Chương trình mơn tốn THPT

Một phần của tài liệu Xây Dựng Ma Trận Đề Thi Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Bậc THPT Theo Lý Thuyết Khảo Thí Hiện Đại (Áp Dụng Tại Tỉnh Nam Định) (Trang 34)

2.2.1. Nội dung mơn Tốn THPT

Theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng mơn tốn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung mơn Tốn THPT bao gồm những kiến thức sau:

- Số và các phép tính trên tập hợp số thực, số phức.

- Mệnh đề và tập hợp; các biểu thức đại số và lượng giác; phương trình (bậc nhất, bậc hai, quy về bậc hai) và hệ bất phương trình bậc nhất (một ẩn, hai ẩn).

- Hàm số, giới hạn, đạo hàm, nguyên hàm, tích phân và ứng dụng của chúng. - Các quan hệ hình học và một số hình thơng dụng (điểm, đường thẳng, mặt phẳng, hình tam giác, hình trịn, elip, hình đa diện, hình trịn xoay); phép dời hình và phép đồng dạng; vectơ và tọa độ.

- Một số kiến thức ban đầu về thống kê, tổ hợp, xác suất.

2.2.2. Kỹ năng cơ bản

- Thực hiện được các phép tính lũy thừa, khai căn, logarit trên tập số thực và một số phép tính đơn giản trên tập số phức.

- Khảo sát một số hàm số cơ bản: hàm số bậc hai, bậc ba, hàm số bậc bốn trùng phương, hàm số phân thức y ax b

cx d

 

 , hàm số lượng giác, hàm số mũ, hàm số lôgarit. - Giải thành thạo phương trình, bất phương trình bậc nhất, bậc hai, hệ phương trình bậc nhất. Giải được một số hệ phương trình; phương trình lượng giác; phương trình, bất phương trình mũ và lơgarit đơn giản.

- Giải được một số bài toán về biến đổi lượng giác, lũy thừa, mũ, lôgarit, về dãy số, về giới hạn của dãy số và hàm số.

- Tính được đạo hàm, nguyên hàm, tích phân của một số hàm số.

- Vẽ hình; biểu đồ; đo đạc; tính độ dài, góc, diện tích, thể tích. Viết phương trình đường thẳng, đường trịn, elip, mặt phẳng, mặt cầu.

29

- Ước lượng kết quả đo đạc và tính tốn. - Sử dụng các cơng cụ, vẽ, tính tốn. - Suy luận và chứng minh.

- Giải toán và vận dụng kiến thức toán học trong học tập và đời sống.

2.3. Xây dựng ma trận và đề thi mơn tốn lớp 10, học kì I

2.3.1. Nội dung, phân phối chương trình mơn tốn lớp 10 THPT

Kiến thức chương trình mơn tốn lớp 10 gồm ba nội dung:

Bảng 2.1. Nội dung kiến thức mơn tốn lớp 10 THPT

Chương trình Nội dung

Đại số

Kiến thức cơ bản về mệnh đề, chứng minh phản chứng. Tập hợp, các phép toán: hợp, giao, hiệu của hai tập hợp. Các tập hợp số. Số gần đúng, sai số.

Ôn tập và bổ túc về hàm số, Hàm số bậc hai và đồ thị, Hàm số y = |x| Đại cương về phương trình, hệ phương trình: các khái niệm cơ bản; Phương trình quy về bậc nhất, bậc hai; Phương trình bậc nhất hai ẩn; Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn.

Bất đẳng thức; Bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân; bất đẳng thức chứa dấu giá trị tuyệt đối. Dấu của nhị thức bậc nhất; Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn, hai ẩn. Dấu của tam thức bậc hai; bất phương trình bậc hai.

Góc và cung lượng giác, giá trị lượng giác của chúng; công thức cộng; công thức nhân đôi; công thức biến đổi tổng thành tích; cơng thức biến đổi tích thành tổng.

Thống kê

Bảng phân bố - tần số, bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp; biểu đồ tần số, tần suất hình cột, đường gấp khúc tần số, tần suất; biểu đồ tần suất hình quạt; số trung bình vị và mốt; phương sai và độ lệch chuẩn.

Hình học

Véctơ; tổng, hiệu của hai véctơ; tích của véctơ với một số; trục, hệ trục tọa độ; tọa độ của điểm và tọa độ của véctơ.

Tích vơ hướng của hai véctơ; ứng dụng vào tam giác (định lí cơsin, định lí sin, độ dài đường trung tuyến, diện tích tam giác).

Phương trình đường thẳng (phương trình tổng quát, phương trình tham số). Khoảng cách và góc. Phương trình đường trịn, phương trình tiếp tuyến của đường trịn. Đường elip (định nghĩa, phương trình chính tắc, hình dạng).

Theo hướng dẫn thực hiện chương trình mơn tốn THPT của Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định, chương trình mơn tốn lớp 10 được thực hiện cụ thể như sau:

30

Môn Học kỳ Nội dung Số tiết

Đại số, Thống kê I Mệnh đề. Tập hợp 10 Hàm số bậc nhất và bậc hai 8 Phương trình. Hệ phương trình 10 II Bất đẳng thức. Bất phương trình 15 Thống kê 7

Góc lượng giác và cơng thức lượng giác 6

Hình học

I Véctơ 13

Tích vơ hướng của hai véc tơ và ứng dụng 8

II Tích vơ hướng của hai véc tơ và ứng dụng 5

Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng 12

2.3.2. Xây dựng ma trận đề thi mơn tốn lớp 10, học kì I

Với mục đích đánh giá đầy đủ, toàn diện KQHT của học sinh sau khi học xong chương trình mơn tốn lớp 10, học kì I, việc xây dựng ma trận đề thi chúng tôi sử dụng các căn cứ sau:

- Nội dung chương trình mơn tốn THPT

- Nội dung chương trình mơn tốn lớp 10 (chương trình chuẩn) - Chuẩn kiến thức kỹ năng mơn tốn lớp 10

- Hướng dẫn thực hiện chương trình mơn tốn THPT của Sở GD&ĐT Nam Định Ngoài những căn cứ trên, để đảm bảo bám sát được đối tượng cần đánh giá, trong quá trình xây dựng ma trận đề thi chúng tơi đã nhận được các ý kiến góp ý của chun viên phụ trách mơn tốn của Sở GD&ĐT Nam Định và 07 tổ toán các trường THPT của tỉnh Nam Định gồm: THPT Chuyên Lê Hồng Phong, THPT Trần Hưng Đạo, THPT Hoàng Văn Thụ, THPT Đại An, THPT Trần Nhân Tông, THPT Lý Tự Trọng, THPT Trực Ninh A.

Dưới đây là tiêu chí trong từng ô ma trận và bảng trọng số của ma trận đề thi đã được chúng tôi chỉnh sửa sau khi nhận được ý kiến phản biện, góp ý.

Tiêu chí các cấp độ nhận thức của từng ô trong ma trận NB1:

NB1.1: Chỉ ra được: mệnh đề, mệnh đề chứa biến; các tập con thường dùng của R

(khoảng, đoạn, nửa khoảng); số gần đúng, quy tắc làm tròn số, cách viết số quy tròn của số gần đúng.

31

NB1.2: Phát biểu được khái niệm: mệnh đề phủ định; mệnh đề kéo theo; mệnh đề

đảo; hai mệnh đề tương đương; tập hợp; phần tử của tập hợp; tập hợp rỗng; tập hợp con; tập hợp bằng nhau; giao hai tập hợp; hợp của hai tập hợp; hiệu và phần bù của hai tập hợp; số gần đúng với độ chính xác d

TH1:

TH1.1: Lấy được ví dụ: mệnh đề, mệnh đề chứa biến; mệnh đề có sử dụng kí hiệu

,

 ; tập hợp; số gần đúng. Phân biệt: mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương; tập hợp được cho ở các dạng khác nhau; khoảng, nửa khoảng, đoạn;

TH1.2: Mô tả bằng biểu đồ ven: phần tử của tập hợp; tập hợp rỗng; tập hợp con;

tập hợp bằng nhau; giao hai tập hợp; hợp của hai tập hợp; hiệu và phần bù của hai tập hợp. Mô tả cách lấy giao, lấy hợp, phần bù, hiệu của hai tập hơp; quy tắc làm tròn số, cách viết số quy tròn của số gần đúng.

VD1:

TH1.1: Chứng minh mệnh đề đúng, mệnh đề sai. Sử dụng kiến thức mệnh đề, tập

hợp trong suy luận toán học.

TH1.2: Lấy được giao, hợp, hiệu, phần bù của các tập hợp con của R.

TH1.3: Tìm được các phần tử của tập hợp thơng qua việc giải phương trình, một

số bài tốn số học,...Tìm được số gần đúng, số quy tròn của số gần đúng

NB2:

NB2.1: Phát biểu được khái niệm: hàm số; TXĐ của hàm số; tính đồng biến,

nghịch biến của hàm số; đồ thị của hàm số; hàm số chẵn, lẻ; điểm thuộc đồ thị Mô tả được bảng biến thiên của hàm số.

NB2.2: Lấy được ví dụ hàm số bậc nhất, bậc hai, hàm số cho bởi nhiều công thức,

các cách cho hàm số. Nêu được sự biến thiên của hàm số bậc nhất, bậc hai và hàm số y=|x|. Mô tả được cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất, bậc hai và y=|x|

TH2:

TH2.1: Lấy được ví dụ: hàm số; hàm số chẵn, lẻ; hàm số đồng biến, nghịch biến;

32

TH2.2: Chỉ ra được hình dạng của đồ thị của hàm số đồng biến, nghịch biến; hàm

số chẵn, lẻ. Tổng hợp lại cách tìm TXĐ của hàm số: chứa căn, phân thức, cho bởi nhiều công thức,...

TH2.3: Trình bày lại được sự biến thiên và cách vẽ được đồ thị của hàm số bậc

nhất, bậc hai, y=|x|. Mối quan hệ về sự biến thiên, đồ thị hàm số giữa hàm số y=x với hàm số y=|x|

VD2:

VD2.1: Tìm được tập xác định của hàm số. Xét được tính chẵn, lẻ; tính đồng biến,

nghịch biến của một hàm số. Xác định một hàm số nếu biết một số điều kiện cho trước.

VD2.2: Xét được sự biến thiên, vẽ được đồ thị của hàm số bậc nhất, bậc hai, hàm

số y=|x|, hàm số cho bởi nhiều cơng thức ở dạng đơn giản.

VD2.3: Sử dụng tính chất hàm số đồng biến, nghịch biến, bảng biến thiên, đồ thị

của hàm số để: chứng minh BĐT, giải PT, BPT, HPT.

NB3:

NB3.1: Phát biểu được khái niệm PT một ẩn, PT nhiều ẩn, PT chứa tham số,

nghiệm của PT, PT hệ quả, PT tương đương, hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn, điều kiện xác định của PT. Lấy được các ví dụ tương ứng.

NB3.2: Nhận biết được cơng thức tính nghiệm của PT bậc nhất, PT bậc hai, công

thức Viét. Nhận biết các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, chứa trị tuyệt đối, chứa căn, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn.

TH3:

TH3.1: Kiểm tra một số có là nghiệm của PT hay khơng? Tìm được ĐK của PT có

chứa ẩn ở mẫu, chứa căn,...Tìm được nghiệm PT bậc nhất, bậc hai.

TH3.2: Mơ tả được cách phương trình chứa trị tuyệt đối, chứa căn, chứa ẩn ở mẫu.

Biến đổi tương đương được PT chứa căn fg, fg , PT trị tuyệt đối ,

fg fg . Tổng hợp lại một số cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn: PP rút thế, PP cộng đại số, sử dụng máy tính bỏ túi.

TH3.3: Viết lại được định lý Viet. Mô tả việc giải và biện luận một phương trình.

VD3:

33

VD3.2: Giải được PT trùng phương, PT chứa ẩn ở mẫu, PT chứa căn cơ bản, PT

chứa trị tuyệt đối. Giải PT chứa căn bằng phương pháp: đặt ẩn phụ, bình phương,...

VD3.3: Giải HPT bằng một số phương pháp cơ bản như: PP rút thế, ẩn phụ VD3.4: Tìm điều kiện của tham số để một PT, HPT có nghiệm,...

VD3.5: Ứng dụng định lý Viet để giải các bài toán liên quan tới nghiệm của PT.

NB4:

NB4.1: Nhận biết được hai vectơ cùng phương, cùng hướng, vectơ bằng nhau.

Phát biểu được định nghĩa phép cộng hai vectơ, hiệu hai vectơ, tích của một số với một vectơ và các tính chất. Nêu được quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành, tính chất trung điểm, tính chất trọng tâm.

NB4.2: Nêu được điều kiện hai vectơ cùng phương, điều kiện ba điểm thẳng hàng, mệnh đề biểu diễn một vectơ theo hai vectơ không cùng phương. Nhận biết được tọa độ vectơ, tọa độ của điểm và các phép toán tọa độ, tọa độ trung điểm, tọa độ trọng tâm.

TH4:

TH4.1: Phân biệt được đặc điểm vectơ cùng phương, vectơ cùng hướng, vectơ đối,

vectơ bằng nhau, vectơ-không.

TH4.2: Diễn giải được khái niệm tổng hai vectơ, hiệu hai vectơ, tích của một số

với một vectơ và các tính chất. Viết lại được quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành, tính chất trung điểm, tính chất trọng tâm. Diễn giải được điều kiện để hai vectơ cùng phương và điều kiện để 3 điểm thẳng hàng.

TH4.3: Tóm tắt lại các công thức: tọa độ vectơ, tọa độ của điểm, phép toán tọa độ,

tọa độ trung điểm, tọa độ trọng tâm.

VD4:

VD4.1: Chứng minh được các đẳng thức vectơ, đẳng thức về độ dài vectơ, tính

chất hình học.

VD4.2: Phân tích một vectơ theo hai vectơ khơng cùng phương, từ đó xác định vị

trí của điểm thỏa mãn đk đẳng thức vectơ cho trước.

VD4.3: Tìm được: tọa độ điểm, tọa độ vectơ.

VD4.4: Xác định hai vectơ cùng phương, cùng hướng, bằng nhau.

34

NB5.1: Phát biểu được định nghĩa các giá trị lượng giác của góc từ 00 đến 1800, tính chất giá trị lượng giác của các góc bù nhau, giá trị lượng giác của các góc đặc biệt.

NB5.2: Phát biểu được định nghĩa góc của hai vectơ, tích vơ hướng của hai vectơ.

Nêu được tính chất của tích vơ hướng. Cơng thức độ tính độ dài vectơ, độ dài đoạn thẳng, tính góc. Nêu được điều kiện hai vectơ vng góc.

TH5:

TH5.1: Nhận biết sự giống, khác nhau giá trị lượng giác của góc từ 00 đến 1800 với các giá trị lượng giác của góc từ 00 đến 900. Nhận biết cơng thức giá trị lượng giác của các góc bù nhau, tính được giá trị lượng giác của các góc đặc biệt. Biến đổi được một số công thức lượng giác cơ bản.

TH5.2: Biết được cách tìm góc của hai vectơ: nhờ định nghĩa; nhờ cơng thức tích

vơ hướng.

TH5.3: Viết lại được cơng thức tính độ dài vectơ, độ dài đoạn thẳng, tính góc của

hai vectơ, điều kiện hai vectơ vng góc

VD5:

Chứng minh đẳng thức lượng giác. Tính được: độ dài đoạn thẳng, tọa độ điểm, tọa độ vectơ, góc. Chứng minh một số tính chất hình học: thẳng hàng, trọng tâm, trung điểm, hình vng, hình bình hành,...

35

Bảng trọng số của ma trận đề thi

Bảng 2.3. Ma trận đánh giá KQHT mơn tốn lớp 10, học kỳ I

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

1. Mệnh đề - Tập hợp NB1 TH1 VD1 7 2 2 3 2. Hàm số bậc nhất và hàm số bậc hai NB2 TH2 VD2 8 2 3 3 3. Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn NB3 TH3 VD3 10 2 3 5 4. Vectơ NB4 TH4 VD4 9 2 3 4

5. Tích vơ hướng của hai vectơ và ứng dụng

NB5 TH5 VD5

6

2 3 1

Tổng số câu 10 (25%) 14 (35%) 16 (40%) 40

2.3.3. Xây dựng đề thi thử nghiệm mơn tốn lớp 10, học kì I

2.3.3.1. Giới thiệu về đề thi thử nghiệm

Mục đích của đề thi nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong chương trình mơn tốn lớp 10, học kì I. Để đảm bảo việc đánh giá được chính xác, tồn diện, khách quan kết học tập của các em và phù hợp với việc thay đổi hình thức thi mơn tốn THPT quốc gia sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm 2017, ở đề thi này chúng tơi xây dựng đề thi theo hình thức TNKQ, mỗi câu hỏi thi có bốn phương án trả lời và học sinh phải chọn một phương án đúng, đề thi gồm 40 câu hỏi (gồm nội dung các phần đại số, thống kê và hình học) và thi trong thời gian 60 phút.

Căn cứ vào các tiêu chí trong ma trận đề thi đã được xây dựng, chúng tôi tiến hành viết các câu hỏi chi tiết ứng với từng tiêu chí đã thể hiện trong ma trận. Các câu hỏi sau khi được viết chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến phản biện và góp ý của các thầy cơ giáo có kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn tốt đảm bảo nội dung các câu hỏi phù hợp về mặt hình thức, mức độ u cầu, tính chính xác về mặt kiến thức.

2.3.3.2. Đề thi thử nghiệm

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không phải là một mệnh đề?

36

B. Ngày 20 tháng 11 là ngày nhà giáo Việt Nam. C. Bạn có khỏe khơng?

D. Nếu hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau thì hình đó là hình vng.

Câu 2: Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai?

A. Mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì A là một con của B.

Một phần của tài liệu Xây Dựng Ma Trận Đề Thi Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Bậc THPT Theo Lý Thuyết Khảo Thí Hiện Đại (Áp Dụng Tại Tỉnh Nam Định) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)