Chương 5 NHIỆT LUYỆN VÀ HÓA NHIỆT LUYỆN

Một phần của tài liệu Vật liệu cơ khí (Trang 58 - 59)

- Brông berili: là hợp kim của Cu với nguyên tố hợp kim chính là Be, còn

Chương 5 NHIỆT LUYỆN VÀ HÓA NHIỆT LUYỆN

MỤC TIÊU

Học xong bài chương 5, người học có khả năng:

- Trình bày được khái niệm về nhiệt luyện và các yếu tố đặc trưng.

- Phát biểu được định nghĩa và mục đích của từng phương pháp nhiệt luyện. - Trình bày được đặc điểm và qui trình nhiệt luyện của ủ, thường hóa, tơi, ram.

- Liệt kê được những hư hỏng, chỉ ra được các nguyên nhân và biện pháp khắc phục trong quá trình nhiệt luyện.

- Trình bày được khái niệm về hóa nhiệt luyện và phương pháp thấm C, thấm N.

- Lựa chọn được phương pháp nhiệt luyện phù hợp yêu cầu cơ tính của chi tiết.

NỘI DUNG

5.1. NHIỆT LUYỆN 5.1.1. Khái niệm 5.1.1. Khái niệm

5.1.1.1. Khái niệm

Nhiệt luyện là một dạng gia công cơ khí bằng cách nung nóng kim loại đến một nhiệt độ nhất định, giữ nhiệt một thời gian rồi làm nguội với một tốc độ nhất định nhằm mục đích làm thay đổi tổ chức cấu tạo bên trong do đó thay đổi tính chất cơ lý của kim loại.

5.1.1.2. Các yếu tố đăc trưng

Qua giản đồ nhiệt luyện ta thấy chế độ nhiệt luyện bao giờ cũng gồm các thông số:

- Nhiệt độ nung to. - Thời gian nung T1. - Thời gian giữ nhiệt T2. - Thời gian làm nguội T3.

+ Nhiệt độ nung phụ thuộc vào thành phần hóa học của thép và dạng nhiệt luyện.

+ Thời gian T1, T2, T3 phụ thuộc

vào loại thép và kích thước của chi tiết cần nhiệt luyện.

Như vậy trong nhiệt luyện có 2 vấn đề quan trọng là nhiệt độ và thời gian. Nếu thay đổi chúng, cơ tính gang, thép cũng thay đổi.

Hình 5.1: Giản đồ nhiệt luyện

to

T

Trang 59

5.1.2. Các phương pháp nhiệt luyện 5.1.2.1. Ủ 5.1.2.1. Ủ

Một phần của tài liệu Vật liệu cơ khí (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)