Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh marek trên đàn gà ri nuôi tại trại thực nghiệm gia cầm liên ninh, thanh trì hà nội (Trang 54 - 58)

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành theo dõi, ghi chép những triệu chứng lâm sàng của các trường hợp gà trong ựàn gà Ri bị nghi mắc bệnh Marek tại trại thực nghiệm gia cầm Liên Ninh với các triệu chứng chung là: gà gầy, có khối u ở da, mào tái, xoăn lại, chậm chạp, lười vận ựộng, xã cánh, khả năng ăn giảm rõ rệt, xác chết gầy, lông xù, sản lượng trứng giảm. Kết quả cụ thể ựược trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Triệu chứng lâm sàng của gà Ri mắc bệnh Marek tại trại Liên Ninh

Triệu chứng Số gà quan sát (con) Số gà có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) Khối u ở da 81 63 77,78

Mào tái, xoăn lại 81 43 53,09

Bỏ ăn, ủ rũ ựứng ở góc chuồng 81 34 41,98

Diều hoàn toàn không có thức ăn 81 27 33,33

Xác gầy, lông xù 81 22 27,16

Phân trắng, loãng 81 7 8,64

Liệt một chân, xã cánh 81 4 4,49

Mắt mù, con ngươi biến dạng 81 1 1,23

4.3.3.1. Triệu chứng liệt

Hiện tượng liệt xuất hiện ắt và không phổ biến. Kết quả ựiều tra ở bảng 4.6 cho thấy có 4 trường hợp trong tổng số 81 gà ựược quan sát, chiếm 4,49%. Phổ biến là liệt một chân hoặc một cánh (Hình 4.4 và 4.6).

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận ựịnh của tác giả Lê Văn Năm (1996). Theo tác giả Lê Văn Năm, trong thực tế tiến hóa của bệnh ngày nay,

bệnh Marek thường ở thể cấp tắnh nên các biểu hiện hệ thần kinh không nổi bật rõ do quá trình hình thành bệnh quá dài. Tuy nhiên, các dấu hiệu về thần kinh lại rất ựặc trưng: Khi bệnh nặng dần, một trong hai chân hoặc cánh bị bại liệt hoàn toàn, gà nằm với tư thế rất ựiển hình: một chân duỗi thẳng căng lên phắa trước, chân còn lại duỗi thẳng ra phắa sau, bàn chân ngửa, một số gà chân choãi ra các phắa, khi xua ựuổi chúng quay tắt mù tại một chỗ mà không sao chạy ựược.

Vì bị liệt gà ựi lại khó khăn một cách không bình thường, nên cơ ựùi, cơ ngực thường thấy các vết xước. Thông thường những gà bệnh bị liệt vẫn muốn ăn uống, song vì không thể tự kiếm ựược thức ăn, nước uống nên chúng gầy nhanh, suy nhược, yếu dần rồi chết ựói, chết khát hoặc bị gà khỏe dẫm ựạp. Một số khác có thể bị bệnh ghép thứ phát các bệnh khác làm gà chết nhanh hơn.

Gà bệnh gầy dần, cơ bắp teo lại và mào sụt xuống nhợt nhạt. Gà chết thường rất gầy và xơ xác.

4.3.3.2. Khối u ở da

Khối u ở da gà bệnh thường bằng hạt ngô, hạt ựỗ, có khi to bằng quả trứng bồ câu, màu sẫm, cứng. Thường khối u tập trung ở vùng cổ, vùng bụng, trong ựùi. Kết quả bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ gà bị khối u ở da là 77,78% (Hình 4.5). đây cũng chắnh là một trong những tổn thương ựặc trưng của bệnh Marek (Cao Xuân Ngọc, 1993; Fadly, 2012; OIE, 2012; Schat. và Nair, 2008).

Cho ựến nay vẫn có sự nhầm lẫn giữa bệnh Marek và bệnh Leuko ở gà. Về mặt dịch tễ và lâm sàng, chúng khác nhau về tuổi gà bị bệnh, cường ựộ dịch và một vài biểu hiện lâm sàng khác.

Bệnh Marek ở nước ta, theo Hồ đình Chúc (1983) xảy ra từ 8 ựến 22 Ờ 23 tuần tuổi, tỷ lệ gà bị bệnh Marek giao ựộng trong khoảng 7 Ờ 54%. Cũng như

theo Lê Văn Năm (1996), bệnh xảy ra từ 1,5 ựến 8 tháng tuổi ở gà, tỷ lệ bị bệnh từ 5 Ờ 60%. Và với kết quả chúng tôi thu ựược, gà mắc bệnh từ 14 tuần tuổi, nhiều nhất vào lúc 20 Ờ 29 tuần tuổi, với tỷ lệ 0,56 Ờ 5,79% tắnh trên tổng số gà nuôi và 33,33 Ờ 76,32% tắnh trên số xác mổ khám là phù hợp với kết quả của hai tác giả trên. Trong khi ựó, bệnh Leuko xuất hiện sớm nhất từ 16 tuần tuổi và phổ biến ở gà 1 năm ựến 1 năm rưỡi tuổi. Tỷ lệ bị bệnh Leuko chỉ khoảng 1%. Ở bệnh Leuko, do virus không tác ựộng ựến dây thần kinh ngoại biên nên không có hiện tượng liệt. Ngược lại, trong bệnh Marek, liệt là một dấu hiệu quan trọng. Tuy nhiên, bệnh Marek ngày nay không chỉ là thể bại liệt nữa mà chủ yếu bệnh thể hiện dưới thể cấp tắnh với các ựặc trưng chắnh là các khối u ở cơ quan nội tạng. đồng thời, khối u ở da là một dấu hiệu quan trọng ựể phân biệt hai bệnh trên. Thể khối u dưới da mà chúng tôi thấy trong gà bị bệnh tự nhiên là dấu hiệu hết sức quan trọng ựể góp phần khẳng ựịnh gà bị bệnh khối u tại trại thực nghiệm Liên Ninh là bệnh Marek.

4.3.3.3. Thể mắt

Một trường hợp biến ựổi về hình thái và màu sắc của mắt gà bệnh ựược quan sát thấy. Bình thường mống mắt có màu da cam ở gà lớn và màu xanh ựen ở gà con với ựồng tử tròn to. Khi bị bệnh do tổn thương thần kinh thị giác nên ựồng tử bị biến dạng, bị sưng, bị ựục, kéo theo mống mắt chuyển thành màu vang lưu huỳnh hoặc mất màu từng ựám hoặc theo hình vòng tròn... Vùng ựiểm phát quang của mắt không thấy nữa và thay thế vào ựó là vùng vẩn ựục màu xám gọi là mắt xám. Những trường hợp bệnh nhẹ thì phản xạ ánh sáng chậm lại còn nặng thì trơ hoàn toàn (Hình 4.7 và 4.8).

Chúng tôi quan sát thấy có một trường hợp thể mắt (1,23%). Cũng cần nói thêm, thể mắt thường chỉ xuất hiện trong thể bệnh Marek mãn tắnh.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA GÀ RI MẮC BỆNH MAREK

Hình 4.4. Gà có triệu chứng thần kinh, bại liệt trước khi chết

Hình 4.5. Gà có khối u ở da

Hình 4.6. Gà ốm xơ xác, bại liệt chân hình compa

Hình 4.7. Gà mắc bệnh Marek ở thể mắt, con ngươi biến dạng

Hình 4.8. Gà bị mù mắt Hình 4.9. Lộ huyệt bẩn, tiêu chảy phân trắng

Hình 4.10. Mắt gà mắc bệnh Marek, thuỷ tinh thể bị biến dạng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.11. Mắt gà bình thường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh marek trên đàn gà ri nuôi tại trại thực nghiệm gia cầm liên ninh, thanh trì hà nội (Trang 54 - 58)