tốt, độ bóng bề mặt cao nhưng có cơ tính thấp, được dùng để đúc các chi tiết có hình dáng phức tạp nhưng chịu tải trọng nhe.
- Silumin phức tạp: là hợp kim nhơm có hàm lượng Si từ (410)%, cịn có các nguyên tố như Cu, Mg, Zn, Mn… để tăng hiệu quả khi tơi và hóa bền. Cơ tính của hợp kim tăng lên nhiều, nhất là sau khi nhiệt luyện, được dùng làm các chi tiết quan trọng trong động cơ như: mặt bích, bộ li hợp, pít tơng…
4.2.1.3. Ký hiệu hợp kim nhôm
Ký hiệu hợp kim nhôm theo TCVN 1859 – 75 như sau: - Chữ Al đầu tiên chỉ hợp kim nhơm.
- Ký hiệu hóa học kế tiếp chỉ hợp kim chính rồi đến hợp kim phụ. - Số đứng sau nguyên tố hóa học chỉ hàm lượng % nguyên tố đó. - Nếu là hợp kim đúc có chữ Đ sau cùng.
Ví dụ: + AlSi5.5Cu4.5Đ: là hợp kim nhơm đúc có 5,5%Si, 4,5%Cu
+ AlCu4.4Mg1.5Mn0,06: hợp kim nhơm biến dạng có 4,4%Cu, 1,5%Mg, 0,06%Mn.
4.2.2. Đồng và hợp kim đồng
4.2.2.1. Đồng nguyên chất a- Tính chất a- Tính chất
- Đồng nguyên chất kỹ thuật thường có màu đỏ (đồng đỏ). - Khối lượng riêng lớn D = 8,94 g/cm3
. - Nhiệt nóng chảy 10830
C.
- Tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt rất cao. - Tính chống ăn mịn tốt.
- Dẻo, dễ biến dạng nhưng độ bền thấp.
- Dễ gia công áp lực: dễ dát mỏng, kéo sợi, tấm mỏng…
Trang 49
- Độ bền, độ dẻo thấp b=16kg/mm2
; độ cứng: 40HB, nhưng khi biến dạng nguội đồng được hóa bền rất mạnh: b=45kg/mm2; độ cứng: 125HB.
b- Công dụng
Cơng dụng chính là làm dây dẫn và chế tạo hợp kim chất lượng cao.
4.2.2.2. Hợp kim đồng
a. Đồng thau (cịn gọi là latơng hay đồng vàng)
. Tính chất
- Là hợp kim của đồng và kẽm với hàm lượng kẽm ≤ 45. Hàm lượng Zn càng tăng độ bền càng tăng nhưng độ dẻo giảm.
- Đồng thau gồm 2 loại: đồng thau gia công áp lực và đồng thau đúc. - Nếu thêm lượng nhỏ chì (Pb = 0,5 3,0% ) sẽ tăng tính cắt gọt cho đồng.
. Ký hiệu và công dụng
Theo TCVN đồng thau ký hiệu chữ LCuZn và cuối cùng là chỉ số chỉ hàm lượng % Zn.
Thành phần còn lại là đồng và các tạp chất.
Ví dụ: LCuZn32 là đồng thau 32% kẽm,cịn lại là 68% Cu các tạp chất khác - Đối với đồng thau đa nguyên tố ký hiệu LCu tiếp theo là ký hiệu các nguyên tố hợp kim chính, phụ kèm theo chỉ số % phía sau mỗi nguyên tố hợp kim. Thành phần còn lại là đồng và các tạp chất.
Ví dụ: LCuZn14Si3Pb3 là đồng thau có 14%Zn, 3%Si, 3%Pb, 80%Cu và tạp chất.
Đồng thau được dùng để chế tạo:
- Các chi tiết chịu ăn mòn trong chế tạo máy: bánh răng, ổ trục, ống lót… - Các ống tản nhiệt, ống dẫn, đồ trang sức, các sản phẩm mỹ nghệ
b. Đồng thanh (còn gọi là Brơng)
. Tính chất
Là hợp kim của đồng với Sn và một số nguyên tố khác không phải là Zn.
Trang 50
- Đồng thanh cũng chia làm 2 loại: gia công áp lực và đồng thanh đúc.
- Đồng thanh được sử dụng chủ yếu chế tạo các chi tiết chống ma sát, chất lượng cao, như: ống lót, trục vít, đai ốc, trục vít bánh vít…
- Babít là hợp kim của Sn, Pb, Cu và antimon được dùng làm ổ trục chịu áp lực và tốc độ lớn. Nhờ mềm dẻo, có hệ số ma sát thấp nên bảo vệ cho ngõng trục ít bị mài mịn (đắp lên miểng dên).
. Ký hiệu và công dụng
Theo TCVN ký hiệu đồng thanh là BCu tiếp theo là ký hiệu các nguyên tố hợp kim chính, phụ kèm theo chỉ số % phía sau mỗi nguyên tố hợp kim. Thành phần còn lại là đồng và các tạp chất.
Ví dụ: BCuSn10Pb1: là đồng thanh gồm 10%Sn, 1%Pb còn lại là 89% là đồng và các nguyên tố khác