CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Kết quả thực nghiệm
3.3.1. Tiêu chí đánh giá
Đánh giá hiệu quả mà các biện pháp đề xuất mang lại cho giờ học toán ở lớp thực nghiệm so với giờ học toán được thực hiện ở lớp đối chứng. Qua việc quan sát hứng thú dạy và học của GV và HS, mức độ nhanh nhạy trong
giải quyết vấn đề, khả năng phát huy tính tích cực, sáng tạo ở HS, sự vận dụng kiến thức đã học.
Thẩm định khả năng sử dụng các trò chơi đề xuất trong tiết dạy học toán của GV và HS thơng qua:
+ Việc GV có thể thực hiện các trị chơi, có triển khai một cách dễ dàng và phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học.
+ Việc HS có hứng thú học tập và nâng cao năng lực học tập qua tiết dạy. HS có vận dụng kiến thức đã học và của bản thân vào giải quyết nhiệm vụ của GV đưa ra. Sự thích thú dành cho mơn Tốn có tác động tích cực đến sự phát triển năng lực học của HS. Những HS lớp 1, 2, 3 thích học mơn tốn sẽ có kết quả học tập cao hơn.
Nếu chỉ tiêu đánh giá định tính được kiểm nghiệm chủ yếu thông qua việc quan sát dự giờ tiết dạy của GV và HS thì chỉ tiêu đánh giá định lượng sẽ được kiểm chứng thông qua bài kiểm tra sau tiết học của HS. Mức độ đánh giá chúng tôi dựa vào hướng dẫn đánh giá của văn bản số 03 hợp nhất thông tư 22 và Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:
- Mức độ 1: Hoàn thành tốt (9 - 10 điểm): HS làm bài đảm bảo thời gian, đúng tất cả các bài tập.
- Mức độ 2: Hoàn thành (5 điểm – dưới 9 điểm): HS làm bài khá nhanh, thực hiện được các bài tập, cịn sai sót khơng đáng kể trong khi thực hiện.
- Mức độ 3: Chưa hoàn thành (dưới 5 điểm): HS làm bài còn chậm, thực hiện các bài tập mắc nhiều sai sót, nhầm lẫn khi tính tốn các bài tập.