- Đậu nành (Glycine soja)
3.3.1. Bàn luận về dược liệu nghiên cứu
Trong giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ, chức năng của buồng trứng suy thoái và hàm lượng estrogen trong cơ thể suy giảm gây nên các triệu chứng như bốc hỏa, mất ngủ, lo lắng, giảm trí nhớ, …
Mặc dù có nhiều lợi ích, các nghiên đã cứu đã chỉ ra ảnh hưởng nghiêm trọng khi dùng ERT kéo dài, bao gồm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung [57]. Kết quả là, các nghiên cứu đã tập trung vào xác định các nguồn estrogen tự nhiên để điều trị hội chứng mãn kinh. Hàng loạt thực vật đã được sàng lọc với mục tiêu xác định tác dụng tương tự estrogen, cũng như tìm kiếm phytoestrogen mới [60].
Mạn kinh có tên khoa học đầy đủ là Vitex trifolia Linn., thuộc chi Vitex. Loài Mạn kinh được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền, quả của nó dùng để chữa cảm mạo, sốt, đau đầu, nhức thái dương, nhức mắt, tối tăm mặt mũi, vô kinh [5]. Đặc biệt, theo cuốn sách “The Natural Pharmacy”, quả các loài thuộc chi Vitex được giới thiệu dùng để điều trị hội chứng tiền mãn kinh. Quả và vỏ thân có tác dụng lên tuyến yên, sản sinh ra LH, enzym này làm tăng sản xuất progesteron, từ đó điều hịa chu kỳ kinh nguyệt [65].
Về nghiên cứu tác dụng dược lý, nghiên cứu của Trương Minh Phương và cộng sự về tác dụng của cao chiết EtOH 90% Mạn kinh tử trên mơ hình OVX cho thấy tác dụng tăng trọng lượng tử cung - vòi trứng, giảm lo lắng và cải thiện chức năng trí nhớ/nhận thức [7]. Do đó, Mạn kinh tử có thể có tác dụng trong điều trị một số triệu chứng của hội chứng mãn kinh.
Ngoài ra, theo kết quả điều tra về tình hình dược liệu ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012 (Viện Dược liệu) Số lượng các lồi dược liệu tự nhiên có tiềm năng khai thác: Đã xác định được 70 lồi/nhóm có tiềm năng khai thác. Trong đó lồi Mạn kinh có tiềm năng khai thác sản lượng lớn ở Việt Nam với 50 tấn/năm, phục vụ nhu cầu y học cổ truyền và công nghiệp Dược.
Từ những bằng chứng trong kinh nghiệm y học dân gian và kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý, chúng tôi nhận thấy tiềm năng vô cùng lớn của Mạn kinh tử để nghiên cứu tác dụng tương tự estrogen nhằm phát triển thuốc hỗ trợ/điều trị hội chứng mãn kinh ở phụ nữ.
35