TT Các nghiên cứu Mơ hình phân tích
1 D. Wall và Ifterkhar Hasan (2003); Mohd Yaziz Bin Mohd Isa (2011)
Sử dụng mơ hình các nhân tố tác động cố định (Fixed Effect Model) trong nghiên cứu các nhân tố tác động đến chi phí dự phịng rủi ro tín dụng
2 Grace T. Chen và các cộng sự ( 2005)
Sử dụng mô hình Pooled (Pooled Model) trong nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự phịng rủi ro tín dụng
3 Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2005)
Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất thông thường (OLS) trong nghiên cứu tác động của chi phí dự phịng rủi ro tín dụng đến quản lý thu nhập, nguồn vốn và phát tín hiệu
4
Ruey-Dang Chang và các cộng sự (2008)
Sử dụng phân tích phần dư mơ hình hồi quy nợ xấu (the residuals of bad debts regression model) trong nghiên cứu tương quan giữa chi phí dự phịng rủi ro tín dụng và quản lý thu nhập
5 Mahmuod O. Ashour và các cộng sự (2011)
Sử dụng mơ hình hồi quy đa giai đoạn đơn nhất (single stage multiple regression model) trong nghiên cứu về vai trò của chi phí dự phịng rủi ro tín dụng đến quản lý thu nhập và nguồn vốn
Nguồn: Tổng hợp từ những nghiên cứu trên thế giới
1.2 Tổng hợp các nhân tố trong các mơ hình nghiên cứu trước đây
Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về các nhân tố tác động đến trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trong ngân hàng đã giúp xác định và chứng minh những nhân tố có khả năng tác động đến mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Những nhân tố này có thể giống nhau hoặc khác nhau trong từng nghiên cứu, thậm chí mức độ tác động của các nhân tố trong từng nghiên cứu là khác nhau. Người nghiên cứu sẽ tiến hành tổng hợp các nhân tố tác động được đa số các nghiên cứu thực nghiệm lựa chọn khi nghiên cứu để làm cơ sở cho việc lựa chọn các nhân tố đưa vào mơ hình trong bài nghiên cứu.
1.2.1 Quy mơ ngân hàng
Quy mơ ngân hàng là một trong những nhân tố được nhiều nghiên cứu trên thế giới lựa chọn và đưa vào mơ hình. Nó thể hiện một mối tương quan thuận với
mức lập dự phòng trong ngân hàng. Những ngân hàng lớn hơn thì được dự đốn là sẽ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cao hơn những ngân hàng có quy mơ nhỏ. Các nghiên cứu Larry D. Wall và Ifterkhar Hasan (2003), Grace T. Chen và các cộng sự (2005), Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2005), Mahmuod O. Ashour và các cộng sự (2011) đều lựa chọn đưa nhân tố này vào bài nghiên cứu của mình.
1.2.2 Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay, theo như nghiên cứu của Grace T. Chen và các cộng sự (2005), sẽ cao nếu như khoản vay đó được đánh giá là có rủi ro và ngược lại. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực nghiệm của Mohd Yaziz Bin Mohd Isa (2011) cũng cung cấp bằng chứng cho ảnh hưởng của lãi suất cho vay đến mức trích lập dự phịng trong các ngân hàng ở Malaysia.
1.2.3 Nợ xấu
Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho rằng nợ xấu là nhân tố tác động mạnh đến mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Khi nợ xấu tăng cao thì mức trích lập sẽ tăng lên nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Larry D. Wall và Ifterkhar Hasan (2003), Grace T. Chen và các cộng sự (2005), Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2005) và Mohd Yaziz Bin Mohd Isa (2011) trong nghiên cứu thực nghiệm của mình đều cho rằng nợ xấu có mối tương quan thuận với mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.
1.2.4 Thu nhập rịng trước thuế và dự phịng
Trên thế giới có khá nhiều các nghiên cứu liên quan đến việc liệu các nhà quản lý ngân hàng có hay khơng điều chỉnh lợi nhuận thơng qua trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu thực nghiệm của Larry và Ifterkhar Hasan (2003), Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2005), Ruey-Dang Chang và các cộng sự (2008), Mahmuod O. Ashour và các cộng sự (2011) đều lựa chọn nhân tố này làm căn cứ đưa ra những bằng chứng nhất quán cho thấy việc sử dụng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trong quản lý về thu nhập trong các ngân hàng.
1.2.5 Hệ số rủi ro tài chính
Những ngân hàng có tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn (hoặc là tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản) tăng cao thể hiện rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt trong tương lai. Tỷ số này ám chỉ rằng các cổ đơng đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ và làm cho ngân hàng trở nên rủi ro hơn. Điều này hoàn toàn khơng có lợi cho ngân hàng khi được đánh giá về độ an tồn và tính hấp dẫn trong việc thu hút dịng tiền vào. Vì vậy, ngân hàng sẽ tìm cách giảm tỷ lệ này xuống bằng cách tăng cường vốn làm tăng tài sản của ngân hàng thông qua giảm các khoản dự phòng rủi ro. Nhân tố này được hai nghiên cứu thực nghiệm của Larry và Ifterkhar Hasan (2003) và Mahmuod O. Ashour và các cộng sự (2011) lựa chọn để đưa vào mơ hình nghiên cứu nhận thức rủi ro tác động thế nào đến mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.
1.2.6 Tỷ lệ cho vay phi bất động sản trên bất động sản
Grace T. Chen và các cộng sự (2005) cho rằng vì vấn đề bảo mật cho vay của ngân hàng và hạn chế về công bố thông tin nên chúng ta không thể xác định được tổng số cho vay của ngân hàng có đảm bảo. Vì vậy, tác giả nhận định các khoản cho vay bất động sản là những khoản vay đảm bảo trong khi các khoản vay thương mại và cá nhân khác thì khơng nhất thiết là có sự đảm bảo. Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng các khoản cho vay bất động sản thay thế cho các khoản vay thế chấp. Do đó, khi tỷ lệ cho vay phi bất động sản trên bất động sản cao, nghĩa là tỷ trọng cho vay bất động sản thấp hơn so với phi bất động sản thì tổn thất cho vay sẽ cao hơn.
1.2.7 Tỷ lệ vốn chủ trên tổng tài sản của năm trước
Tỷ lệ vốn chủ trên tổng tài sản của năm trước thấp cho thấy ngân hàng đang có dấu hiệu khơng an tồn về nguồn vốn hoạt động. Vì vậy, các nhà quản lý sẽ có xu hướng giảm mức trích lập dự phịng nhằm tăng tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng trong năm nay. Yếu tố này xuất hiện trong mơ hình nghiên cứu của Larry và Ifterkhar Hasan (2003) vì tác giả cho rằng dù hệ số của biến khơng có ý nghĩa thì
khơng có nghĩa là các nhà quản lý ngân hàng khơng sử dụng chi phí dự phịng để quản lý vốn.
1.2.8 Khả năng thu hồi nợ xấu
Bình thường các nhà quản lý thường sẽ có xu hướng cẩn thận hơn khi ước tính những kết quả trong tương lai. Đối với những khoản tổn thất cho vay dự kiến thì những nhà quản lý ngân hàng cho rằng cần thiết phải lập dự phòng nhiều hơn cho các khoản nợ khó địi dự kiến để khơng phải đối mặt với việc phải xóa nợ cho những khoản nợ lớn trong tương lai. Với việc ước tính nợ khó địi cao hơn thì những khoản nợ phải xóa nợ sẽ thấp hơn dự kiến và các ngân hàng có thể thu hồi nhiều hơn dự kiến đối với những khoản nợ đã xóa. Vì vậy, Grace T. Chen và các cộng sự (2005) cho rằng những ngân hàng có khả năng thu hồi nợ đã xóa trước đây cao hơn thì sẽ có xu hướng đánh giá cao việc lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, Mohd Yaziz Bin Mohd Isa (2011) lại đưa ra bằng chứng ngược lại trong nghiên cứu thực nghiệm của mình.
1.2.9 Tỷ lệ cho vay và đầu tư trên tiền gửi khách hàng
Nhân tố tỷ lệ này được đưa ra trong nghiên cứu của Mahmuod O. Ashour và các cộng sự (2011). Bài nghiên cứu chứng minh rằng khi tỷ lệ cho vay và đầu tư trên tiền gửi tăng lên thì chi phí dự phịng rủi ro tín dụng sẽ giảm xuống. Vì lúc này ngân hàng cần mở rộng huy động nguồn vốn từ bên ngồi nên sẽ giảm chi phí dự phịng rủi ro nhằm làm giảm cảm nhận rủi ro từ phía khách hàng.
Kết luận chương I
Trong chương I đã tóm lược các nghiên cứu có liên quan đến đề tài và qua đó xác định được các nhân tố có khả năng tác động đến mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Kết quả của những nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau thì các nhân tố tác động và mức độ tác động cũng sẽ khác nhau.
CHƯƠNG IICƠ SỞ LÝ THUYẾTCƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng và dự phịng rủi ro tín dụng trong ngân hàng 2.1.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Theo Basel I, rủi ro là những sự kiện gây ảnh hưởng xấu đến việc đạt được mục tiêu của ngân hàng. Đánh giá này bao gồm tất cả rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt như rủi ro chuyển nhượng, rủi ro thị trường , rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng.
Theo tài liệu của Ủy ban chứng khoản Nhà nước (State Security Commission of Viet Nam) cung cấp trong hội thảo “Quản trị rủi ro đối với Ngân hàng thương mại” tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 04/08/2006 đã định nghĩa “Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là khả năng một hành động hoặc một sự kiện nào đó có thể đem lại những kết quả bất lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập hay nguồn vốn của tổ chức, hoặc tạo ra các trở ngại ngăn cản tổ chức tiếp tục kinh doanh và tận dụng cơ hội tạo ra lợi nhuận”.
Theo hướng dẫn của NHNN, rủi ro của các TCTD tại Việt Nam bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược và rủi ro tuân thủ (NHNN, 2009)
Qua đó ta có thể nhận thấy rủi ro trong hoạt động ngân hàng là những biến cố không mong đợi dẫn đến sự tổn thất tài sản trong ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hồn thành một nghiệp vụ tài chính nhất định.
2.1.2 Khái niệm tín dụng, rủi ro tín dụng
Hoạt động quan trọng nhất và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín dụng ngân hàng. Đó là các hoạt động cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh. Một khoản vay được xác định theo quy
định của FASB là một “ hợp đồng quyền nhận tiền theo yêu cầu và được công nhận là một tài sản trong báo cáo tín dụng của tình hình tài chính ngân hàng”. Cịn theo IASC xác định thì các khoản vay là “tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh tốn cố định hoặc có thể xác định mà không bị giới hạn trong hoạt động thị trường khác như: những người sở hữu có ý định bán ngay lập tức hoặc trong tương lai gần, những người có ý định bán, hay những người sở hữu những khoản vay bị suy giảm tín dụng nên có ý định bán”.
Khi tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá khả năng của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng sẽ có thể trả nợ gốc và lãi vay. Tuy rằng việc đánh giá có thể theo đúng các quy định của nội bộ ngân hàng, hoặc của cơ quan quản lý liên quan, nhưng nó cũng khơng thể đảm bảo chắc chắn cho ngân hàng khi chịu sự ảnh hưởng tác động của các nhân tố thay đổi do điều kiện kinh tế hoặc bản thân khách hàng. Và điều này dẫn đến những rủi ro, mất mát đối với tài sản của ngân hàng, và được gọi là rủi ro tín dụng trong ngân hàng.
Rủi ro tín dụng có thể hiểu là một khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng tiến hàng cho vay. Điều đó có nghĩa là luồng thu nhập dự tính từ khoản cho vay đó khơng được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ về cả số lượng và thời gian (A.Saunder và H.Lange, 2000)
Theo quan điểm của Greuning và Bratanovic (2003) thì cho rằng rủi ro tín dụng là rủi ro mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc vốn gốc theo đúng như thời gian đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro tín dụng tức là việc chậm trễ trong chi trả nợ vay, hoặc tệ hơn là khơng hồn trả được tồn bộ khoản nợ vay. Điều này gây ra sự cố đối với dòng lưu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng khơng thanh tốn hay thanh tốn trễ hạn vốn gốc và lãi vay theo thỏa thuận. Điều này nghĩa là ngân hàng đang nắm giữ tài sản sinh lời và
có khả năng xảy ra rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập và vón của ngân hàng khi khách hàng thanh tốn trễ hoặc khơng thanh tốn (Timothy W.Koch, 1995).
Theo hướng dẫn của NHNN, rủi ro tín dụng được hiểu là rủi ro tiềm ẩn đối với thu nhập hoặc vốn phát sinh khi người vay hoặc đối tác không thực hiện đúng điều khoản của hợp đồng hoặc không thực hiện đầy đủ như thỏa thuận tại điều khoản của hợp đồng. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro dễ nhận thấy nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh của TCTD. Tuy nhiên, định nghĩa này hàm chứa nhiều khía cạnh hơn một định nghĩa truyền thống vốn cho rằng rủi ro tín dụng chỉ liên quan đến các hoạt động cho vay. Rủi ro tín dụng cũng phát sinh trong nhiều loại hoạt động ngân hàng, kể cả việc lựa chọn các sản phẩm cho danh mục đầu tư, các TCTD đại lý, các đối tác kinh doanh sản phẩm phái sinh hay các đối tác ngoại hối. Rủi ro tín dụng cũng có thể phát sinh từ rủi ro quốc gia, cũng như phát sinh một cách gián tiếp thông qua hoạt động bảo lãnh. Rủi ro tín dụng tồn tại trên cả nội bảng và ngoại bảng cân đối của TCTD (NHNN, 2009).
Theo quyết định số 439/2005/QĐ-NHNN thỉ rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Thông tư 02/2013/TT-NHNN ra đời thay thế cho QĐ 493 nhưng được tạm hoãn hiệu lực đến ngày 01/06/2014, theo đó thì rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Một trong những khác biệt cơ bản của hai văn bản trên của NHNN là phạm vi xét rủi ro tín dụng. Thơng tư 02 đưa ra phạm vi xét rủi ro tín dụng bao quát và rõ hơn Quyết định 493.