùng làm nguyên liệu ban đầu, trong một loại nguyên liệu rất ít khi có đƣợc

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Tự động hóa  55 

tỷ lệ cần thiết các ôxit. Vì vậy, ở nhà máy xi măng ngƣời ta thƣờng sử dụng các loại nguyên liệu sau:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐIỀU KHIỂN HỆ TRUYỀN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ KÍCH TỪ NAM CHÂM VĨNH CỬU BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN PHI TUYẾN TỰA THEO THỤ ĐỘNG (PASSIVITY - BASED) (Trang 53 -53 )

×