Nhóm các phụ gia khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phụ gia nhiên liệu xăng pha cồn nhằm cải thiện mức độ phát thải của xe máy (Trang 42 - 43)

2.2 Các nhóm phụ gia sử dụng cho nhiên liệu xăng pha cồn

2.2.5 Nhóm các phụ gia khác

Ăn mòn xupap là hiện tượng kim loại vừa bị ăn mịn hóa học vừa bị mài mịn cơ học. Khi nhiên liệu cháy, nhiệt độ trong buồng đốt rất cao tác động đến hệ thống xylanh, piston và xupap. Sản phẩm cháy có nhiệt độ cao thốt ra ngồi tiếp tục gây cháy bề mặt xupap. Bề mặt xupap bị cháy ở nhiệt độ cao gọi là ăn mịn hóa học (ăn mịn xảy ra khơng theo cơ chế điện hóa). Vì xupap thường làm bằng vật liệu kim loại có độ cứng kém hơn đế xupap, thường xuyên tiếp xúc với khí cháy và chịu va đập khi đóng mở nên bị mịn hóa học và cơ học đáng kể. Do đó cần phải có phụ gia đưa vào nhiên liệu để làm giảm ăn mòn xupap.

Bộ chế hịa khí thường bị cặn bẩn, đóng băng làm ảnh hưởng đến sự phối trộn nhiên liệu với khơng khí dẫn đến sự cấp phối không tốt. Để khắc phục có thể sử dụng phụ gia tẩy rửa làm sạch bộ chế hịa khí vào hỗn hợp nhiên liệu xăng-ethanol.

Khi nhiên liệu cháy, trong buồng đốt có thể sẽ có một lớp cặn dày đọng lại gọi là cặn buồng đốt, lớp cặn cịn có thể bám lên cả đầu piston. Lớp cặn này làm giảm

37

dung tích buồng đốt (tăng tỷ số nén của động cơ) và làm tăng sự va chạm cơ học tạo thành tiếng kêu. Để khắc phục, có thể pha thêm vào nhiên liệu phụ gia chống tạo cặn. Phụ gia chống tạo cặn thường là các hợp chất của amin được sử dụng với hàm lượng nhỏ.

Trong nhiên liệu xăng-ethanol thường có một lượng nước xâm nhập từ ngồi vào, đây là mơi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Các vi sinh vật có thể làm lên men các chất hữu cơ hay oxy hóa hydrocacbon thành các chất chứa oxy, gây mùi hôi cho nhiên liệu. Một số vi sinh vật cịn tạo ra các sản phẩm phụ có tính axit, làm gia tăng khả năng ăn mòn kim loại. Để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn này cách tốt nhất là giữ cho lượng nước trong nhiên liệu càng ít càng tốt, nhưng cách này khơng phải dễ. Do đó ta cần sử dụng phụ gia diệt khuẩn. Chúng có tác dụng như kháng sinh. Các chất điển hình trong trường hợp này là phenol, hợp chất chứa clo, alchilpropylendiamin, etanolamin, formaldehyt hay imidazolin.

Trong thực tế, các phụ gia cải thiện tính năng sử dụng cho nhiên liệu xăng- ethanol thường được cung cấp ở dạng phụ gia đóng gói đa chức năng (trợ tan, bơi trơn, chống ăn mịn, chống mài mịn, chống đóng cặn...). Phạm vi ứng dụng và hàm lượng sử dụng phụ gia phụ thuộc vào thành phần và bản chất của nhiên liệu (tính chất của xăng và hàm lượng ethanol). Ví dụ như: phụ gia Ultrazol 8219 của hãng Lubrizol là phụ gia đa tính năng có tác dụng chống đóng cặn, chống ăn mịn và mài mòn cho nhiên liệu xăng-ethanol đạt hiệu quả cao chỉ cần với một lượng 0,01÷0,03% [60].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phụ gia nhiên liệu xăng pha cồn nhằm cải thiện mức độ phát thải của xe máy (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)