3.3. Các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các Hiệp hội
3.3.2. Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, quản lý ngoại hối, hoạt động ngân hàng công bằng và minh bạch nhằm tạo sự phát triển và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Thi hành các chính sách và quy định pháp luật về tiền tệ và ngoại hối góp phần tạo sự phát triển cho các TCTD, doanh nghiệp.
Thứ hai, hiện nay các DNNVV muốn vay vốn tại các ngân hàng thương mại, thương chi được các ngân hàng cho vay vốn luân chuyển, ít khi được vay vốn trung dài hạn để đầu tư máy móc thiết bị, khoa học công nghệ vào hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các TCTD thành lập các cơng ty cho th tài chính đáp ứng nhu cầu tín dụng cho các DNNVV.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nướ c cần thiết lập , mở rộng hệ thống thơng tin tín dụng một cách nhanh chóng và phong phú hơn , đặc biệt cung cấp thông tin DNNVV . Trong các hệ thống thơng tin thì Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC) là nguồn cung cấp dữ liệu chính cho ngân hàng , trong đó chi cho biết số dư nợ hiện tại và tình hình trả nợ vay của khách hàng . Thông tin CIC thương không phản ánh kịp thời cho ngân hàng khi khách hàng có dư nợ tín dụng ở nơi khác , gây mất tính chính xác thơng tin thu thập được . Do vậy, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước cần phải hồn thiện hệ thống thơng t in tín dụng để đạt được tính chính xác , kịp thời và đầy đủ . Ngồi ra, cịn có thể cung cấp xếp
loại doanh nghiệp , phân tích tình hình biến động của thị trương và có biện pháp phịng ngừa rủi ro để các TCTD nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước cần phải đưa những văn bản hướng dẫn các quy định về tín dụng của Chính phủ một cách chính xác , kịp thơi hơn nữa để các TCTD thực thi một cách có hiệu quả nhất.
3.3.3. Nâng cao chất lượng của hoạt đợng thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn.
Hoạt động thanh tra , kiểm tra , kiểm tốn có vai trị quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật , tránh tình trạng làm ăn phi pháp, gian lận, trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh , các hành vi tiêu cực… Các hiện tượng nêu trên , đặc biệt là hành vi gian lận , trốn thuế của doanh nghiệp còn diễn ra khá phổ biến . Tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ thanh tra , tình trạng tiêu cực của doanh nghiệp trong q trình than h tra vẫn cịn tồn tại . Vì vậy, để tránh thất thốt tiền thuế của Nhà nước, lành mạnh hoá hoạt động của doanh nghiệp cần tăng cương đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đồng thời nâng cao năng lực , phẩm chất đạo đức của cán bộ thanh tra, tránh tình trạng nhũng nhiễu , tiêu cực của cán bộ thanh tra . Trường hợp phát hiện hành vi tiêu cực cần xử lý nghiêm khắc.
Đồng thơi, Ngân hàng Nhà nước tinh, UBND tinh cùng các cơ quan pháp luật trong tinh cũng cần có sự hỗ trợ tích cực các NHTM trong q trình giải quyết thu hồi các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng. Nên có một ưu tiên về quỹ thơ i gian, sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong q trình xử lý để giúp các NHTM tiết kiệm được thời gian , chi phí. Một mặt, giúp các NHTM nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư , nâng cao hiệu quả hoạt động, mạnh dạn trong quyết định đầu tư cho vay ; mặt khác, nâng cao vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn vay , nâng cao tính pháp lý , răn đe của pháp luật.
3.3.4. Nâng cao vai trị của Hiệp hợi Ngân hàng Việt Nam và các Hiệp hội doanh nghiệp.
3.3.4.1.Vai trị của Hiệp hợi Ngân hàng Việt Nam.
Là một tổ chức phi lợi nhuận, trên cơ sở nhất trí và thảo luận cơng khai giữa các thành viên, Hiệp hội Ngân hàng (HHNH) nên đưa ra một quy chế về những nguyên tắc trong quản lý và kinh doanh ngành ngân hàng mà tất cả các thành viên phải tuân thủ, đồng thời giám sát sự tuân thủ các nguyên tắc trên, mục đích là để hạn chế sự cạnh tranh
không lành mạnh và ổn định thị trương ngành ngân hàng. Đối với thành viên vi phạm quy chế, cũng cần quy định các chế tài trừng phạt như phạt tiền, kiến nghị thay đổi nhà quản lý cao cấp, không trợ giúp vốn, thông báo cho cơ quan giám sát ngân hàng, loại bỏ tư cách thành viên,… đối với các ngân hàng thành viên vi phạm.
Đề cao trách nhiệm của Hiệp hội trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, Hiệp hội phải làm tốt công tác trung gian liên lạc giữa ngân hàng và nhà đầu tư, thông qua nhiều cách và phương pháp phổ cập kiến thức tài chính ngân hàng cho nhà đầu tư, để nhà đầu tư hiểu được mợt cách chính xác những nghiệp vụ của NHTM, tránh những tranh chấp không đáng xảy ra. Đồng thơi, Hiệp hội phải chú ý ngăn chặn những biểu hiện cạnh tranh xấu giữa các ngân hàng, để bảo hộ nhà đầu tư không bị xâm hại bởi các hành vi cạnh tranh này.
3.3.4.2. Vai trị của Hiệp hợi doanh nghiệp.
Cải thiện môi trương pháp lý để cho phép các hiệp hội doanh nghiệp được thành lập, phát triển và thực hiện những chức năng chính của mình. Tuy nhiên, khi tiến hành xây dựng những quy định mới về các hiệp hội doanh nghiệp, sẽ rất có ích nếu Chính phủ tham khảo những chuẩn mực và thông lệ của quốc tế trong lĩnh vực này. Nhìn chung, kinh nghiệm của các nước khác cho thấy các luật, quy định và hệ thống quản lý đối với các hiệp hội vừa phải hợp lý và tránh sự lạm dụng, vừa đảm bảo hạn chế gánh nặng kìm hãm sự ra đời của các hiệp hội cũng như cản trở việc thực hiện các hoạt động hợp lý của họ.
Các hiệp hội doanh nghiệp nên chú trọng phát tiển những vấn đề lớn như kỹ năng vận động chính sách, tức là thuyết phục ngươi nghe, kỹ năng đối thoại giữa nhà nước và hiệp hội đại diện cho các doanh nghiệp, đảm bảo độc lập về mặt tài chính, có được nguồn nhân lực tương đối ổn định, khả năng thu hút hội viên và khả năng phục vụ hội viên.
3.3.5.Kiến nghị sửa đổi khoản 8 điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ – CP ngày 29/12/2006 về hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nghị định 163/2006/NĐ – CP ngày 29/12/2006, khoản 8, điều 3 quy định: “hàng hóa ln chủn trong q trình sản xuất kinh doanh là động sản dùng để trao đổi, mua bán, cho thuê trong phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên bảo đảm”. Như vậy theo định nghĩa này thì hàng hóa ln chủn trong q trình sản xuất kinh doanh phải thỏa mãn các điều kiện sau:
(i) Là động sản;
(ii) Mục đích của tài sản là doanh nghiệp dung để trao đổi, mua bán, cho thuê trong phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều kiện (i) tương đối dễ hiểu, tuy nhiên điều kiện (ii) lại rất khó áp dụng trong thực tế. Lấy ví dụ, một loại tài sản là gỗ trong một doanh nghiệp sản xuất gỗ , nếu doanh nghiệp dùng gỗ này để bán thương mại thì đó là hàng hóa ln chủn trong q trình sản, xuất kinh doanh, nhưng nếu doanh nghiệp dùng để sản xuất bàn ghế thì khơng được , hoặc nếu doanh nghiệp bán với mục đích tẩu tán tài sản, trốn nợ ngân hàng thì đó cũng khơng được coi là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy vấn đề đặt ra là, tại thơi điểm ngân hàng nhận thế chấp lô gỗ nêu trên, do lơ gỗ có thể được doanh nghiệp dùng để bán thương mại, có thể đưa vào sản xuất (động thái diễn ra trong tương lai), thì làm sao ngân hàng xác định được lơ gỗ có phải là hàng hóa luân chuyển trong q trình sản xuất kinh doanh hay khơng?
Ngồi ra, có nhiều cách hiểu về hàng hóa luân chuyển. Có ý kiến cho rằng, hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh không chi là các loại hàng hóa, thành phẩm (mã tài khoản trên bảng cân đối kế tốn là 156 và 155) mà cịn có cả các loại nguyên, nhiên vật liệu, tư liệu đầu vào, sản phẩm dở dang (mã tài khoản 152,154,…). Vì vậy, khi nhận thế chấp hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh, đối tượng tài sản thế chấp là tất cả các loại nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, tư liệu đầu vào của quá trình xuất, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa.
Trong thực tế, nhiều ngân hàng nhận thấy việc nhận thế chấp này là bất cập vì quy định chưa rõ ràng cũng như thật khó để đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng do việc kiểm soát của ngân hàng rất hạn chế và khó khăn hơn. Tuy nhiên, vì nhiều ngun nhân, như khách hàng đã đủ điều kiện cho vay không đảm bảo bằng tài sản nên ngân hàng thực hiện hình thức nhận thế chấp này với mục đích “có cịn hơn khơng”; do cạnh tranh, hoặc do khách hàng khơng có tài sản, khơng đủ điều kiện cho vay khơng đảm bảo bằng tài sản nhưng ngân hàng vẫn muốn cho vay nên đã thực hiện hình thức nhận thế chấp này để hợp thức hóa khoản vay. Điều này tạo ra hệ lụy là ngân hàng khơng lượng hóa được mức độ rủi ro (giá trị tài sản theo báo cáo lớn nhưng thực tế nhỏ hơn) và gây ra rủi ro tín dụng lớn hơn.
Về bản chất, hàng hóa ln chủn trong q trình sản xuất kinh doanh là các loại hàng hóa có tính chất ln chủn nhanh và liên tục trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, do đó luật đã có quy định riêng về loại hình thế chấp đặc biệt đối với loại tài sản này nhằm tránh các thủ tục rươm rà, phức tạp mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho các bên. Tuy nhiên để luật đi vào cuộc sống, tài sản đảm bảo phải đúng nghĩa là tài sản đảm bảo và để đảm bảo quyền lợi của các bên, từ đó ngân hàng có thể đánh giá một cách chính xác mức độ rủi ro tín dụng, tác giả đề xuất như sau: Đề nghị sửa đổi khoản 8, điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ–CP ngày 29/12/2006 theo hướng quy định rõ thế nào là hàng hóa ln chủn trong q trình sản xuất kinh doanh, theo đó tại thời điểm thế chấp các bên có thể xác định được ngay để tiến hành thủ tục thế chấp.
Kết luận chương 03
Mở rộng tín dụng DNNVV, dù đã nhận thức và được quan tâm một cách đúng mực tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung, Chi nhánh Bình Dương nói riêng, tuy nhiên do bản thân DNNVV còn nhiều hạn chế, các quy định của ngân hàng còn nhiều thận trọng, cái nhìn về DNNVV cịn nhiều khắt khe cũng như khn khỏ pháp lý chung cịn có sự bất cập, vì vậy để có thể mở rộng cho vay DNNVV một cách có hiệu quả thì cần phải thực hiện đồng bộ và tổng hợp nhiều giải pháp, từ vĩ mơ đến vi mơ. Có khá nhiều giải pháp đã được đề cập trong chương 3, trong đó để đối tượng DNNVV có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thì bản thân doanh nghiệp trước hết phải nỗ lực nhằm nâng cao năng lực hành chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo lập uy tín đối với ngân hàng , đối với ngân hàng cần nâng cao tinh thần phục, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đối với cơ quan nhà nước, các hiệp hội cần nâng cao vai trị quản lý vĩ mơ, nâng cao vai trị hỗ trợ DNNVV. Có như vậy, DNNVV mới thực sự có điều kiện phát huy hết khả năng, phẩm chất của mình, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
KẾT LUẬN
Mở rộng DNNVV đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Các DNNVV đang ngày càng có vai trị quan trọng và trở thành động lực tăng trưởng kinh tế. DNNVV đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và có vai trị quan trọng trong q trình sản xuất, lưu thơng hàng hóa, cung ứng dịch vụ, là các vệ tinh gắn kết, hỗ trợ, thúc đẩy sự mở rộng của các doanh nghiệp lớn. Đặc biệt là Việt Nam bước vào hội nhập từ một nền kinh tế chưa phát triển, việc mở rộng DNNVV sẽ góp phần đa dạng hóa các thành phần kinh tế, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho nền kinh tế. DNNVV cịn góp phần giải quyết cơng ăn việc làm và ổn định đời sống xã hội cho hàng triệu lao động.
Một thực trạng là đa phần các DNNVV có quy mơ sản xuất kinh doanh nhỏ và ln trong tình trạng thiếu vốn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị mới. Tuy nhiên việc tiếp cận vốn của các DNNVV cịn gặp nhiều khó khăn, do vốn ưu đãi mở rộng DNNVV từ các nguồn tài trợ trong và ngồi nước cịn hạn chế trong khi năng lực của đa phần DNNVV chưa đáp ứng các điều kiện để có thể huy động từ thị trương chứng khốn. Chính vì vậy, để mở rộng sản xuất và phát triển hoạt động kinh doanh, DNNVV chủ yếu tiếp cận nguồn vốn tín dụng Ngân hàng, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này cũng còn một số hạn chế và khó khăn nhất định.
Trên cơ sở lý luận chung về DNNVV, về tín dụng ngân hàng, vai trò của DNNVV trong nền kinh tế và cùng với những phân tích hiện trạng hoạt động cho vay DNNVV của Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Bình Dương, từ đây rút ra được những mặt ưu điểm, mặt hạn chế và những khó khăn mà các DNNVV trên địa bàn tinh Bình Dương đang gặp phải. Tác giả đưa ra một số giải pháp để giúp các DNNVV nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, giúp các DNNVV cũng như các NHTM hoạt động có hiệu quả và phát triển mạnh mẽ, đóng góp nhiều hơn vào q trình phát triển kinh tế tinh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I - Các tài liệu:
1. TS Lê Xuân Bá, TS Trần Kim Hào, TS Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ
và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dơn, TS Hoàng Đức, TS Trần Huy Hoàng, TS Trầm Xuân Hương, Th.S Nguyễn Quốc Anh (2005), Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Tp.HCM.
3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, Nhà xuất bản
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Trần Huy Hồng (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Tp.HCM. 5. Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX và Luật số 20/2004/QH11 của Quốc Hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của các tổ chức tín dụng.
6. Luật đất đai số 13/2003 – QH11.
7. Nghị định 56/2009/NĐ – CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa. 8. Nghi định 163/2006/NĐ – CP ngày 29/12/2006 về giao dich bảo đảm và các văn bản
liên quan.
9. Và một số Quyết định, Nghị định liên quan của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
II- Các tạp chí, tài liệu khác và website:
1. Hồng Anh Dũng (2008), “Lập kế hoạch khởi sự cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM.
2. Nguyễn Thanh Bình (2008), “Một số giải pháp tài chính hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM.
3. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Nghị (2011), “Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Thị trường tài chính tiền tệ, 19 (340), tr. 21 – 25.