KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng dự phịng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

4.1.1.Cơ sở pháp lý

4.1.1.1. Giai đoạn 2000 – 2005

Trong giai đoạn này, sự ra đời của thị trường chứng khoán năm 2000, cùng hàng loạt những quy định về cơ chế hoạt động của ngân hàng, lãi suất thị trường và việc nới lỏng dần hệ thống tỷ giá đã tạo động lực cho sự phát triển của thị trường tài chính. Các hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng của các ngân hàng được phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự ra đời của những quyết định về tỷ lệ an tồn vốn và trích lập dự phịng rủi ro trong ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động cho vay và huy động của ngân hàng.

Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 quy định về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. thay thế cho quyết định Quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN5. Nội dụng quyết định là căn cứ giúp ngân hàng phân loại tài sản có, trích lập dự phịng và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro. Trong đó, tài sản có được chia làm bốn nhóm tương ứng với bốn mức trích lập dự phịng là 0%, 20%, 50% và 100%, và đưa ra những trường hợp được sử dụng dự phòng cho việc xử lý rủi ro.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 297/1999/QĐ- NHNN5 và được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định 381/2003/QĐ-NHNN quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Nội dung quyết định bao gồm những quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, và tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn.

Sự ra đời của các quyết định này đều nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và đổi mới hoạt động

liên tục của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng, và đáp ứng được xu hướng đổi mới của nền kinh tế nói chung.

4.1.1.2. Giai đoạn 2005 đến nay

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự đang dạng của các dịch vụ tài chính, ngân hàng, thì hai Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 và Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 dần trở nên không phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế trong nước và trên thế giới. Vì thế, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ra đời thay thế cho Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 và Quyết định 457/2005/QĐ- NHNN thay thế cho Quyết định /1999/QĐ-NHNN5.

Thực tiễn cho thấy sự ra đời của hai quyết định đã tạo nên sự sửa đổi toàn diện và sâu rộng đối với quy chế về các tỷ lệ bảo đảm an tồn và trích lập dự phịng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Điều này đảm bảo sự thơng thống hơn cho hoạt động của ngân hàng thương mại nhưng lại an toàn hơn và nâng cao tầm quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Nhờ đó, các ngân hàng thương mại đã có được sự chủ động trong việc xác lập các tỷ lệ an toàn cũng như đánh giá rủi ro. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, được ban hành vào ngày 22 tháng 04 năm 2005, có sự đổi mới về căn bản trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo cả hai phương pháp định lượng và định tính so với chỉ một phương pháp như trong quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, được ban hành vào ngày 19 tháng 04 năm 2005, bổ sung thêm một số tỷ lệ an toàn như giới hạn tín dụng đối với khách hàng và giới hạn góp vốn, mua cổ phần.

Hiện nay, cơng tác xác định rủi ro và trích lập dự phịng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam được thực hiện theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, quyết định này sẽ được thay thế trong tương lai gần bởi thơng tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực áp dụng từ ngày từ ngày 01 tháng 06 năm 2014. Với tài sản có được u cầu trích lập dự phịng tăng lên và thực hiện phân loại nợ chặt chẽ hơn so với quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, việc áp dụng thông tư

02/2013/TT-NHNN được cho là sẽ đẩy chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của các ngân hàng lên cao hơn so với hiện nay.

4.1.2. Thực trạng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và trình bày rủi ro tín dụng trên BCTC trong ngân hàng thương mại tại Việt Nam trên BCTC trong ngân hàng thương mại tại Việt Nam

4.1.2.1.Phân loại nợ

Hiện nay, các NHTM Việt Nam thực hiện phân loại nợ dựa vào Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Dự phịng rủi ro tín dụng của các NHTM được xác định trên cơ sở phân loại các nhóm nợ. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, dựa vào cả tiêu chí định tính và định lượng, các NHTM sắp xếp số dư nợ tín dụng vào 5 nhóm sau đây: - Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Nhóm 2: Nợ cần chú ý - Nhóm 3: Nợ dưới chuẩn - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ - Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Mỗi nhóm nợ đều có những tiêu chuẩn riêng giúp các ngân hàng có căn cứ phân biệt và đánh giá chất lượng nợ vay (xem bảng 4.1)

Bảng 4.1-Mơ tả tóm tắt các nhóm nợ

Nhóm nợ Mơ tả

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Nợ trong hạn/ hoặc quá hạn dưới 10 ngày và năng thu hồi đầy đủ…

có khả

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày

Nhóm 3: Nợ dưới chuẩn

Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu

Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng khơng có đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng …

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2…

Nhóm 5: Nợ có khả năng

mất vốn

Nợ quá hạn từ 360 ngày;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được được cơ cấu lại lần thứ hai;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn

Nợ khoanh, nợ chờ xử lý…

Nguồn: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN

Trên thực tế, chỉ những năm gần đây sau khi các NHTM hoàn tất hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ khách hàng của mình, khi đó các NHTM mới có cơ sở để phân loại nợ dựa vào tiêu chí định tính - tức chất lượng tín dụng các khoản dư nợ. Tuy nhiên, hệ thông xếp hạng tín nhiệm nội bộ của ngân hàng vẫn cịn những bất cập, chưa thực sự là cơ sở đáng tin cậy để đánh giá chất lượng tín dụng cho các khoản cho vay của ngân hàng vì nhiều lý do như các yếu tố cơ bản của hệ thống đều phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của chuyên gia, mỗi ngân hàng có một hệ thống xếp hạng tín dụng riêng và khơng có khung thống nhất, và chưa có hệ thống quy chuẩn cho việc xây dựng hệ thống tại các NHTM Việt Nam (Phạm Huy Hùng, 2012)

Bảng 4.2-Bảng xếp hạng tín dụng của ngân hàng Quân đội (MB) STT Xếp hạng Nhóm nợ Mơ tả

1 AAA Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn

2 AA Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn

3 A Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn

4 BBB Nhóm 2 Nợ cần chú ý

5 BB Nhóm 2 Nợ cần chú ý

6 B Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn

7 CCC Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn

8 CC Nhóm 4 Nợ nghi ngờ

9 C Nhóm 4 Nợ nghi ngờ

10 D Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng MB năm 2012

Thơng qua BCTC năm 2012 của 23 ngân hàng mà người nghiên cứu lựa chọn thì có 5 ngân hàng lựa chọn phân loại nợ theo Điều 7 – Quyết định 493, tức là sử dụng phương pháp định tính, lần lượt là ACB, MBB, BIDV, VCB, và HDBank (xem phụ lục 3). Các ngân hàng còn lại đều sử dụng phương pháp định lượng để phân loại nợ. Số lượng ngân hàng lựa chọn phương pháp định tính khơng nhiều vì muốn thực hiện được phải xây dựng thành công hệ thống đánh giá, xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với khách hàng. Bên cạnh đó, việc phân loại nợ theo Điều 7 có thể khiến nợ xấu tăng lên nhiều lần, dẫn đến phải trích lập dự phịng rủi ro nhiều hơn, lợi nhuận giảm nên thực tế nhiều ngân hàng vẫn không muốn thực hiện. Trong khi đó, nếu ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo Điều 6 thì ngân hàng chỉ nhìn vào một khoản vay của khách hàng, và nếu khách hàng trả nợ đúng hạn thì khách hàng được đánh giá tốt. Hơn thế nữa là nếu khách hàng chưa trả được nợ thì gia hạn nợ hoặc cán bộ tín dụng tìm mọi cách để khách hàng có tiền đáo nợ. Và kết quả là khách hàng sẽ vẫn được đánh giá tốt và ngân hàng thì chỉ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng ít hơn, có nhiều vốn hơn cho hoạt động và tạo ấn tượng đối với bên ngoài khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng rất thấp.

4.1.2.2 Kế tốn dự phịng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Hiện nay tất cả các NHTM dựa vào phân loại nhóm nợ như trên để trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN như sau:

Thời điểm phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng là 15 ngày đầu tiên của tháng tiếp theo, TCTD sẽ tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước và yêu cầu thực hiện ít nhất mỗi quý một lần. Riêng đối với nợ xấu thì TCTD hàng tháng phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng.

Dự phịng rủi ro tín dụng bao gồm dự phịng cụ thể và dự phòng chung:

Dự phòng cụ thể: là khoản dự phịng rủi ro tín dụng được tính sau khi đã thực hiện

phân loại nợ theo 5 nhóm cụ thể.

Dự phịng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo cơng thức sau:

R = max {0, (A - C)} x r

Trong đó:

R là số tiền dự phịng cụ thể phải trích lập A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

Tài sản đảm bảo đưa vào để khấu trừ khi tính số tiền dự phịng cụ thể phải đảm bảo rằng NHTM có quyền phát mại tài sản bảo đảm theo hợp đồng khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ khấu trừ quy định của NHTM nhưng không vượt qua tỷ lệ khấu trừ tối đa do NHNN quy định như sau:

Bảng 4.3-Tỷ lệ khấu trừ tài sản bảo đảm

Loại tài sản bảo đảm Tỷ lệ khấu trừ tối

đa (%) Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng

đồng Việt Nam do tổ chức tín dụng phát hành 100%

Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết

kiệm, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do tổ chức tín dụng phát hành 95% Trái phiếu chính phủ

- Có thời hạn cịn lại từ 1 năm trở xuống - Có thời hạn cịn lại từ 1 năm đến 5 năm - Có thời hạn cịn lại trên 5 năm

95% 85% 80% Chứng khốn, cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các tổ

chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán

70%

Chứng khốn, cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do doanh nghiệp phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán

65%

Chứng khốn, cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán

50%

Bất động sản 50%

Các loại tài sản bảo đảm khác 30%

Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể như sau: a) Nhóm 1: 0% b) Nhóm 2: 5% c) Nhóm 3: 20% d) Nhóm 4: 50% e) Nhóm 5: 100%

Riêng đối với nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì các NHTM trích lập dự phịng trên cơ sở khả năng tài chính của mình.

Dự phịng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được

Các NHTM trích lập dự phịng chung cho bốn nhóm nợ là: Nợ đủ tiêu chuẩn; nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ với tỷ lệ 0,75% dư nợ.

Các NHTM sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng như sau:

- Dự phịng rủi ro tín dụng cụ thể dùng để xử lý rủi ro tín dụng cho chính khoản nợ đó:

- Phát mại tài sản để thu hồi nợ - Sử dụng dự phịng chung để xử lý

Việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng có thể gây ra tổn thất cho vay trong ngân hàng. Tổn thất cho vay là sự giảm giá trị của tài sản cho vay khách hàng trên Bảng cân đối kế toán do sự tăng lên của khoản mục dự phòng rủi ro cho vay. Việc tăng hoặc giảm của khoản mục dự phòng rủi ro cho vay là do chi phí dự phịng rủi ro tín dụng phát sinh trong kỳ kế toán và được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong kỳ, nếu sau khi ngân hàng tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phịng mà số tiền trích lập lớn hơn kỳ trước thì ngân hàng sẽ ghi tăng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. Sự gia tăng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng sẽ làm cho mức dự phòng cho vay tăng lên và làm tài sản của ngân hàng bị

giảm, ngồi ra chi phí tăng cũng khiến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng sụt giảm. Ngược lại, nếu số tiền cần trích lập dự phịng trong kỳ nhỏ hơn kỳ trước thì ngân hàng sẽ thực hiện hồn nhập dự phịng và ghi giảm chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. Khi đó, khoản mục dự phịng cho vay sẽ giảm và làm tài sản cho vay khách hàng tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận trước thuế của ngân hàng cũng sẽ gia tăng do chi phí dự phịng giảm.

Hiện nay, để đẩy mạnh hoạt động tăng trưởng tín dụng, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay, tuy nhiên kế tốn ngân hàng lại khơng hạch tốn vào khoản mục cho vay khách hàng mà đưa vào những khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán như các khoản phải thu, tài sản có khác, chứng khốn đầu tư do những tài sản này có tính chất tương tự như tín dụng nhưng khơng được các NHTM phân loại nợ hoặc trích lập dự phịng do khơng có quy định cụ thể. Điều này giúp các NHTM giảm bớt những khoản nợ xấu và kế tốn ngân hàng chỉ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng với mức thấp hơn so với thực tế.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng thành lập cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng với nhiệm vụ nhận uỷ thác thu hồi nợ thay cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w