Mơ hình nghiên cứu đề nghị

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty fujitsu việt nam (Trang 26 - 29)

2.6.Giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ giữa các thành phần của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực với mức độ gắn kết của nhân viên với cơng ty Fujitsu Việt Nam. Với mơ hình nghiên cứu như trên, các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng như sau:

H1: Công tác xác định nhiệm vụ, cơng việc được đánh giá cao hay thấp thì sự gắn

kết của nhân viên với tổ chức cũng tăng hay giảm theo.

H2: Công tác thu hút và tuyển chọn được đánh giá cao hay thấp thì sự gắn kết của

nhân viên với tổ chức cũng tăng hay giảm theo.

H3: Công tác đào tạo nhân viên được đánh giá cao hay thấp thì sự gắn kết của nhân

viên với tổ chức cũng tăng hay giảm theo.

H4: Công tác đánh giá kết quả làm việc của nhân viên được đánh giá cao hay thấp

thì sự gắn kết của nhân viên với tổ chức cũng tăng hay giảm theo.

H5: Công tác phát triển nghề nghiệp và thăng tiến được đánh giá cao hay thấp thì sự

gắn kết của nhân viên với tổ chức cũng tăng hay giảm theo.

H6: Chế độ đãi ngộ được đánh giá cao hay thấp thì sự gắn kết của nhân viên với tổ

H7: Việc thực hiện quy định Luật pháp và duy trì mơi trường khơng khí làm việc

tốt được đánh giá cao hay thấp thì sự gắn kết của nhân viên với tổ chức cũng tăng hay giảm theo.

H8: Việc khuyến khích thay đổi trong cơng việc được đánh giá cao hay thấp thì sự

gắn kết của nhân viên với tổ chức cũng tăng hay giảm theo.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2 đã xác định 8 thành phần của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, 1 thành phần đo lường sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Mơ hình nghiên cứu và nhóm giả thuyết về mối quan hệ của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực với sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương 2 của luận văn đã xác định thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực gồm có 8 thành phần và thang đo sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức gồm có 1 thành phần, xây dựng mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Tiếp theo trong chương 3 sẽ giới thiệu về quy trình nghiên cứu, thang đo, phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh giá thang đo.

3.1.Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. 3.1.1.Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành thơng qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm.

Tác giả đã tiến hành thảo luận nhóm với các chuyên viên trong bộ phận quản trị nguồn nhân lực của cơng ty. Từ đó xác định được các vấn đề cần thiết để đưa vào nghiên cứu cho phù hợp với tình hình thực tế của cơng ty, định hình các thành phần trong thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức của nhân viên.

Nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Biên Hoà vào tháng 05-2013. 3.1.2.Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thu thập thơng tin qua hình thức phỏng vấn trực tiếp thơng qua bản câu hỏi được phát cho các nhân viên trong công ty.

Nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Biên Hoà vào tháng 06-07/2013. Sau khi phân tích dữ liệu khảo sát, tác giả đã phỏng vấn trực tiếp 10 nhân viên gồm nhân viên phòng sản xuất, nhân viên phòng kỹ thuật, nhân viên phòng xuất nhập khẩu, nhân viên phòng đảm bảo chất lượng để làm rõ kết quả khảo sát về thành phần Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên, Thu hút và tuyển chọn, Xác định nhiệm vụ, công việc.

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty fujitsu việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w