Chƣơng 2 Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu
a. Sự tập trung sở hữu (OwnCon)
Các bài nghiên cứu trước đây bởi Rozeff (1982), Easterbrook (1984) và Jensen (1986) cho rằng chi trả cổ tức làm giảm lượng tiền nhàn rỗi từ đó làm giảm vấn đề chi phí đại diện. Các cổ đơng lớn có ưu thế hơn trong việc sử dụng nguyên tắc này để hành động theo hướng có lợi cho mình và Sự tập trung sở hữu được kỳ vọng sẽ có mối quan hệ cùng chiều với việc chi trả cổ tức cao (Shleifer and Vishny, 1986; Shouming Chen, Hongliang Zheng and Sibin Wu, 2011).
Tuy nhiên các nghiên cứu bởi các học giả Shleifer and Vishny (1997), Faccio et al (2001) và Gugler và Yutoglu (2003) lại cho rằng các cổ đông lớn thường dựa trên lợi thế quyền sở hữu của mình để hành động sao cho mang lại lợi ích cá nhân nhiều hơn là việc nhận một tỷ lệ cổ tức ngang bằng với các cổ đơng khác. Vì thế những cổ đơng lớn được cho là sẽ thích một tỷ lệ chi trả cổ tức thấp.
Bài nghiên cứu về sự tập trung quyền sở hữu và chính sách cổ tức tại Nhật được thực hiện bởi Kimie Harada và Pascal Nguyen năm 2011 cũng cho kết quả tương tự rằng tập trung quyền sở hữu cao sẽ chi trả cổ tức ít hơn. Điều này cho thấy các cổ đông lớn không chủ động sử dụng cổ tức để kiểm sốt vấn đề liên quan dịng tiền nhàn rỗi như những nghiên cứu trước đây phát hiện. Faccio et al. (2001) chỉ ra rằng những cổ đơng lớn và cổ đơng nhỏ có mối quan tâm và hành động khác nhau về vần đề chi phí đại diện.
Tại thị trường Việt Nam, các cơng ty có sự tập trung quyền sở hữu cao, các cổ đơng lớn của cơng ty rất có thể sử dụng ưu thế của mình để quyết định chi trả cổ tức cao nhằm hạn chế vấn đề chi phí đại diện có thể dễ dàng xảy ra.
Do đó, tác giả đƣa ra giả thuyết số 07: công ty có sự tập trung sở hữu càng cao quyết định chi trả cổ tức càng nhiều.
Biến Sự tập trung sở hữu công ty được xác định căn cứ thông tin về cơ cấu cổ đông tại các Báo cáo thường niên công ty công bố trên sàn giao dịch chứng khoán.
OwnCon= Số cổhữ u Tổng số cổ phần đang lưu phần cổ đông lớ n nhất sở hành