Các dạng nối đất bảo vệ

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn đồ án môn học cung cấp điện (Trang 59 - 62)

2.3. Tính tốn nối đất bảo vệ

2.3.3. Các dạng nối đất bảo vệ

- Nối đất trung tính nguồn (N): nối điểm trung tính của nguồn điện với

đất để tạo ra HTCCĐ có trung tính nguồn nối đất (nối đất cho MBA nguồn).

- Nối đất lặp lại: để giảm tác hại của sự cố ngắn mạch một pha (một dây

pha trạm một dây trung tính), trong hệ thống ba pha có trung tính nguồn nối

đất ta thường thực hiện nối đất lặp lại. Dây trung tính (ở cuối đường dây) nếu đường dây cung cấp điện dài lớn hơn 200m hoặc ở phía đầu đường dây rẽ nhánh.

- Nối đất bảo vệ: là việc nối các bộ phận kim loại của thiết bị (bình

thường khơng mang điện) với đất để đề phòng tai nạn điện do điện áp trên các

bộ phận kim loại này khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc do ảnh hưởng từ điện áp cảm ứng từ các phần mang điện sang vỏ kim loại các thiết bị điện.

Ngày nay, thường áp dụng dạng nối đất bảo vệ (nối không) trong các thiết bị điện có trong mạng trung tính nối đất làm việc, được sử dụng phổ biến

trong các phân xưởng, xí nghiệp, nhà máy, cơng trường…để hệ thống nối đất

có hiệu quả cao nhất thì phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

* Đảm bảo điện trở hệ thống đủ nhỏ:

Hệ thống nối đất đảm bảo trị số điện trở nối đất đủ nhỏ theo yêu cầu đối với hệ thống của nguồn điện.

- Điện áp lưới 1000V thì Rđcp  4. - Điện áp lưới >1000V thì Rđcp  2 0,5.

* Đảm bảo cân bằng thế tốt:

Chất lượng của hệ thống nối đất phải đảm bảo điện chạm và điện áp

bước khi xảy ra ngắn mạch là đủ nhỏ, đảm bảo an toàn cung cấp điện. Điều này được thực hiện qua việc bố trí điện cực cân bằng thế hoặc đặt điện cực bổ

sung ở lối đi lại và nối liên kết toàn bộ các kết cấu kim loại trong phạm vi đặt thiết bị điện trong hệ thống nối dây.

* Đảm bảo độ bền cơ, lý hóa:

Phải đảm bảo độ bền cơ học và chống ăn mòn hệ thống nối đất tức là việc tính tốn chọn kích thước loại điện cực phải tính đến điều kiện thực tế của vị trí nối đất. Các mối nối liên kết trong hệ thống phải đảm bảo chất

lượng nếu nối bằng hàn, bắt bulông phải đúng quy cách, các bộ phận phải có sơn chống gỉ.

* Tính ổn định và tinh cậy cao:

Hệ thống nối đất phải làm việc ổn định, tin cậy và kinh tế.

Việc tính tốn hệ thống nối đất phải phù hợp, khi thi công phải theo quy

định mà các quy trình, quy phạm đề ra.

* Các hình thức bố trí nối đất: thường hệ thống nối đất được bố trí thành một

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ về hệ thống tiếp địa thành mạch kín

Trường hợp khơng có vị trí thuận lợi để nối đất tập trung thì có thể sử

dụng phương án nối đất theo dạng hình tia, nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu về giá trị điện trở nối đất (sơ đồ 2.2).

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ về hệ thống tiếp địa thành mạch hình tia

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn đồ án môn học cung cấp điện (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)