1 Tăng cường tuyên truyền, quảng bá và đa dạng hóa các hình thức tư vấn tuyển

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường tư vấn tuyển sinh tại khoa Du lịch - Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 37 - 42)

Chương 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN TUYỂN SINH TẠI KHOA DU LỊCH

3.2. 1 Tăng cường tuyên truyền, quảng bá và đa dạng hóa các hình thức tư vấn tuyển

lịch trong việc tư vấn hướng nghiệp và tổ chức tham quan, giao lưu, học hỏi giữa các bạn sinh viên với các em học sinh.

Từ các nguyên nhân chính trên, người nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác tư vấn tuyển sinh cho khoa du lịch để hoạt động này có hiệu quả hơn, góp phần đáp ứng nhu cầu tuyển sinh của khoa trong thời gian tới.

3.2. Những giải pháp cơ bản tăng cường công tác tư vấn tuyển sinh tại khoa du lịch

3.2. 1. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá và đa dạng hóa các hình thức tư vấn tuyển sinh. tuyển sinh.

Hoạt động truyền thơng và hình thức tư vấn tuyển sinh có vai trị và vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác tư vấn tuyển sinh của khoa du lịch. Mục đích là nhằm kết nối với các công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn với ban lãnh đạo các trường trung học phổ thông; kết nối với phụ huynh, học sinh và các địa phương nơi tư vấn. Mặc dù khoa du lịch có đội ngũ giảng viên có trình độ cao, cơ sở vật chất tốt, học phí ưa đãi... nhưng nếu khơng quảng bá, tuyên truyền và làm phong phú các hình thức tư vấn tuyển sinh thì cũng khơng thu hút được học sinh theo học.

Để đa dạng hóa các hình thức tư vấn tuyển sinh và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá đạt hiệu quả thì khoa du lịch cần tiến hành các biện pháp sau: - Thành lập bộ phận tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp riêng cho khoa du lịch. Bộ

phận này phối hợp với trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh của trường thường xuyên cập nhật thông tin tuyển sinh, hướng nghiệp và hỗ trợ giải đáp những thông tin chuyên sâu về ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn.

- Để nâng cao tính thuyết phục trong công tác tư vấn tuyển sinh, Khoa du lịch cần phối hợp với trường trung học phổ thông cư số lượng lớn học sinh theo học tại Khoa du lịch tổ chức cho học sinh đến tham quan Khoa du lịch và Nhà trường trước khi học sinh nhập trường để học sinh tận mắt thấy nơi mình học tập sau này, chỗ ăn, ở, điều kiện sinh hoạt, mức học phí, các chế độ phúc lợi, nghe các anh chị sinh viên đi trước tâm sự, chia sẻ thông tin về nghề nghiệp…

38

- Tạo điều kiện cho các học sinh yêu thích ngành học du lịch được tham gia học thử với các anh chị sinh viên để kiểm tra xem năng lực mỗi học sinh có phù hợp với ngành nghề ưu thích.

- Kết hợp các chương trình thực hành thực tế của sinh viên khoa du lịch với việc ghé thăm các trường trung học phổ thông trên địa bàn thực hành để tổ chức trò chơi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các anh chị sinh viên với các em học sinh.

- Hình thành chính sách biến tất cả các học sinh, sinh viên, nhân viên, giảng viên, cán bộ quản lý khoa du lịch trở thành những tuyên truyền viên tích cực, đóng vai trị quan trọng trong công tác tư vấn tuyển sinh.

- Hoạt động tư vấn tuyển sinh phải diễn ra vào tất cả các thời điểm, không đợi đến mùa tuyển sinh mới tư vấn vì lúc ấy đã quá muộn, hầu hết học sinh đã có quyết định chọn trường, chọn nghành cho riêng mình. Mặt khác, các học sinh trung học phổ thông vào mùa tuyển sinh sẽ bị quá tải các thông tư vấn tuyển sinh, việc tiếp cận học sinh vào thời điểm này chỉ có tính chất nhắc lại và khái quát một vài thông tin sơ lược về khoa và trường chứ khơng có thời gian và cơ hội nhiều để tạo thiện cảm và tìm hiểu sở thích, năng lực và hồn cảnh gia đình của mỗi học sinh. Bên cạnh đó, khoa du lịch của trường Cao đẳng Công nghệ Thủ đức còn quá non trẻ, chưa tạo dựng được tiếng tăm và thương hiệu để cạnh tranh cùng với một số khoa du lịch của các trường đại học, cao đẳng nổi tiếng trên địa bàn TP.HCM nên việc tư vấn tuyển sinh diễn ra đồng thời sẽ làm cho học sinh đem ra so sánh với các trường cao đẳng, đại học có ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn nổi tiếng khác.

3.2.2. Xây dựng đội ngũ, cán bộ tư vấn tuyển sinh chuyên nghiệp

3.2.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ tư vấn tuyển sinh

- Cán bộ tư vấn tuyển sinh phải ý thức được cơng việc mình đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của khoa du lịch. Mặc dù đã thành lập khhoa du lịch nhưng nếu khơng có học sinh, sinh viên tham gia học thì sớm muộn dù khoa cũng phải giải thể. Khi toàn thể cán bộ, giảng viên nhận thức một cách đầy đủ trách nhiệm đối với tập thể thì bản thân họ sẽ trở thành một tun truyền viên làm cơng tác tuyển sinh, theo đó thơng tin tuyển sinh sẽ được lan tỏa nhanh chóng tới người có nhu cầu học tập.

- Bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của khoa thì khoa Du lịch nên đặc biệt quan tâm đến đội ngũ tư vấn viên là các học sinh,

39

sinh viên. Cần xây dựng kế hoạch thuyết phục và tạo điều kiện để các học sinh, sinh viên tham gia vào kế hoạch tư vấn tuyển sinh của Khoa vì đây chính là những thành phần có sức hút và sức thuyết phục cao với các em học sinh. Có thể áp dụng chính sách ưu tiên cho các bạn học sinh, sinh viên khoa du lịch về quê mình sinh sống để tư vấn tuyển sinh, kết hợp thăm gia đình bạn bè và thầy cơ.

3.2.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng tư vấn cho cán bộ tư vấn tuyển sinh

Để làm tốt cơng tác tư vấn tuyển sinh thì cán bộ tư vấn tuyển sinh phải hội đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tư vấn hiệu quả. Để giúp cho cán bộ tư vấn tuyển sinh có thể giải thích, trình bày và giải quyết một cách thuyết phục đối với tất cả các thắc mắc, kiến nghị của học sinh và các đối tượng liên quan đến tư vấn tuyển sinh thì cán bộ tuyển sinh cần phải nắm được những kiến thức và kỹ năng như sau:

- Công tác tư vấn tuyển sinh liên quan mật thiết đến vấn đề tâm sinh lý học sinh, cho nên người làm công tác tư vấn tuyển sinh phải trang bị cho mình các tri thức về tâm lý học lứa tuổi và các phẩm chất cơ bản của một nhà tâm lý. Bên cạnh đó cán bộ tư vấn tuyển sinh cũng phải nắm vững các kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin.

- Am hiểu tường tận các ngành nghề đào tạo của khoa; các chế độ, chính sách ưu đãi, quy chế tuyển sinh và lợi thế cạnh tranh của khoa cũng như nhà trường.

- Nắm vững các chủ trương phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhà nước; các xu thế phát triển của xã hội, từ đó phân tích xu hướng dịch chuyển lao động các ngành nghề trong tương lai, qua đó giúp học sinh nhìn thấy khuynh hướng để xác định và quyết định lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với bản thân. Phương châm phải là "tuyển sinh hôm nay - tuyển dụng ngày mai".

- Kết hợp tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho học sinh: Tư vấn tuyển sinh không hướng tới việc yêu cầu bắt buộc học sinh nộp đơn vào khoa du lịch hay trường Cao đẳng Công nghệ Thủ đức mà để cho học sinh biết tính hai mặt trong tuyển sinh và xác định ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích, hồn cảnh gia đình và xu hướng lao động trong xã hội. Ngoài việc tư vấn sơ bộ như hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin nghề nghiệp, xác định năng lực bản thân, điều kiện phẩm chất so với điều kiện yêu cầu của nghề mà học sinh chọn, các cán bộ tư vấn cần tư vấn chuyên sâu cho học sinh, cần tìm hiểu hồn cảnh gia đình, các mơn học u thích, sở thích, sở trường của học sinh ; cho học sinh làm các bài test về trí tuệ, ngành nghề yêu thích…

40

cán bộ tư vấn tuyển sinh sẽ dựa trên các thông tin thu được và kết quả các bài test mà có cơ sở hướng dẫn cho HS nhận thấy năng lực, khả năng của mình, xu hướng, tính cách bản thân so với sự phù hợp nghề. Cán bộ tư vấn tuyển sinh nêu được những điểm mạnh, yếu của HS, nhu cầu thực tế của nghề từ đó đưa ra lời khuyên cho HS chọn nghề.

- Tư vấn sơ bộ kết hợp tư vấn chuyên sâu được tiến hành phù hợp với trình độ HS, đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động nghề nghiệp trong xã hội, tư vấn được tiến hành thường xuyên và xuyên suốt trong những năm học THPT.

3.2.2.3. Định hướng những nhiệm vụ của cán bộ tư vấn tuyển sinh

Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn tuyển sinh, ngay từ đầu năm học khoa Du lịch nên xây dựng kế hoạch và nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ tuyển sinh như sau:

- Quản lý website riêng của khoa: Thường xuyên cập nhật, thay đổi thơng tin, hình ảnh hấp dẫn về tuyển sinh và đăng tải các phiếu trắc nghiệm nghề nghiệp, sở thích để thu hút học sinh tham gia và biết đến website của khoa.

- Quản lý facebook, hotline và kiểm tra email để tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp hàng ngày.

- Tham khảo sự hỗ trợ và tư vấn của trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh của nhà trường để thiết kế tài liệu tuyển sinh như tờ rơi, tập gấp, phiếu thu thập thơng tin, phiếu khảo sát sở thích nghề nghiệp …. Riêng của khoa du lịch.

- Sàng lọc thông tin về tên trường trung học phổ thông, địa bàn có nhiều sinh viên theo học tại khoa du lịch nhằm gửi đến trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh để tham khảo trong việc lên kế hoạch liên hệ tư vấn tuyển sinh.

- Thu thập xử lý những thông tin do Trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh cung cấp, đưa ra nhữrng nhận định, đánh giá sơ bộ về xu hướng nghề của học sinh. Tiến hành tư vấn có tính sát thực, đáp ứng đúng nhu cầu định hướng nghề của đối tượng tư vấn.

- Cán bộ tư vấn tuyển sinh tham mưu cho Trưởng Khoa trong việc đề xuất kế hoạch và tổ chức các hoạt động tư vấn về nhân lực, cơ sở vật chất,... phù hợp kế hoạch tuyển sinh của Nhà trường.

- Tuyển dụng nhân sự riêng cho Khoa phục vụ công tác tư vấn tuyển sinh. Ngồi thời gian tuyển sinh có thể hỗ trợ khoa trong vấn đề xây dựng thương hiệu, tạo dựng mối quan hệ với các công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn.

41

Việc đề xuất các nhiệm vụ cụ thể của CBTVTS thường được tiến hành vào đầu năm học, dần dần bổ sung cho hoàn chỉnh thêm hàng tháng và học kỳ. Tuỳ thuộc vào tính chất của từng nhiệm vụ mà có thể kết hợp với các phịng ban trong nhà trường và các cá nhân, tổ chức liên quan đến cơng tác tuyển sinh để ấn định thời gian hồn thành, đặc biệt là kiểm tra, báo cáo kết quả. Các nhiệm vụ như trên sẽ được sắp xếp thành một hệ thống theo thứ tự ưu tiên về tầm quan trọng, về tính cấp thiết của vấn đề và tiến triển theo thời gian trong năm học.

3.2.2.4. Áp dụng Chính sách khuyến khích cán bộ tư vấn tuyển sinh

Khoa du lịch phải có biện pháp khích lệ, động viên cán bộ, nhân viên, giảng viên tham gia tích cực vào cơng tác tư vấn tuyển sinh. Có thể áp dụng mơ hình giao khốn chỉ tiêu tuyển sinh cho mỗi cán bộ tư vấn tuyển sinh. Đi kèm với nó là những quyền lợi và trách nhiệm cụ thể mà cán bộ tư vấn tuyển sinh được hưởng như chính sách khen thưởng bằng tiền mặt, bằng khen cho những cá nhân xuất sắc trong công tác tư vấn tuyển sinh của khoa và có biện pháp nhắc nhở, cảnh báo cho những cán bộ khơng tham gia hoặc khơng tham gia tích cực hoạt động tư vấn tuyển sinh của khoa.

3.2.3. Mở rộng mối quan hệ với các bên liên quan

Cơng tác tư vấn tuyển sinh đóng vai trị quan trọng trong việc cải thiện tình hình tuyển sinh của khoa du lịch nói riêng và trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức nói chung vì vậy khoa khơng nên chỉ dựa vào nguồn nhân lực của chính mình mà nên tranh thủ sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài như:

3.2.3.1. Đối với các trường trung học phổ thông

Thiết lập mối quan hệ tương hỗ với các trường trung học phổ thông trọng tâm của khoa thông qua các hoạt động: tổ chức cho học sinh tham quan khoa du lịch và có thể học thử với các anh chị sinh viên; tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh; tổ chức những chương trình du lịch ưu đãi cho cán bộ, nhân viên, giáo viên của trường … những hoạt động này vừa góp phần quảng bá thương hiệu cho khoa du lịch vừa góp phần củng cố mối quan hệ thân tình với các trường trung học phổ thơng có số lượng lớn học sinh theo học tại khoa du lịch.

3.2.3.2. Đối với phụ huynh học sinh

Phụ huynh học sinh là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quyết định chọn trường, chọn ngành của học sinh. Vì vậy, khoa du lịch khơng chỉ quan tâm đến bản thân học sinh mà nhất thiết cần phải cung cấp thông tin tư vấn tuyển sinh và tuyên

42

truyền mạnh mẽ đến phụ huynh của học sinh thông qua việc mời phụ huynh học sinh tham dự vào các buổi tư vấn hướng nghiệp của nhà trường và luôn sẵn sàng tư vấn tuyển sinh thông qua một số phương tiện truyền thông như: điện thoại, email, gặp gỡ trực tiếp …

3.2.3.3. Đối với các doanh nghiệp, công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn

Các doanh nghiệp, công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc phát triển bền vững của khoa du lịch và đặc biệt sẽ làm tăng thêm tính thuyết phục với học sinh và phụ huynh học sinh trong những buổi tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp. Bên cạnh đó cần vận động, thuyết phục các doanh nghiệp, công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn cùng đồng hành với các chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp của khoa.

3.2.4. Xác định địa bàn tư vấn tuyển sinh phù hợp

Bằng việc tăng cường khảo sát nguồn tuyển sinh tại các sở ban ngành và địa bàn trọng điểm sẽ giúp cho Khoa du lịch xây dựng được một kế hoạch tuyển sinh sát thực và đáp ứng được nhu cầu xã hội và nhu cầu học tập của người học đồng thời khắc phục tình trạng tuyển sinh kéo dài thậm chí khơng đủ số lượng người học để mở lớp.

Trong thời gian sắp tới, bên cạnh việc tham gia tư vấn tuyển sinh trên những địa bàn mà trường tổ chức, khoa du lịch nên cử cán bộ tư vấn tuyển sinh của khoa mình đến các địa bàn trọng điểm như : TP.HCM ; Bình Định ; Đồng Nai, Ninh Thuận; Vũng Tàu ; Quảng Ngãi ; Bình Dương.

Bên cạnh việc xác định địa bàn tuyển sinh trọng điểm, khoa Du lịch cần tiến hành khảo sát một số trường THPT trên địa bàn khảo sát và chọn đúng trường THPT trọng điểm và mở rộng ra một số trường THPT lân cận để quảng bá hình ảnh của khoa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường tư vấn tuyển sinh tại khoa Du lịch - Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 37 - 42)