Trình bày rủi ro tín dụng trên BCTC của ngân hàng

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 90)

CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Kiến nghị

5.2.4 Trình bày rủi ro tín dụng trên BCTC của ngân hàng

Kế toán cần tuân thủ đầy đủ VAS 22 quy định về trình bày Báo cáo tài chính trong hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo thông tin cung cấp cho người sử dụng là hợp lý và đáng tin cậy. Các nhân tố tác động đến trích lập dự phịng rủi ro tín dụng sẽ gián tiếp tác động đến việc ghi nhận chi phí và lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, việc trình bày minh bạch, hợp lý về thơng tin trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trên BCTC sẽ góp phần giúp ngân hàng có được niềm tin từ những đối tượng sử dụng BCTC của ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu làm căn cứ yêu cầu kế tốn ngân hàng trình bày hợp lý mục cho vay khách hàng và dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trên Bảng cân đối kế toán và phản ánh tình hình tổng nợ và nợ xấu một cách rõ ràng, cụ thể trong Thuyết minh báo cáo tài chính. Vì kết quả nghiên cứu cho phép người sử dụng BCTC có thể kiểm tra tính hợp lý của khoản mục dự phịng thơng qua các nhân tố tác động nên việc ghi nhận sai lệch các thông tin sẽ khiến kết quả thu được là khơng đáng tin cậy.

Phần chi phí dự phịng rủi ro tín dụng và lợi nhuận trước thuế và dự phòng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc ghi nhận trong VAS 22. Đối với chi phí dự phịng rủi ro tín dụng chỉ ghi nhận những khoản dự phòng rủi ro tín dụng được hạch tốn theo chuẩn mực “Cơng cụ tài chính”. Cịn phần dự phịng rủi ro tín dụng ngồi các khoản dự phịng đã hạch tốn theo Chuẩn mực kế toán “Cơng cụ tài chính” thì khơng được ghi nhận là chi phí trong kỳ.

Thuyết minh BCTC là một báo cáo vô cùng quan trọng, vì vậy các ngân hàng cần cung cấp đầy đủ các báo cáo tài chính cần thiết chứ khơng phải chủ yếu cơng bố hai báo cáo tài chính là bảng cân đối kế tốn và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, thơng tin cơng bố khơng đầy đủ hay công bố thông tin giữa các năm không đều đặn hoặc thời gian chậm trễ cũng là những nguyên nhân khiến cho các nhà đầu tư gặp khó khăn trong q trình phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư vào ngân hàng.

5.2.5 Đối với cơng ty kiểm tốn

Cơng ty kiểm tốn là tổ chức kiểm tra tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trong ngân hàng. Như vậy, việc kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cũng là một trong những điều mà kiểm toán viên cần phải quan tâm. Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các kiểm tốn viên một cơng cụ nhằm đánh giá được tính đầy đủ và hợp lý của khoản mục dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Quy mơ ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản là những tỷ số tài chính mà kiểm tốn viên có thể sử dụng ngoài những tỷ số tài chính khác nhằm tăng cường khả năng phát hiện rủi ro trong q trình kiểm tốn đối với khoản mục dự phịng này.

Bên cạnh đó, xu thế chung hiện nay về hòa nhập các quy định cho ngân hàng thương mại Việt Nam tiến gần đến các quy định của thế giới. Ví dụ thơng tư 02/2013/TT-NHNN đã áp dụng rất nhiều quy định về an toàn vốn hoặc đánh giá chất lượng nợ của Basel. Các cơng ty kiểm tốn khi thực hiện kiểm tốn cho ngân hàng cần có những hiểu biết nhất định về điều này. Vì vậy, các cơng ty kiểm tốn cũng như Hiệp hội Kiểm toán Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên về quy định và an tồn vốn và trích lập dự phịng rủi ro trong ngân hàng. Bên cạnh đó, các kiểm tốn viên cần trang bị những kiến thức và kỹ năng kiểm toán đối với lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực có khá nhiều rủi ro mà nếu kiểm tốn viên khơng nắm chắc về pháp luật, quy định và kỹ thuật thì sẽ khơng thể phát hiện những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của ngân hàng.

5.2.6 Đối với đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của ngân hàng

Nhà đầu tư và các tổ chức sử dụng báo cáo tài chính của ngân hàng nhằm mục đích phân tích và đánh giá chất lượng hoạt động của ngân hàng, mức độ an toàn và lợi nhuận thu được khi đầu tư vào ngân hàng đó. Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà đầu tư một công cụ để đánh giá tính minh bạch và độ an tồn của ngân hàng thông qua việc đánh giá tính hợp lý và đầy đủ của việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Thơng qua các tỷ số tài chính mà bài nghiên

cứu cung cấp, nhà đầu tư có thể tính tốn để nhận biết tính hợp lý của khoản mực dự phịng rủi ro tín dụng, xem xét khả năng trích lập dự phịng rủi ro của ngân hàng có đầy đủ hay khơng, liệu có đảm bảo khả năng xử lý các khoản nợ xấu khi phát sinh, để từ đó nhà đầu tư có căn cứ để đưa ra quyết định có nên đầu tư vào ngân hàng này hay khơng. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu thêm những công cụ đánh giá mức độ an tồn vốn, tính minh bạch và đầy đủ của báo cáo ngân hàng, hay một số phương pháp phân tích báo cáo tài chính là cần thiết cho nhà đầu tư khi phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư vào ngân hàng hiện nay. Điều này cho phép các nhà đầu tư có thể tự đánh giá dựa trên các ước tính của mình chứ không phụ thuộc vào thông tin mà ngân hàng cung cấp.

5.3 Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

5.3.1Hạn chế

Về nhân tố nghiên cứu: Hạn chế đầu tiên của đề tài là vấn đề lựa chọn các nhân tố để đánh giá sự tác động của chúng đến cơng tác trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Các nhân tố chủ yếu tập trung vào các chỉ tiêu tài chính và được đo lường theo thang đo tỷ lệ và chưa quan tâm đến các nhân tố phi tài chính khác. Bên cạnh đó, nhiều nhân tố khơng được lựa chọn là bởi thơng tin có được từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng khơng đầy đủ hoặc các thơng tin đó khơng được cơng bố ra bên ngồi. Chính vì vậy dẫn đến trường hợp số nhân tố đưa vào mơ hình cũng chịu sự hạn chế.

Về mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu bị hạn chế bởi số lượng ngân hàng được thu thập làm mẫu nghiên cứu chỉ là 23 ngân hàng trong tổng số 99 ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng Việt nam hiện nay. Con số 23 ngân hàng là khá nhỏ. Do đó, kết quả nghiên cứu có thể chưa phản ánh được cho toàn bộ các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Hạn chế này là do người nghiên cứu chỉ có thể thu thập đầy đủ báo cáo tài chính của 23 ngân hàng trong 5 năm. Còn các ngân hàng khác thì hồn tồn khơng đầy đủ.

Về giai đoạn nghiên cứu: Khoảng thời gian 5 năm từ năm 2008 đến năm 2012 được xem là khá dài; tuy nhiên so với một số nghiên cứu trên thế giới thì đây cũng là một hạn chế của đề tài. Ví dụ như nghiên cứu của Mohd Yaziz Bin Mohd Isa (2011) có dữ liệu nghiên cứu thu thập trong 14 năm. Thời gian 5 năm cũng chưa thể hiện rõ xu hướng tác động của một số nhân tố và làm thay đổi vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.

Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ mới tập trung vào đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, ngoài ra những ngân hàng liên doanh, ngân hàng có 100% vốn nước ngồi và chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa được đưa vào nghiên cứu.

Về đối tượng sử dụng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng cho mọi đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác dự phịng rủi ro tín dụng chứ khơng đáp ứng riêng biệt cho một đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, từng đối tượng cụ thể có thể có những đánh giá khác nhau về mức độ trọng yếu của từng nhân tố tác động vào kế tốn dự phịng rủi ro tín dụng.

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ những kết quả đạt được trong bài nghiên cứu này kết hợp với những hạn chế của nghiên cứu, người nghiên cứu đề xuất một số hướng nghiên cứu có thể thực hiện trong tương lai như:

Những nghiên cứu sau có thể tiếp tục phát triển theo hướng đưa thêm các nhân tố khác mà đề tài nghiên cứu này chưa đề cập đến. Các nhân tố đó có thể là nhân tố tài chính hoặc phi tài chính như nhân tố hội đồng quản trị, nhân tố cơng ty kiểm tốn. Việc đa dạng hóa các nhân tố tác động sẽ góp phần hồn thiện và bổ sung cho kết quả nghiên cứu hiện tại.

Những người nghiên cứu sau này có thể mở rộng mẫu nghiên cứu về số lượng hoặc đa dạng trong mẫu nghiên cứu như đưa thêm vào mẫu khảo sát các ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng liên doanh. Hướng nghiên cứu này cho phép phân

tích riêng cho từng loại hình ngân hàng nhằm làm nổi bật các nhân tố ảnh hưởng đến mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của từng loại hình ngân hàng.

Một hạn chế của đề tài đã được nhắc ở trên là đề tài đáp ứng cho mọi đối tượng có liên quan chứ khơng cho từng đối tượng cụ thể. Vì vậy, những nghiên cứu sau này có thể đi sâu vào nghiên cứu cụ thể cho từng đối tượng riêng biệt.

Một hướng nghiên cứu khác là kết hợp nghiên cứu cho các ngân hàng Việt Nam cùng với các ngân hàng của một số nước trong khu vực Đơng Nam Á hoặc Châu Á. Qua đó, có sự so sánh giữa ngân hàng các nước về đặc điểm, môi trường, thể chế và các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng giữa các nước là khác nhau. Đối với các ngân hàng thương mại của Việt Nam thì nhân tố quy mơ ngân hàng là có tác động mạnh nhất đến mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, nhưng đối với ngân hàng của các nước khác thì nhân tố này có thể tác động rất ít hoặc thậm chí khơng có tác động gì. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho Việt Nam sẽ được thể hiện nổi bật hơn khi so sánh với các quốc gia khác.

Kết luận chương V

Chương V tóm tắt các kết quả nghiên cứu dể làm căn cứu đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao khả năng quản lý và trình bày các khoản rủi ro tín dụng trên BCTC tại các NHTM Việt Nam. Đồng thời chương V cũng đã nêu lên một số hạn chế của đề tài và từ đó định hướng các nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Cao Hào Thi (2011), Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

2. Ngân Hàng Nhà nước (2009), Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro. Cơ quan Thanh tra & Giám sát NHNN Việt Nam. Tháng 11-2009, Hà Nội

3. Phạm Huy Hùng (2012), Xếp hạng tín dụng nội bộ tại NHTM Việt Nam- Thực Trạng & giải pháp. Vietinbank.

4. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2006), “Quản trị rủi ro đối với ngân hàng thương mại”.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

5. Ahmed A. S., Takeda C., and Thomas S. (1998), “Bank loan loss provisions: A reexamination of capital management, earnings management and signaling effects”, Journal of Accounting and Economic.

6. Anandarajan A., Hasan I. and McCarthy C. (2007), “Use of Loan Loss Provisions for Capital, Earnings Management and Signalling By Australian Banks”,

Accounting and Finance.

7. Asokan Anandarajan, Iftekhar Hasan, Cornelia McCarthy (2005), “The Use of Loan Loss Provisions for Earnings, Capital Management and Signalling by Australian Banks”.

8. Bangassa K. and Hodgkinson L. (2005), “Determinants of capital structure: evidence from. Libya”, Research Paper Series.

9. Basel Committee for Banking Supervisions (BCBS) Report, April 2009.

10. Beaver, William H. and Ellen E. Engel (1996), “Discretionary Behavior with Respect to Allowance for Loan Losses and the Behavior of Securities Prices”, Journal of Accounting And Economics 22, pp. 177-206.

11. Beattie, P.D. Casson, R. Dale, G. McKenzie, C. Sutcliffe, and M. Turner (1995). “Banks and bad Debts: Accounting For Loan Losses in International Banking”,

Wiley Press, 1995.

12. Bushman, R. and C. Williams (2007), “Bank Transparency, Loan Loss Provisioning Behavior, and Risk-Shifting”.

13. Bikker, J.A. and P.A.J. Metzemakers (2004). “Bank Provisioning Behavior and Procyclicality”, Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, vol. 15, pp. 141-157.

14. Collins, J.H., D.A. Shackelford and J.M. Wahlen (1995), “Bank Differences in the Coordination of Regulatory Capital, Earnings, and Taxes”, Journal of Accounting Research, vo.33, no. 2 autumn, pp. 263-291.

15. Daniel Pérez, Vicente Salas-Fumás, Jesús Saurina (2011), “Do Dynamic Provisions Reduce Income Smoothing Using Loan Loss Provisions?”.

16. Deesomsak, Paudyal and Pescetto (2004), "The determinants of capital structure: evidence from the Asia Pacific region".

17. Demski, J.S. and G.A. Feltham (1978), "Economic Incentives in Budgetary Control Systems", The Accounting Review.

18. D.S.Docking, M.Hirschey, E. Jones (2000) “Reaction of Bank Stock Prices to Loan Loss Announcements”, Review of Quantitative Finance and Accounting

19. Eugene F. Fama (1980), “Agency Problems and the Theory of the Firm”

20. Eng, L. and S. Nabar (2007), “Loan Loss Provisions by banks in Hongkong, Malaysia and Singapore”, Journal of International Financial Management and

Accounting, 2007.

21. Fudenberg, D. and J. Tirole (1995). “A Theory of Income and Dividend Smoothing Based on Incumbency Rents”, Journal of Political Economy, vol. 103, pp.75-93.

22. Gerald J. LoBo and và Dong H. Yang (2001) “Bank Managers’ Heterogeneuos Decisions on Discretionary Loan Loss Provisions”, Review of Quantitative Finance and Accounting

23. Grace T. Chen, Kwang-Hyun Chung and Samir El-Gazzar (2005), “Factors Determining Commercial Banks’ Allowance for Loan Losses”

24. Greuning H.V., and Bratanovic S. B. (2003), “Analyzing and Managing Banking Risk: A framework for assessing corporate governance and Financial Risk”, The World Bank

25. Hennie Van Greuning and Sonjatanovic (1999), “Analyzing banking Risk”,

The World Bank.

26. IAS 39: Financial instruments: Recognition and Measurement. 2008. London, UK, International Accounting Standards Committee (IASC)

27. IFRS 7: Financial instruments: Disclosures. 2008. London, UK, International Accounting Standards Committee (IASC)

28. Kenneth Arrow (1971), "The Theory of Discrimination", Working Papers

29. Khaled Dahawy (2009), “Company Characteristics and Disclosure Level: The Egyptian Story", International Research Journal of Finance and Economics

30. Larry D. Wall & Iftekhar Hasan (2003), “Determinants of The Loan Loss Allowance: Some cross-country comparisons”, Bank of FinLand Discussion Papers.

31. L.D. Wall & T. W. Koch (2000), “Bank Loan-Loss Accounting: A Review of Theoretical and Empirical Evidence”, Federal Reserve Bank of Atlanta Economic

Review Second Quarter 2000

32. Leland, Hayne E & Pyle, David H. (1977), "Informational Asymmetries, Financial Structure, and Financial Intermediation"

33. Mahmoud O. Ashour, Yousif H. Ashour, Issam M. Al-Buhaisi (2011), “Banks Loan Loss Provisions Role in Earnings and Capital Management: Evidence from Palestine”

34. Meckling William H. and Jensen Michael C. (1976), “Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure”

35. Michael Spence (1973), "Job Market Signaling", Quarterly Journal of Economics

36. Michele Cavallo, Giovanni Majnoni (2001), “Do Banks Provisions for Bad Loans in Good Times? Empirical Evidence and Policy Implications”

37. Mohd Yaziz Bin Mohd Isa (2011), “Determinants of Loan Loss Provisions of Commercial Banks in Malaysia”, International Conference on Business and Economic Research

38. Moyer, S.E. (1990), “Capital Adequacy Ratio Regulations and Accounting Choices in Commercial Banks”, Journal of Accounting and Economics, vol.13, pp. 123-

154.

39. Perez, D.Salas-Fumas, V.and J. Saurina (2006), “Earnings and Capital Management in Alternative Loan-Loss Provision Regulatory Regimes”

40. Podder Jyotirmoy and Al Mamun Ashraf (2004), “Loan Loss Provisioning System in Bangladesh Banking- A Critical Analysis”, Journal of Managerial Auditing 41. Ross (1977), “The Signaling Role of Debt”

42. Ruey-Dang Chang, Wen-Hua Shen, Chun-Ju Fang (2008), “Discretionary Loan Loss Provisions And Earnings Management For The Banking Industry”,

International Business & Economics Research Journal-March 2008

43. Saunders, H. Lange (2000), "Financial institutions managementz : A modern perspective".

44. Spence, A. M., and R. Zeckhauser (1971), "Insurance, Information, and Individual Action”, American Economic Review

45. S.Leventis, P.E. Dimitropoulos và Asokan Anandarajan (2010), “Loan Loss

Provisions, Earnings Management and Capital Management under IFRS: The Case of EU Commercial Banks”

46. Timothy W.Koch, 1995. Bank Management: University of South Carolina,

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 90)