Khảo sát việc trình bày báo cáo bộ phận tại các công ty

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 44)

1 .3Kinh nghiệm từ các nghiên cứu về báo cáo bộ phận tại các nước khác

2.2.1 Khảo sát việc trình bày báo cáo bộ phận tại các công ty

2.2.1.1Mục tiêu khảo sát

Nội dung khảo sát của đề tài với mục tiêu là mơ tả thực trạng lập, trình bày báo cáo bộ phận và đánh giá mức độ tuân thủ với quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam về báo cáo bộ phận tại các cơng ty có chứng khốn niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (gọi tắt là cơng ty niêm yết) hiện nay. Thơng qua đó xác định một số yếu tố có ảnh hưởng đến việc lập báo cáo bộ phận tại các công ty niêm yết Việt Nam.

2.2.1.2Các giả thiết nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu và các bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ trình bày báo cáo bộ phận tại các nước, người viết tiến hành lựa chọn và xây dựng các biến số và các giả thiết nghiên cứu.

a. Biến phụ thuộc – mức độ trình bày báo cáo bộ phận (SDS- Segment Disclosure Score)

Các thông tin bộ phận thường được sử dụng để đánh giá rủi ro, dự đoán khả năng sinh lời từ đầu tư và thơng qua đó dự đoán giá cổ phiếu. Do vậy số lượng các thơng tin được trình bày trong báo cáo bộ phận càng tăng thì tính hữu ích của báo cáo bộ phận

cho các nhà đầu tư càng tăng. Người viết đo lường mức độ trình bày báo cáo bộ phận dựa vào số điểm đạt được của báo cáo bộ phận. Theo CMKTVN 28, các chỉ tiêu chính cần trình bày trên báo cáo bộ phận bao gồm: doanh thu, lãi/lỗ, tài sản, nợ phải trả bộ phận; tổng chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí trả trước dài hạn của bộ phận trong niên độ đã được tính trong chi phí để tính kết quả bộ phận, tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua tài sản cố định, bổ sung thêm hai chỉ tiêu khuyến khích là thu nhập hoặc chi phí thuế thu nhập và lợi nhuận sau thuế của bộ phận. Mỗi chỉ tiêu được trình bày sẽ được tính một điểm, SDS là tổng số điểm mà báo cáo bộ phận đó đạt được. Khi có sự khác biệt về số lượng chỉ tiêu giữa các bộ phận khác nhau trong một cơng ty thì số bình qn của các chỉ tiêu báo cáo sẽ được sử dụng để đo lường chất lượng thông tin của tất cả các bộ phận.

b. Biến quy mơ cơng ty (SIZE)

Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có sự liên quan giữa quy mơ cơng ty với mức độ trình bày báo cáo bộ phận. Các cơng ty lớn thường có xu hướng trình bày nhiều các thông tin trên báo cáo hơn các công ty nhỏ. Có thể có 3 nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ thuận chiều giữa quy mơ cơng ty và mức độ trình bày BCBP. Thứ nhất, các cơng ty lớn bị ảnh hưởng của nhiều quy định pháp lý và can thiệp của chính phủ hơn các cơng ty nhỏ. Thứ hai, chi phí thu thập thơng tin sẽ thấp hơn đối với các cơng ty lớn vì các cơng ty này có hệ thống báo cáo nội bộ chi tiết và đầy đủ hơn. Thứ ba, các công ty nhỏ thường dấu bớt các thơng tin nhạy cảm vì nếu trình bày tồn bộ các thơng tin thì có thể làm ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh của họ. Chi phí phát sinh do sự tách biệt người quản lý và chủ sở hữu (lý thuyết người đại diện- Agency cost) sẽ lớn hơn ở các cơng ty lớn do đó họ có động lực làm giảm các chi phí này. Một cách để làm giảm các chi phí này là trình bày các thơng tin kế tốn nhiều hơn. Dựa trên các lập luận này giả thiết đầu tiên sẽ được thiết lập:

H1: Quy mơ cơng ty có quan hệ thuận chiều với mức độ trình bày BCBP

c. Biến địn bẩy tài chính (LEV- Financial Leverage)

Một số các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa mức độ trình bày BCBP và địn bẩy tài chính của cơng ty như Mishari M. Alfaraih & Faisal S. Alanezi (2011),

Manuela Lucchese, Prencipe (2004) và Kelly (1994). Các cơng ty có địn bẩy tài chính cao thường sẽ trình bày nhiều thơng tin hơn để đáp ứng yêu cầu thông tin của chủ nợ. Trong các nghiên cứu, lý thuyết về người đại diện (Agency Theory) thường được sử dụng để giải thích cho động lực khiến các nhà quản lý của các cơng ty có tỷ số nợ cao trình bày nhiều thuyết minh hơn và các công ty với tỷ lệ nợ cao là các cơng ty có chi phí người đại diện (agency cost) sẽ cao hơn so với các cơng ty có tỷ lệ nợ thấp do đó mà các nhà quản lý sẽ phải nỗ lực làm giảm chi phí này xuống. Với càng nhiều thông tin cung cấp cho chủ nợ, họ sẽ đáp ứng được những đòi hỏi về thơng tin của họ để đảm bảo có thể duy trì các khoản nợ trong dài hạn và ít bị chủ nợ áp dụng các điều kiện ngặt nghèo đối với các khoản vay. Dựa trên lập luận trên, giả thiết được đưa ra là:

H2: Địn bẩy tài chính có quan hệ thuận chiều với mức độ trình bày BCBP

d. Biến thời gian hoạt động (AGE)

Thời gian hoạt động của công ty tính bằng số năm kể từ năm thành lập có thể ảnh hưởng đến mức độ trình bày BCBP. Glaum và Street (2003) so sánh giữa các công ty lâu đời và các cơng ty có thâm niên hoạt động ít hơn và đã lập luận rằng các công ty mới thành lập thường có xu hướng tập trung vào phát triển sản phẩm và thị trường hơn là chú trọng vào phát triển bộ mày kế tốn. Bên cạnh đó, các nhà quản lý của những cơng ty này thường sẽ ít kinh nghiệm hơn trong điều hành một công ty niêm yết với rất nhiều quy định phải tuân thủ. Đối với các công ty đã hoạt động lâu đời thì đã có hệ thống kế tốn được xây dựng và phát triển rất tốt, ngồi ra thì các quản lý và nhân viên đều là những người có kinh nghiệm tất cả những yếu tố này kết hợp lại sẽ tạo ra được nhiều số liệu và thơng tin kế tốn có chất lượng hơn. Xét về tính cạnh tranh, các cơng ty trẻ hơn nếu trình bày nhiều các thơng tin hơn sẽ gặp bất lợi cạnh tranh nhiều hơn do các đối thủ có nhiều thâm niên hơn sẽ sử dụng các thông tin này gây bất lợi trong cạnh tranh cho các công ty mới. Ngược lại, các cơng ty lâu năm sẽ trình bày nhiều thơng tin hơn vì các cơng ty này sẽ ít bị ảnh hưởng nhiều đến cạnh tranh khi trình bày những thơng tin này. Do đó giả thiết đối với biến này sẽ là:

H3: Thời gian hoạt động của cơng ty có quan hệ thuận chiều với mức độ trình bày BCBP

e.Biến mức độ tăng trưởng (GROWTH)

Trong nghiên cứu về các thuyết minh và yếu tố có ảnh hưởng, Chavent et al.(2006) đã phát hiện các công ty đang tăng trưởng thường sẽ che dấu các thông tin nhạy cảm về kinh doanh để tránh làm ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh của mình. Các chi phí cạnh tranh tiềm tàng phát sinh từ việc công bố các thông tin bộ phận của các công ty đang tăng trưởng mạnh sẽ rất cao do các đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng các thơng tin này gây thiệt hại cho các công ty này. Do vậy mối liên hệ nghịch chiều giữa sự tăng trưởng của cơng ty và mức độ trình bày BCBP.

H4: Sự tăng trưởng có quan hệ ngịch chiều với mức độ trình bày BCBP

f. Khả năng sinh lời (PROFIT)

Các nhà quản lý có khả năng trình bày các thơng tin chi tiết hơn khi khả năng sinh lời cao như là dấu hiệu cho thấy họ có khả năng tối đa hóa giá trị cho cổ động và tăng sự an tồn cho vị thế của họ. Khi đạt được lợi nhuận cao, các nhà điều hành công ty sẽ thể hiện được sự thành cơng của họ thơng qua việc trình bày các thơng tin tài chính đến cơng chúng nhằm mục đích tăng ấn tượng tích cực của bản thân họ với cộng đồng. Ngược lại, khi cơng ty có tỷ suất lợi nhuận thấp thì sẽ có khuynh hướng dấu bớt các thơng tin và các lý do làm mất lợi nhuận công ty. Những tín hiệu tốt thì thơng thường sẽ được đưa ra để cổ đông và thị trường đánh giá cao giá trị của cơng ty ngược lại khi tình hình kinh doanh xấu đi họ dấu bớt các thông tin để tránh việc thị trường đánh giá thấp giá trị của cơng ty. Do vậy có thể nói rằng cơng ty có tỷ suất sinh lợi cao thì sẽ được kỳ vọng trình bày nhiều thơng tin hơn các cơng ty có tỷ suất sinh lợi thấp hơn. Giả thiết dược đưa ra là:

H5: Tỷ suất sinh lời có quan hệ thuận chiều với mức độ trình bày BCBP

g.Cơng ty kiểm tốn (AUDIT)

Rất nhiều nghiên cứu trước đây đều cho rằng có mối liên hệ thuận chiều giữa mức độ trình bày BCBP và chất lượng của cơng ty kiểm tốn. Các cơng ty kiểm tốn lớn có nhiều kinh nghiệm và họ cũng cần bảo vệ danh tiếng của mình do đó ít có khả năng mắc sai lầm trong thực hiện kiểm tốn. Ngồi ra, các cơng ty kiểm tốn nhỏ thường dễ

tính hơn với các u cầu từ phía khách hàng của họ vì lo sợ sẽ mất khách hàng. Các cơng ty kiểm tốn nổi tiếng thế giới thuộc nhóm Big-4 sẽ trình bày nhiều thơng tin chi tiết hơn các công ty kiểm tốn nội địa lý do là vì các cơng ty kiểm tốn lớn sẽ có nhiều kinh nghiệm và năng lực chuyên môn hơn là các cơng ty kiểm tốn nội địa. Giả thiết đưa ra dựa vào các lý luận trên là:

H6: Các cơng ty kiểm tốn thuộc nhóm Big-4 có mối liên hệ thuận chiều với mức độ trình bày BCBP

h. Lĩnh vực kinh doanh thuộc nhóm cơng nghiệp, chế biến, chế tạo (IND-INDUSTRIAL)

Các công ty nằm trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế tạo đặc biệt là các công ty lớn sản xuất hàng loạt với nhiều loại sản phẩm khác nhau thường có tính phức tạp cao trong các hoạt động sản xuất kinh doanh do đó địi hỏi hệ thống kế toán phải được xây dựng chi tiết và hoàn chỉnh hơn các công ty khác để đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành và ra quyết định kinh doanh của ban giám đốc. Măt khác do tính chất phức tạp và quy mơ lớn thường địi hỏi nhân lực phải có năng lực chun mơn và kinh nghiệm hơn. Do đó hệ thống kế toán của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có khả năng cung cấp được nhiều thơng tin trong báo cáo bộ phận.

H7: Lĩnh vực kinh doanh thuộc nhóm cơng nghiệp, chế biến, chế tạo có mối liên hệ thuận chiều với mức độ trình bày BCBP.

Tóm lại ảnh hưởng của các nhân tố đặc trưng riêng của doanh nghiệp đến mức độ trình bày BCBP được thể hiện như sau

SDS= f( SIZE, LEV,AGE, GROWTH, PROFIT, AUDIT, IND)

Thống kê các biến độc lập được sử dụng để xây dựng mơ hình nghiên cứu và phương pháp đo lường các biến được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1 Đo lường các biến độc lập

Biến độc lập

Tên đại

diện Đo lường

Quy mô công ty SIZE Logarite cơ số tự nhiên của doanh thu thuần Địn bẩy tài chính LEV Tỷ số nợ/ tổng tài sản

Số năm hoạt động AGE Số năm tính từ năm thành lập đến 2012

Mức tăng trưởng GROWTH Tỷ lệ tăng doanh thu thuần năm 2012 so với năm trước đó Tỷ suất sinh lợi PROFIT Đo bằng tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay

(EBIT) trên tổng tài sản

Cơng ty kiểm tốn AUDIT Biến giả, nếu cơng ty kiểm tốn thuộc nhóm Big-4 thì giá trị là 1, ngược lại là 0

Lĩnh vực công nghiệp,

chế biến, chế tạo IND

Biến giả, nếu cơng ty thuộc nhóm cơng nghiệp, chế biến chế tạo thì giá trị là 1, ngược lại là 0

2.2.1.3Nguồn dữ liệu

Mẫu nghiên cứu được lựa chọn từ danh sách các cơng ty chứng khốn niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh. Các dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu được lấy từ các báo cáo tài chính đã kiểm tốn năm 2012 của các công ty nằm trong mẫu nghiên cứu đã được lựa chọn. Kết quả lựa chọn có 176 cơng ty trong đó các cơng ty có trình bày BCBP là 124 và các cơng ty khơng trình bày BCBP là 52 công ty. Các khảo sát dữ liệu, thống kê mô tả và thống kê hồi quy dựa trên dữ liệu của các cơng ty thuộc nhóm có trình bày BCBP. Danh sách các công ty niêm yết được chọn khảo sát được trình bày trong Bảng 4.6 phần Phụ lục của luận văn này.

2.2.1.4Mơ hình nghiên cứu

Để tìm hiểu mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến phụ thuộc đã trình bày ở trên, người viết xây dựng phương trình hồi quy và ước lượng các tham số hồi quy bằng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất thơng thường (OLS). Phương trình hồi quy tổng thể có dạng:

SDSi= α + β1SIZEi +β2LEVi+β3AGEi+β4GROWTHi+β5PROFITi+β6AUDITi+β7INDi +

Trong đó

SDSi (i=1,..124): mức độ trình bày BCBP của cơng ty thứ i α : là hệ số tự do

βj(j= 1,....7): là các hệ số hồi quy riêng : là sai số ngẫu nhiên

Bảng 2.2 Bảng dự đoán tương quan của các biến độc lập đến mức độ trình bày BCBP

Biến độc lập Dấu theo dự đoán

SIZE + LEV + AGE + GROWTH - PROFIT + AUDIT + IND + 2.2.2Kết quả khảo sát thực tế 2.2.2.1Thống kê mô tả

Mẫu nghiên cứu bao gồm 176 công ty được lựa chọn, trong đó số lượng có trình bảy BCBP là 124 cơng ty, cịn lại 52 cơng ty khơng trình bày BCBP.

Hiện tại có nhiều cách phân ngành các cơng ty niêm yết khác nhau dựa trên các hệ thống phân ngành khác nhau. Ví dụ, trang web Stockbiz (www.stockbiz.vn) sử dụng

cấu trúc phân ngành 4 cấp theo chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark) phân ngành cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, đây là hệ thống được Dow Jones và công ty FTSE International Limited phát triển được sử dụng cho sàn NASDAQ, NYSE và một số sàn khác trên thế giới; Vietstock (vietstock.vn) lựa chọn phân ngành theo NAICS 2007 (The North American Industry Classification System)

được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ. Ở Việt Nam hệ thống phân ngành mới nhất là “Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 2007” (VSIC 2007) được ban hành kèm theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/1/2007. Hệ thống này được thiết lập dựa trên việc tham khảo và áp dụng phiên bản mới nhất của Liên hợp quốc về Phân ngành chuẩn quốc tế (ISIC). Hiện tại Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đang phân ngành dựa trên VSIC 2007. Việc phân ngành cho 1 công ty niêm yết tại sàn chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh vào một ngành cấp 3 duy nhất trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2007) dựa trên hoạt động kinh doanh chính của cơng ty đó. Doanh thu là tiêu chí được HOSE xem xét để quyết định hoạt động kinh doanh chính của cơng ty niêm yết. Theo đó, hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu của 1 công ty niêm yết tại Sở sẽ được xem là hoạt động kinh doanh chính của cơng ty đó. Các cơng ty trong mẫu nghiên cứu được phân loại ngành dựa theo danh sách phân ngành của HOSE năm ban hành năm 2012.

Thống kê số lượng trình bày BCBP của các cơng ty trong mẫu nghiên cứu theo nghề kinh doanh được thể hiện trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3 Thống kê số lượng cơng ty trình bày BCBP Ngành kinh tế Tổng số lượng Có trình bày BCBP Khơng trình bày BCBP Tỷ lệ trình bày BCBP theo ngành

Bán bn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

27 22 5 18%

CC nước; HĐ Quản lý và xử lý rác

thải, nước thải 2 2 0 2%

Công nghiệp, Chế biến, Chế tạo 60 36 24 29%

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2 1 1 1%

Dịch vụ vui chơi giải trí 2 1 1 1%

Hoạt động kinh doanh bất động sản 23 19 4 15% Hoạt động chuyên môn, khoa học và

công nghệ 2 0 2 0%

Khai khống 5 3 2 2%

Nơng nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy

sản 6 3 3 2%

SX và PP điện, khí đốt, nước nóng,

hơi nước và ĐHKK 6 4 2 3%

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w