Về phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 63)

2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP ngoại thương–Ch

2.3.2.2. Về phía ngân hàng

Về việc định giá và nhận thế chấp tài sản bảo đảm.

Hiện nay toàn bộ hệ thống Vietcombank đang áp dụng chính sách bảo đảm tín dụng được ban hành theo Quyết định số 30/QĐ-VCB.CSTD ngày 20/01/2011 và có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/04/2011. Tuy nhiên, việc áp dụng và triển khai chính sách này đang cịn nhiều bất cập, gây khó khăn cho các chi nhánh trong việc định giá và nhận thế chấp tài sản bảo đảm, từ đó ảnh hưởng đến khả năng quyết định cho vay.

Nhìn chung, qua nghiên cứu tổng thể chính sách bảo đảm tín dụng của Vietcombank Bình Dương, tác giả nhận thấy cách đánh giá tài sản bảo đảm của Vietcombank là khá khắt khe và thận trọng, có tính phịng ngừa rủi ro cao, bảo đảm khả năng thu hồi nợ trong trương hợp xử lý tài sản thế chấp.

Riêng đối với các DNNVV, năng lực tài chính có hạn và tài sản bảo đảm cũng hạn chế, chủ yếu là máy móc thiết bị và tài sản bảo lãnh là đất đai, nhà cửa của các cá nhân trong cơng ty. Trong khi cơng tác xây dựng uy tín, thương hiệu và thị trương của doanh nghiệp chưa được thiết lập và quan tâm một cách đúng mức nên khả năng xem xét cho vay trong trương hợp tài sản bảo đảm không đủ giá trị theo định giá của ngân hàng cũng khó được thơng qua. Đây chính là một trong những khó khăn lớn nhất đối với các DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng mặc dù phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh là khả thi.

Cụ thể xin nêu một số bất cập trong chính sách bảo đảm tín dụng hiện nay mà có liên quan phổ biến nhất đến các khách hàng là DNNVV của Vietcombank như sau:

+ Quy định tại Khoản 1.1. Mục IV Phụ lục 02 của Category X _ Real Estate (Bất động sản): trương hợp thế chấp quyền sử dụng đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá

nhân được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì giá trị định giá được xác định theo giá đất do Ủy ban nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mà không khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất đối với thời gian đã sử dụng.

Theo quyết định số 57/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của UBND Tinh Bình Dương V/v Ban hành quy định bảng giá các loại đất năm 2011 trên địa bàn tinh Bình Dương đối với khu vực thành phố Thủ Dầu Một (là khu vực có giá đất cao nhất tinh Bình Dương hiện nay) thì đất trồng cây lâu năm và đất nơng nghiệp khác tại vị trí 1( tiếp giáp

và cách hàng rào bảo vệ đương bộ trong phạm vi 100 mét) và khu vực 1(đất trên địa bàn các xã nằm ven trục đương giao thông do Trung ương và tinh quản lý; các trục đương giao thông trên địa bàn các phương, thị trấn, đầu mối giao thông , khu thương mại , khu công nghiệp, cụm công nghiệp , khu sản xuất, khu du lịch, khu dân cư mới) có mức giá cao nhất hiện nay là 190.000 đồng/m2. Riêng đối với vị trí khác nằm ở các khu vực thị xã, huyện khác thì giá cịn thấp hơn.

Với cách định giá như trên thì quá thấp và chưa hợp lý, thực tế giá đền bù giải phóng mặt bằng của các chủ đầu tư và giá trị thị trương chuyển nhượng hiện nay cao hơn rất nhiều lần (gấp 40-50 lần theo khung giá UBND tinh) và tùy theo các tuyến đương có vị trí lợi thế khác nhau mà đất cịn có nhiều mức khác nhau.

+ Quy định tại Khoản 1.2. Mục IV Phụ lục 02 Category X_ Real Estate (Bất động sản): trương hợp tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01/07/2004 mà đã trả tiền cho thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã trả trước tiền cịn lại ít nhất là 05 năm thì được thế chấp quyền sử dụng đất và được định giá trên 2 cơ sở:

 Giá trị định giá được xác định theo tích số giá th đất hiện hành (nếu có) nhân(x) trong thời gian thuê còn lại.

 Trương hợp khơng có giá th hiện hành thì xác định theo số tiền th đất cịn lại đã thanh tốn/trả trước.

Nhưng thực tế phát sinh nhiều trương hợp tổ chức kinh tế thuê đất chính là những nhà đầu tư tạo lập nên quyền sử dụng đất đó, từ lúc bồi thương, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất th, tổng hợp các chi phí doanh nghiệp bỏ ra thì hình thành nên tài sản rất lớn, mặc dù theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của nghị định số 121/2010/ NĐ- CP ngày 30/12/2005 bổ sung

khoản 3 Điều 7 Nghị định số 142/ 2005/ NĐ- CP ngày 14/11/2005 thì : “Trường hợp

người được Nhà nước cho thuê đất thực hiện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được trừ số tiền đã ứng trước vào tiền thuê đất phải nộp theo phương án được duyệt . Mức được trừ không được vượt quá số tiền thuê đất phải nộp.

Số tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng cịn lại chưa được trừ vào tiền th đất phải nộp (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án”

Hiện nay mặc dù đơn giá cho thuê đất một năm của Nhà nước đã được điều chinh tăng lên gấp 3 lần so với quy định trước đây, cụ thể tại địa bàn tinh Bình Dương quy định tối đa bằng 1,5% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do UBND tinh ban hành (áp dụng kể từ ngày 01/03/2011) nhưng nhìn chung vẫn cịn thấp và lại được điều chinh khá chậm (05 năm/lần).

Như vậy, nếu định giá quyền sử dụng đất thuê trong các trương hợp trên và chi căn cứ vào đơn giá thuê đất còn lại đã thanh tốn/đã trả trước, thậm chí theo đơn giá th hiện hành thì vẫn thiệt thịi cho các doanh nghiệp th đất vì giá trị quyền sử dụng đất do chính doanh nghiệp tạo lập nên rất cao. Thực tế nếu doanh nghiệp muốn chuyển nhượng các quyền sử dụng đất thuê Nhà nước cho ngươi sử dụng khác hoặc khi phát mãi tài sản thì giá trị chuyển nhượng chính là giá trị giao dịch bất động sản tại thời điểm chuyển nhượng.

+ Quy định tại Khoản 2.1 Mục IV Phụ lục 02 Category X_ Real Estate (Bất động sản) về định giá tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ơ: theo quy định hiện

tại, chi cho phép định giá tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở (đủ điều kiện thế chấp chính thức) căn cứ vào một điều kiện duy nhất: không vượt quá chi phí thực tế và hợp lý để hình thành tài sản, được xác định dựa vào hồ sơ, chứng từ đầu tư hoặc xây dựng quyết toán của chủ đầu tư sau khi khấu trừ phần giá trị khấu hao tài sản theo thời gian thực tế sử dụng tài sản.

Nhưng thực tế có mợt số trương hợp khách hàng than phiền khó khăn và khơng thể tìm kiếm hoặc thu thập đầy đủ các hồ sơ, chứng từ, hóa đơn,… hình thành nên tài sản. ngun nhân do một số cơng trình xây dựng (nhà xưởng, văn phịng, cơng trình phụ…) được thi cơng từ rất lâu, các tài liệu hạch tốn có liên quan đã lưu giữ qua nhiều thế hệ nhân viên trong doanh nghiệp và bị thất lạc ít nhiều. Ngồi ra, phát sinh các trương hợp cơng trình xây dựng đã lâu, trích hết khấu hao nhưng vẫn giữ nguyên hiện trạng và còn giá trị sử dụng tốt. Vì vậy, nếu chi căn cứ vào điều kiện đã nêu để định giá tài sản gắn liền với đất khơng phải nhà ở thì chưa hợp lý, thậm chí là khó thực hiện trong thực tế.

+ Quy định tại mục III Phụ lục 02 Category VII_ Vehicle (Phương tiện giao thông đường bộ) về mức độ ưu tiên nhận bảo đảm và tỷ lệ cấp tín dụng tối đa theo giá trị định giá: Đối với tài sản là xe máy chuyên dùng đã qua sử dụng (mã số VH4):

hạn chế nhận thế chấp, theo tác giả là chưa phù hợp. Hiện nay loại phương tiện vận tải chuyên dùng này vốn được Sở giao thông Vận tải cấp giấy chứng nhận đăng ký như đối với các loại phương tiện vận tải thông thương khác. Nhiều trương hợp các loại phương tiện vận tải chuyên dùng chi mới sử dụng thời gian ngắn (còn khấu hao) trong ngành xây dựng do các cá nhân/tổ chức kinh tế nhập/mua về như: xe trộn bê tơng, xe ủi, xe lu,… có giá trị khá lớn nhưng không được áp dụng một tỷ lệ cấp tín dụng là chưa hợp lý.

+ Quy định tại Khoản 2 Mục IV Phụ lục 02 Category VII_ Vẹicle (Phương tiện giao thông đường bộ) & Category VIII_Vessel (Phương tiện giao thông đường thủy) về hướng dẫn định giá tài sản bảo đảm: Trương hợp chi nhánh tự định giá tài sản bảo

đảm, thì giá trị tài sản khi định giá (mới 100% hoặc đã qua sử dụng) phải khấu trừ thuế (nếu có). Theo quy định này thì việc định giá tài sản bảo đảm thuộc sở hữu cá nhân sẽ khấu trừ phần thuế VAT vào giá trị tài sản là chưa hợp lý vì khách hàng cá nhân chính là ngươi tiêu dùng cuối cùng bị đánh thuế , hoặc đối với các doanh nghiệp thì thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ đều được tính vào giá trị tài sản và cho phép khấu hao.

Như vậy, với chính sách bảo đảm tín dụng như hiện nay củaVietcombank đã gây nhiều khó khăn và hạn chế cho các chi nhánh, cụ thể là VCB Bình Dương gặp trở ngại trong việc định giá và nhận thế chấp tài sản bảo đảm, kết quả là định giá thấp hơn nhiều so với giá thị trương thực tế. Từ đó ảnh hưởng đến các quyết định cho vay, làm giảm sức cạnh tranh của các chi nhánh và đánh mất nhiều cơ hội tiếp cận với các khách hàng tiềm năng, cho vay đối với các phương án, dự án khả thi và hiệu quả.

Những kiến nghị chỉnh sửa những bất cập trong chính sách bảo đảm tín dụng của Vietcombank nêu trên sẽ được trình bày trong Phần 3.2.8 thuộc Chương 3.

Quy trình cho vay cịn rườm rà, phức tạp:

Quy trình cho vay của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được đánh giá là mợt trong những quy trình tín dụng chặt chẽ nhất, nhưng chính sự chặt chẽ này lại tạo ra mợt loạt các bước công việc rươm rà, phức tạp, gây tốn kém thời gian thẩm định cho ngân hàng và khách hàng. Mặc dù hiện nay Vietcombank cũng đã có một quy trình tín

dụng riêng biệt áp dụng cho các DNNVV nhằm chuẩn hóa cũng như đơn giản hóa thủ tục so với quy trình cho vay các doanh nghiệp lớn, nhưng khi áp dụng vào thực tế cũng còn khá phức tạp. Việc quy định nhiều phịng ban cùng tham gia vào q trình cấp tín dụng với mỗi phịng ban một chức năng khác nhau, dù đảm bảo tính khách quan trong việc cấp tín dụng hạn chế rủi ro, nhưng lại tạo ra khá nhiều công đoạn, nhiều thủ tục giấy tơ không thực sự cần thiết gây mất thơi gian, đặc biệt là trong trương hợp sự phối hợp giữa các phịng ban khơng nhịp nhàng. Ngược lại gây hiệu ứng với cách làm “một cửa” hiện nay tại các ngân hàng thương mại cổ phần khác.

Ngân hàng chưa đẩy mạnh công tác tiếp thị, mạng lưới chi nhánh còn thưa

thớt:

Vietcombank là một ngân hàng có thương hiệu, được rất nhiều ngươi biết đến, nhưng họ chi biết đây là một ngân hàng với hoạt động cho vay chủ yếu là cho vay xuất nhập khẩu, cho vay các doanh nghiệp lớn hoặc cho vay theo chi định của Chính phủ chứ chưa biết đến như một ngân hàng cũng cho vay đa dạng các đối tượng khác như các DNNVV, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài( FDI), cá nhân và hộ gia đình,… Riêng đối với chi nhánh VCB Bình Dương , do lực lượng cán bộ nhân viên còn thiếu, nên trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn, mà ít quan tâm đến mảng cho vay DNNVV, cho vay cá nhân và hộ gia đình. Mặc dù hiện nay, với sự chi đạo của Vietcombank Trung ương, Chi nhánh cũng đã bắt đầu đẩy mạnh hoạt động cho vay DNNVV, nhưng chưa thu hút được một số lượng lớn các khách hàng là DNNVV . Nguyên nhân do công tác phát triển và tiếp thị chưa được đẩy mạnh và quan tâm đúng mức, chi mang tính bộc phát chủ ́u bằng hình thức phát tơ rơi nên chưa phát huy được hiệu quả cao. Các hình thức quảng cáo, tiếp thị khác thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo đài, nhà tài trợ, thông qua tiếp thị , tiếp xúc trực tiếp, … còn rất hạn chế. Đa số khách hàng đến đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng xuất phát từ nhu cầu bức thiết về vốn, khách hàng tự tìm hiểu và tự liên hệ với ngân hàng.

Mạng lưới phòng giao dịch còn thưa thớt, hiện nay VCB Bình Dương có 5 phịng giao dịch, bao gồm Phòng giao dịch số 01 tại trung tâm thành phố Thủ Dầu Một, Phòng giao dịch Mỹ Phước tại thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, Phòng giao dịch Phú Chánh tại xã Phú Chánh, thành phố Thủ Dầu Một; Phòng giao dịch Tân Uyên tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên và phòng giao dịch VSIP tại thị xã Thuận An. Với khu vực đầu tư

phát triển khách hàng được Tổng giám đốc Vietcombank cho phép là khu vực tinh Bình Dương và tinh Bình Phước (VCB Bình Dương có thể cấp tín dụng cho các doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh tại 02 tinh này) thì hiện nay mạng lưới các phịng giao dịch của VCB Bình Dương đang cịn khá thưa thớt, chưa thể đáp ứng kịp thơi cho nhu cầu phát triển của các DNNVV và là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình tiếp cận, thiết lập quan hệ tín dụng với các DNNVV.

Thêm vào đó, các phịng giao dịch của VCB Bình Dương chủ yếu là phát triển và cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó có cho vay thể nhân với hạn mức quyền phán quyết tối đa là 500 triệu đồng. Các trương hợp cấp tín dụng vượt mức 500 triệu đồng và cấp tín dụng cho khách hàng là doanh nghiệp thì phải thơng qua Phịng Khách hàng tại trụ sở chính tái thẩm định và xét duyệt cho vay. Điều này gây mất thơi gian cho công tác thẩm định của ngân hàng và khách hàng , ngoài ra cũng gây tâm lý e ngại, bị động cho các phòng giao dịch trong công tác tiếp cận và phát triển các khách hàng là DNNVV.

Nhân viên tín dụng cịn thiếu và yếu về nghiệp vụ chun mơn:

Thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh là một trong những khâu rất quan trọng trong q trình phân tích tín dụng nhằm nhận ra các dự án, phương án khả thi để tài trợ một cách hiệu quả nhất và loại bỏ những dự án khơng hiệu quả.

Bình Dương là một trong những khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất nước, tập trung rất nhiều cơng ty, nhà máy, xí nghiệp lớn, nhỏ đủ loại với nhiều ngành nghề khác nhau nên địi hỏi nhân viên tín dụng cũng phải có trình độ hiểu biết khá rõ về các ngành nghề đó mới có thể thẩm định một cách chi tiết, chuyên sâu và chính xác được. Tuy nhiên nhân viên tín dụng tại VCB Bình Dương hầu hết cịn trẻ, tất cả đều có trình độ, nhiệt tình, hàng năm được đào tạo thêm chuyên môn nghiệp vụ nhưng do hầu hết là nhân viên mới, kinh nghiệm thực tế chưa có, kiến thức về ngành nghề sản xuất kinh doanh còn hạn chế, khả năng tiếp xúc, tư vấn, thẩm định và chăm sóc khách hàng chưa tốt và chưa đồng đều, nhân viên được tuyển dụng từ nhiều tinh thành khác nhau nên chưa am hiểu nhiều về đặc thù kinh tế, xã hội tại địa phương. Do đó, trong cơng tác chun mơn cịn gặp nhiều khó khăn, địi hỏi phải được trang bị thêm nhiều kiến thức, kinh

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w