Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường tư vấn tuyển sinh tại khoa Du lịch - Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 33 - 35)

Chương 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN TUYỂN SINH TẠI KHOA DU LỊCH

2.3. Nguyên nhân của thực trạng

2.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Quá trình tổ chức tuyển sinh năm 2015 của cả nước cho thấy số chỉ tiêu tuyển sinh vào đại học rất nhiều và xu thế thí sinh muốn chọn học đại học nên công tác tuyển sinh cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngày càng khó đạt chỉ tiêu. Nguyên nhân học sinh và phụ huynh chưa hiểu biết nhiều về tầm quan trọng của lựa chọn nghề nghiệp còn tồn tại tâm lý trọng bằng cấp, chọn ngành, chọn trường theo trào lưu, xu hướng và lương bổng.

- Phạm vi tuyển sinh của Nhà trường nói chung và Khoa du lịch nói riêng là cả nước nên phải mất rất nhiều công sức để chuyển thơng tin tuyển sinh đến thí sinh và khó tiếp cận thí sinh.

- Thời gian tuyển sinh trong năm kéo dài (thường từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm) nhưng thời gian để có thể gặp thí sinh thường ngắn (thường từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm).

- Cán bộ giảng viên vừa tham gia công tác tư vấn giới thiệu tuyển sinh, vừa phải giảng dạy đúng tiến độ nên khó sắp xếp lịch thực hiện.

- Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành rất chậm. Bên cạnh đó cơ chế tuyển sinh đại học của Bộ giáo dục đào tạo có sự thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp đến tuyển sinh học sinh ở những trình độ trung cấp, cao đẳng.

- Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tồn tại hạn chế trong việc mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu tuyển dụng lao động ít. Theo thống kê của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, trong quý 3 năm 2015 cả nước có 1.128.000 người thất nghiệp, trong đó số người có trình độ thạc sĩ, cử nhân lên đến 225.000 người thất nghiệp tăng 26.000 người so với quý 2/2015. Chính điều này gây nên tâm lý lo lắng của phụ huynh khi cho học sinh học ở những trình độ thấp hơn.

- Khoa du lịch mới thành lập nên chưa tạo dựng được thương hiệu và tiếng tăm đối với học sinh và phụ huynh phụ huynh trên cả nước. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên và ban lãnh đạo khoa đều có tuổi đời rất trẻ nên chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trên lĩnh vực tư vấn tuyển sinh.

34

2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác tư vấn tuyển sinh, tuyên truyền, quảng cáo về nghề nghề du lịch và các chế độ chính sách đãi ngộ cho học sinh đã được các Khoa du lịch quan tâm thực hiện nhưng chưa sâu, rộng, cụ thể và thường xun, người học cịn thiếu những thơng tin tích cực về ngành du lịch.

- Sự phối hợp giữa Khoa du lịch và nhà trường còn chưa chặt chẽ. Khoa du lịch còn hạn chế trong việc chủ động tư vấn tuyển sinh, vẫn còn tư tưởng phó thác trách nhiệm cho Nhà trường trong việc tuyển sinh đào tạo nguồn nhân lực cho mình. - Cán bộ tư vấn tuyển sinh của khoa du lịch chỉ mới sử dụng và giới thiệu các tài liệu

tuyển sinh theo thiết kế chung của nhà trường, chưa có những tài liệu chuyên biệt và minh họa sinh động về ngành nghề du lịch.

- Quá trình tư vấn tuyển sinh, cán bộ tư vấn chỉ tập trung vào việc quảng cáo các ngành nghề đào tạo, mang mục đích thương mại mà chưa thực sự được quan tâm đến mục đích hướng nghiệp.

- Nhận thức về tầm quan trọng của công tác tư vấn tuyển sinh, kỹ năng tư vấn tuyển sinh của một số cán bộ tư vấn còn hạn chế.

- Hoạt động tư vấn tuyển sinh thường được tổ chức tập trung vào thời điểm khi gần đến kỳ thi tuyển sinh hàng năm nên khơng có nhiều thời gian để cán bộ tư vấn tìm hiểu năng lực, sở thích và hồn cảnh của các bạn học sinh. Hơn nữa, hiện vẫn chưa có một bộ cơng cụ chuẩn giúp học có thể tự đánh giá năng lực, sở thích, khả năng nghề nghiệp để trên kết quả tự đánh giá đó và sự tư vấn của giảng viên mà chọn ngành nghề, bậc học cho phù hợp

35

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TƯ VẤN TUYỂN SINH TẠI KHOA DU LỊCH

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường tư vấn tuyển sinh tại khoa Du lịch - Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)