.Mục tiêu khảo sát

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Xây Dựng Bộ Tiêu Chuẩn Đánh Giá Chương Trình Đào Tạo Trung Cấp Ngành Quản Lý Trật Tự (Trang 41)

Mục tiêu khảo sát là tìm hiểu thực trạng vấn đề sử dụng các tiêu chí đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT tại nhà trường: Nhà trường có đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT khơng? Nếu có thì nhà trường sử dụng những tiêu chí nào? Giảng viên và học viên đánh giá mức độ quan trọng như thế nào của việc sử dụng tiêu chí đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT?

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Để tìm hiểu thực trạng hoạt động đánh giá cũng như các tiêu chí đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I, tác giả chọn mẫu trên các đối tượng khảo sát sau:

- Giảng viên giảng dạy ngành quản lý TTATGT. - Cán bộ quản lý giáo dục.

- Học viên ngành quản lý TTATGT.

2.2.4.Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng anket: Tác giả tiến hành khảo sát 33 giản viên, cán bộ quản lý giáo dục và 100 học viên ngành quản lý TTATGT.

38

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giảng viên giảng dạy các ngành học khác.

2.2.5.Thời gian tiến hành khảo sát

Tác giả tiến hành khảo sát tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I trong tháng 3,4 năm 2014

2.2.6. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng tiêu chí đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT cấp ngành quản lý TTATGT

Để tìm hiểu thực trạng sử dụng tiêu chí đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT, tác giả tìm hiểu những vấn đề sau:

Thứ nhất, nhận thức của giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và người học về vai trị của đánh giá chương trình và hệ thống tiêu chí đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT.

Thứ hai, CTĐT ngành quản lý TTATGT trong nhà trường có đã tiến hành đánh giá chưa, nếu có tiến hành đánh giá sử dụng những tiêu chí nào.

Thứ ba, tác giả xin ý kiến các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và người học đề xuất các tiêu chí đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT.

Kết quả điều tra về tiêu chí đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT được giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và người học đưa ra như sau:

- Nhận thức của giản viên, cán bộ quản lý giáo dục về vai trò đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT.

Để tìm hiểu nhận thức của giảng viên giảng dạy CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT và cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường về vai trò của đánh giá CTĐT trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, tác giả đặt câu hỏi: Theo quản điểm của các đồng chí, mức độ quan trọng của đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo như thế nào?

39

Bảng 2.2. Đánh giá mức độ quan trọng của đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT

Frequency (tần số) Percent (phần trăm)

Giá trị Rất quan trọng 27 81.9

Quan trọng 6 18.1

Bình thường 0 0.0

Khơng quan trọng 0 0.0

Tổng cộng 33 100.0

Số liệu trên cho thấy hơn 80% GV, cán bộ quản lý lựa chọn mức độ “Rất quan trọng” và 18% ý kiến lựa chọn mức độ “Quan trọng”, ở mức độ “Bình thường” và “Khơng quan trọng” khơng có ý kiến nào lựa chọn, như vậy, GV cán bộ quản lý nhà trường đều đánh giá cao vai trò quan trọng của đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT trong nhà trường.

- Nhận thức của người học về vai trò đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT.

Bảng 2.3. Đánh giá của người học về mức độ quan trọng của đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT

Frequency (tần số) Percent (phần trăm)

Giá trị Rất quan trọng 44 44.0

Quan trọng 40 40.0

Bình thường 11 11.0

Khơng quan trọng 5 5.0

Tổng cộng 33 100.0

Số liệu trong bản 2.2 cho thấy người học đánh giá cao vai trò đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT đối với việ đảm bảo chất lượng đào tạo. Cụ thể ở mức “rất quan trọng” và “quan trọng” lần lượt chiếm 44% và

40

40%; ở mức độ “ bình thường” và “khơng quan trọng” có sự lựa chọn của người học nhưng mức với số lượng rất ít.

- Để tìm hiểu vấn đề CTĐT ngành quản lý TTATGT trong nhà trường có đã tiến hành đánh giá chưa, nếu có tiến hành đánh giá sử dụng những tiêu chí nào. Tác giả tiến hành phỏng vấn giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục cho thấy nhà trường mới chỉ có báo cáo tự đánh giá nhà trường theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá Trường trung cấp chuyên nghiệp của Bộ giáo dục và đào tạo; các môn học trong CTĐT của các ngành học trong nhà trường đều chưa được đánh giá; hiện nay chưa có các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT.

2.3. Mối liên hệ CIPP với bộ tiêu chuẩn đề xuất

Ở mục “2.1. Tìm hiểu một số mơ hình đánh giá trên thế giới” tác giả đã lựa chọn mơ hình đánh giá C.I.P.P, vì vậy khi xây dụng các tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT xung quanh các bốn loại đánh giá sau:

- Đánh giá bối cảnh (C) - Đánh giá đầu vào (I) - Đánh giá quá trình (P) - Đánh giá sản phẩm (P)

Với mỗi loại đánh giá, tác giả đã đưa ra các tiêu chuẩn/tiêu chí. Vì vậy, đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT sẽ có các nhóm tiêu chuẩn/tiêu chí sau:

* Nhóm tiêu chuẩn/tiêu chí bối cảnh

Nhóm các tiêu chuẩn/tiêu chí bối cảnh bao gồm: Hệ thống cơ sở hạ tầng phòng học, phòng thực hành và một số phòng chức năng khác đạt yêu cầu về số lượng, diện tích, số chỗ ngồi và một số trang thiết bị cần thiết nhằm đảm bảo việc triển khai CTĐT. Hệ thống phòng thực hành đáp ứng yêu cầu triển

41

khai CTĐT và phục vụ nghiên cứu khoa học cho GV. Hệ thống các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu triển khai CTĐT và phục vụ quản lý, nghiên cứu khoa học. Thư viện có đầy đủ tài liệu tham khảo, hệ thống tra cứu thuận tiện, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đáp ứng yêu cầu sử dụng của người học, GV và cán bộ.. … Môi trường học tập và làm việc ln được giữ gìn sạch đẹp, lành mạnh và an tồn. Những yếu tố đó sẽ tác động theo những chiều hướng khác nhau đối với việc thực thi chương trình, chất lượng giảng dạy và học tập.

* Nhóm tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá đầu vào

Nhóm tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá đầu vào bao gồm: Mục tiêu của CTĐT được công bố và phù hợp với tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường, phù hợp với yêu cầu của giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, được cụ thể hóa bởi hệ thống chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học sau khi tốt nghiệp. CTĐT được xây dựng và phê chuẩn dựa trên một qui trình chặt chẽ và có sự tham gia của GV, người học và Cơng an đơn vị, địa phương. CTĐT có các mơn học được sắp xếp đảm bảo tính liên kết và tính logic về kiến thức và kỹ năng cho người học. CTĐT có khả năng liên thơng giữa các bậc học và ngành học liên quan, liên thông với các trường đại học, học viện Công an nhân dân. CTĐT được thiết kế có lộ trình học tập phù hợp với năng lực của học viên. Có cơ chế để đảm bảo việc thực hiện giảng dạy theo đúng kế hoạch và nội dung trong đề cương chi tiết. Người học được tuyển chọn theo một qui trình tuyển sinh chặt chẽ, cơng bằng, và có chất lượng. Chất lượng người học và cơng tác hỗ trợ; Đội ngũ GV và CBQL, phục vụ đây là những thành tố quan trọng nhất của q trình thực hiện chương trình.

* Nhóm tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá q trình

Nhóm tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá quá trình bao gồm: Phương pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo tính khoa học, khách quan, phản ánh đúng năng lực của người học và phù hợp với mục tiêu của từng môn học. Định kỳ

42

đánh giá hiệu quả việc tổ chức và triển khai CTĐT. Định kỳ tổ chức lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy và CTĐT.

* Nhóm tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá sản phẩm

Nhóm tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá sản phẩm bao gồm những tiêu chuẩn/tiêu chí xác định người học sau khi kết thúc CTĐT trung cấp ngành quản lý TTATGT đạt được những kết quả nào về kiến thức và khả năng vận dụng các kiến thức về quản lý trật tự an tồn giao thơng.Hiểu biết các vấn đề thực tiễn liên quan đến ngành được đào tạo. Có khả năng thực hành đúng nội dung, quy trình cơng tác chun mơn của Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt.. Có khả năng hiểu và tuân thủ các qui định về quản lý trật tự an tồn giao thơng. Có khả năng xây dựng được kế hoạch công tác, lập được một số biểu mẫu trong công tác của Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và của ngành Cơng an. Có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, báo cáo kết quả, phát hiện và giải quyết vấn đề. Có phương pháp luận vững chắc để nghiên cứu sâu thuộc ngành đào tạo hoặc có khả năng tiếp cận với chuyên ngành học khác thuộc nhóm ngành liên quan. Có khả năng tiếp cận với khoa học ứng dụng và công nghệ cao liên quan đến ngành đào tạo. Có khả năng sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để phục vụ cho việc giao tiếp và phát triển chuyên mơn. Có đạo đức trong khoa học (tính trung thực, tính khách quan, tính kiên trì, sẳn sàng hợp tác với người khác). Có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có kiến thức về an ninh quốc gia và trật tự an tồn xã hội, có sức khỏe tốt.

2.4. Đề xuất tiêu chuẩn/tiêu chí để tự đánh giá CTĐT ngành quản lý trật tự an tồn giao thơng trong điều kiện hiện nay tự an tồn giao thơng trong điều kiện hiện nay

Tác giả đề xuất các tiêu chuẩn/tiêu chí để tự đánh giá CTĐT trung cấp ngành quản lý trật tự an tồn giao thơng trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I dựa vào các điều kiện như sau:

43

Các cơ sở lý luận khoa học: Mơ hình CIPP; Các nghiên cứu về lĩnh vực đánh giá CTĐT trong và ngoài nước; Các tiêu chuẩn đánh giá CTĐT do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành; Bộ tiêu chuẩn AUN.

Thực tiễn tại cơ sở đào tạo: Các đặc trưng và yêu cầu về mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của nhóm ngành Quản lý trật tự an tồn giao thơng, u cầu và điều kiện về nguồn lực để thực hiện các CTĐT thuộc nhóm ngành quản lý trật tự an tồn giao thơng trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I.

Mô tả các bước xây dwungj và thử nghiệm bộ tiêu chuẩn:

+ Trên cở sở hệ thống hóa các lý thuyết về xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo, tác giả xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo trung cấp ngành quản lý TTATGT.

+ Tác giả xây dựng lên các phiếu khảo sát các nội dung của bộ tiêu chuẩn đối với các đồng chí là lãnh đạo nhà trường, Phịng Quản lý đào tạo, Phịng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo và học viên chuyên ngnahf để lấy ý kiến.

+ Tiếp thu ý kiến đóng góp trực tiếp vào văn bản là các phiếu chấm, tác giả đã chỉnh sửa và tiếp tục gửi lại các chuyên gia cho ý kiến (việc làm này được thực hiện qua 3 lần xin ý kiến).

+ Tác giả kiểm định lại các công cụ đo và kiểm định câu hỏi nghiên cứu và kết luận về bộ tiêu chuẩn.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đồng chí trong Ban giám hiệu, giảng viên giảng dạy ngành quản lý TTATGT và cán bộ quản lý giáo dục, tác giả đã xây dựng và hoàn thiện Bộ tiêu chuẩn tự đánh giá CTĐT gồm 7 tiêu chuẩn và 55 tiêu chí có các nội dung như sau:

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT, gồm 12 tiêu chí

Tiêu chí 1.1: Mục tiêu của CTĐT được công bố và phù hợp với tầm

44

chuyên nghiệp, được cụ thể hóa bởi hệ thống chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học sau khi tốt nghiệp.

Tiêu chí 1.2: CTĐT thuộc nhóm ngành quản lý trật tự an toàn giao

thông phải chứng tỏ rằng người học sau khi tốt nghiệp có thể đạt được các kết quả sau:

a. Có kiến thức và khả năng vận dụng các kiến thức về quản lý trật tự an tồn giao thơng.

b. Hiểu biết các vấn đề thực tiễn liên quan đến ngành được đào tạo.

c. Có khả năng thực hành đúng nội dung, quy trình cơng tác chun mơn của Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt.

d. Có khả năng hiểu và tuân thủ các qui định về quản lý trật tự an tồn giao thơng.

e. Có khả năng xây dựng được kế hoạch công tác, lập được một số biểu mẫu trong công tác của Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và của ngành Cơng an.

f. Có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, báo cáo kết quả, phát hiện và giải quyết vấn đề.

g. Có phương pháp luận vững chắc để nghiên cứu sâu thuộc ngành đào tạo hoặc có khả năng tiếp cận với chuyên ngành học khác thuộc nhóm ngành liên quan.

h. Có khả năng tiếp cận với khoa học ứng dụng và công nghệ cao liên quan đến ngành đào tạo.

i. Có khả năng sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để phục vụ cho việc giao tiếp và phát triển chuyên môn.

j. Có đạo đức trong khoa học (tính trung thực, tính khách quan, tính kiên trì, sẳn sàng hợp tác với người khác).

45

về an ninh quốc gia và trật tự an tồn xã hội, có sức khỏe tốt.

Tiêu chuẩn 2: Xây dựng và phát triển CTĐT, gồm 9 tiêu chí:

Tiêu chí 2.1: CTĐT được xây dựng và phê chuẩn dựa trên một qui trình

chặt chẽ và có sự tham gia của GV, người học và Cơng an đơn vị, địa phương.

Tiêu chí 2.2: CTĐT có đầy đủ đề cương chi tiết của các môn học theo

qui định.

Tiêu chí 2.3: CTĐT được định kỳ sửa đổi, bổ sung nhằm cập nhật thông

tin và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tiêu chí 2.4: CTĐT được phân bố hợp lí giữa lý thuyết và thực hành,

thực tập thực tế.

Tiêu chí 2.5: CTĐT có độ sâu và độ rộng hợp lý đối với yêu cầu của

ngành đào tạo và bậc học.

Tiêu chí 2.6: CTĐT có các mơn học được sắp xếp đảm bảo tính liên kết

và tính logic về kiến thức và kỹ năng cho người học.

Tiêu chí 2.7: CTĐT có nhiều hình thức để khuyến khích người học tham

gia nghiên cứu khoa học.

Tiêu chí 2.8: CTĐT có khả năng liên thông giữa các bậc học và ngành

học liên quan, liên thông với các trường đại học, học viện Cơng an nhân dân.

Tiêu chí 2.9: CTĐT được thiết kế có lộ trình học tập phù hợp với năng

lực của học viên.

Tiêu chuẩn 3: Triển khai CTĐT, gồm 8 tiêu chí:

Tiêu chí 3.1: CTĐT được công bố và phổ biến cho người học vào đầu

khóa học.

Tiêu chí 3.2: Kế hoạch học tập và giảng dạy hàng năm được công bố và

phổ biến cho người học vào đầu năm học.

Tiêu chí 3.3: Đề cương chi tiết của các môn học được công bố cho

46

Tiêu chí 3.4: Có cơ chế để đảm bảo việc thực hiện giảng dạy theo đúng

kế hoạch và nội dung trong đề cương chi tiết.

Tiêu chí 3.5: Phương pháp giảng dạy khuyến khích người học học tập chủ

động, phát triển tư duy sáng tạo, khả năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Xây Dựng Bộ Tiêu Chuẩn Đánh Giá Chương Trình Đào Tạo Trung Cấp Ngành Quản Lý Trật Tự (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)