Bàn luận về các kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính tương tự estrogen của mạn kinh tử trên tế bào mcf 7 (Trang 45 - 47)

- Đậu nành (Glycine soja)

3.3.3. Bàn luận về các kết quả nghiên cứu

Theo hiểu biết của chúng tôi, nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên đánh giá hoạt tính tương tự estrogen của cao chiết EtOH 70% và hợp chất agnusid phân lập từ Mạn kinh tử thông qua thử nghiệm in vitro trên tế bào MCF-7.

Trong chi Vitex có 2 lồi là Vitex agnus – catus và Vitex rotundifolia đã được nghiên cứu, đánh giá tác dụng tương tự estrogen ở giai đoạn mãn kinh. Từ dịch chiết CHCl3 của quả Vitex agnus – catus đã phân lập được casticin, vitexilacton, pinnatasteron and 17 – OH – progesteron và thử tác dụng dược lý trên mơ hình OVX thu được kết quả: tăng đáng kể trọng lượng tử cung và tăng tổng nồng độ estrogen, progesteron, đồng thời làm giảm prolactin huyết tương; có tác dụng giảm các triệu chứng tiền mãn kinh [40]. Từ dịch chiết EtOH 60% của quả V. rotudinfolia thu được 4 thành phần chính là: casticin, luteolin,

rotundifuran and agnusid đã được thử nghiệm hoạt tính estrogen. Kết quả cho thấy cao chiết EtOH 60% và rotundinfuran, agnusid phân lập từ quả V. rotudinfolia thể hiện hoạt tính

tương tự estrogen [38].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, mẫu cao chiết EtOH 70% và hợp chất agnusid phân lập từ Mạn kinh tử đã được thử hoạt tính tương tự estrogen trên tế bào MCF-7 theo phương

36

pháp MTT. Kết quả thực nghiệm cho thấy cả mẫu cao chiết EtOH 70% (nồng độ 25; 50μg/ml) và hợp chất agnusid (nồng độ 1; 2μM) đều thể hiện tác dụng kích thích tăng sinh tế bào MCF-7.

Sử dụng chất đối kháng thụ thể estrogen ICI 182,780 đã ức chế đáng kể tác dụng kích thích tăng sinh tế bào MCF-7 của cao chiết EtOH 70% (nồng độ 25; 50μg/ml) và hợp chất agnusid (nồng độ 1; 2μM). Sự ức chế này đã chứng minh rằng Mạn kinh tử có tác dụng tương tự estrogen và tác dụng này thể hiện thông qua các thụ thể estrogen có trong tế bào MCF-7.

Kết quả nghiên cứu của Trương Minh Phương và cộng sự trên mơ hình OVX bước đầu cho thấy cao chiết EtOH 90% của Mạn kinh tử với liều 1,6g và 3,2g/kg thể trọng chuột có tác dụng tăng trọng lượng tử cung - vòi trứng, giảm lo lắng và cải thiện chức năng trí nhớ/nhận thức. Kết quả này củng cố thêm tác dụng hướng estrogen của Mạn kinh tử.

Phytoestrogen bao gồm flavon, lignans và coumestan trong thành phần thực vật [63]. Đây là chất chủ vận yếu của estrogen và biểu hiện tác dụng mạnh hơn khi mức độ estrogen trong cơ thể thấp. Do đó, những chất này được mong đợi sẽ có đặc tính estrogen cao hơn ở phụ nữ mãn kinh [24]. Phytoestrogen tạo ra các phản ứng sinh học ở thực vật và biểu hiện các chức năng của estrogen nội sinh bằng cách liên kết với các thụ thể estrogen [24]. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của quả Mạn kinh tử đã chứng minh nó có chứa các thành phần: agnusid, luteolin (flavonoid ), rotundifuran (diterpen),... được biết đến là các chất có cấu trúc phytoestrogen [38].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, agnusid được phân lập từ Mạn kinh tử cho tác dụng kích thích tăng sinh tế bào MCF-7 và hiệu quả tối đa thể hiện ở nồng độ 1 μM. Điều này phù hợp với nghiên cứu đã công bố trước đây của Y. Hu và cộng sự (2007) về tác dụng của hợp chất agnusid phân lập từ quả Vitex rotundifolia với độ tinh khiết 87%. Các hợp chất rotundifuran và agnusid phân lập từ dịch chiết EtOH 60% quả của loài này đã được thử nghiệm và cho hoạt tính tương tự estrogen [38]. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng tác dụng của rotundifuran và agnusid liên quan đến gen cảm ứng estrogen, hữu ích trong việc điều chỉnh nồng độ hormon để điều trị các bệnh có liên quan [38].

Những kết quả in vitro này bước đầu chứng minh Mạn kinh tử có hoạt tính estrogen và có thể mang lại những ưu điểm vượt trội trong việc hỗ trợ/điều trị các triệu chứng của phụ nữ sau mãn kinh, đặc biệt là những người cần sự can thiệp của ERT. Tuy nhiên, cần thiết có các nghiên cứu dược lý sâu hơn và độ an toàn của dược liệu này.

37

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính tương tự estrogen của mạn kinh tử trên tế bào mcf 7 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)