Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số NB1 TH1 VD1 12 4 3 5 Hàm số Lũy Thừa, Hàm số mũ và hàm số logarit NB2 TH2 VD2 9 2 3 4 Nguyên hàm, Tích phân và ứng dụng NB3 TH3 VD3 6 1 2 3
Khối đa diện
NB4 TH4 VD4 8 2 3 3 Mặt cầu, mặt nón, mặt trịn xoay NB5 TH5 VD5 5 1 2 2 Tổng số câu 10 (25%) 13 (32.5%) 17 (42.5%) 40
50
2.5.3. Xây dựng đề thi thử nghiệm
2.5.3.1. Giới thiệu đề thi thử nghiệm
Đề thi này chúng tơi thiết kế thi theo hình thức trắc nghiệm, mỗi câu hỏi thi có bốn phương án trả lời và học sinh phải chọn một phương án đúng, đề thi gồm 40 câu hỏi (gồm nội dung các phần đại số, thống kê và hình học) và thi trong thời gian 60 phút.
2.5.3.2. Đề thi thử nghiệm
Đề thi thử nghiệm môn tốn lớp 12, Học kì I được trình bày trong phụ lục 10.
2.6. Thử nghiệm và phân tích kết quả
2.6.1. Mục đích thử nghiệm
Để xây dựng được một đề thi tốt giúp đánh giá được đầy đủ, toàn diện kiến thức, kĩ năng của HS thì việc xây dựng ma trận đề thi là rất quan trọng. Nếu có được một ma trận đề thi tốt, đó là một căn cứ rất quan trọng giúp việc viết câu hỏi thi, xây dựng đề thi bám sát được mục tiêu cần kiểm tra đánh giá đối với người học.
Trong quá xây dựng ma trận đề thi, chúng tôi đã căn cứ vào phân phối chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành, hướng dẫn thực hiện chương trình mơn tốn THPT của Sở GD&ĐT Nam Định, chuẩn kiến thức kỹ năng do Bộ GD&ĐT ban hành và những ý kiến đóng góp, phản biện từ các thầy giáo, cơ giáo có kinh nghiệm, uy tín trong giảng dạy mơn tốn của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ đó chúng tơi tiến hành xây dựng ma trận đề thi và viết các câu hỏi thi.
Tuy nhiên, ma trận đề thi được xây dựng có thực sự phù hợp với đối tượng HS trên địa bàn tỉnh Nam Định hay khơng thì việc thử nghiệm trên chính các đối tượng đó là rất quan trọng. Trong phần này, chúng tôi sử dụng kiến thức về khoa học đo lường đánh giá trong giáo dục để phân tích biểu đồ phân bố điểm thi, phân tích câu hỏi thi, phân tích sự phù hợp của đề thi với mơ hình IRT, phân bố năng lực của học sinh với các câu hỏi thi,.... Từ kết quả phân tích, chúng tơi tiến hành đối sánh với nội dung câu hỏi thi và tiêu chí tương ứng trong ma trận để đưa ra những điều chỉnh.
Trong phần thử nghiệm này, chúng tôi tiến hành thử nghiệm mỗi đề thi với khoảng 100 HS. Từ kết quả thử nghiệm, chúng tôi tiến hành điều chỉnh về cấu trúc của đề thi, các tiêu chí trong ma trận đề thi, câu hỏi thi và thời gian thi.
51
2.6.2. Mô tả việc chọn mẫu và đối tượng thử nghiệm cho đề thi
Trên địa bàn tỉnh Nam Định có 57 trường THPT, mỗi khối lớp có khoảng 21.000 học sinh. Đề thi thử nghiệm được thiết kế trên cơ sở cấu trúc, tiêu chí được thể hiện trong ma trận đã được xây dựng, đối tượng thử nghiệm là các em HS đang học lớp 10, 11, 12 trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Để đảm bảo tính khả thi, mẫu đại diện được chúng tơi chọn với hai tiêu chí, thứ
nhất là chất lượng giáo dục của nhà trường, thứ hai là các trường THPT tại các khu vực
khác nhau (tại TP. Nam Định, tại thị trấn huyện, tại các xã) trên địa bàn tỉnh Nam Định. Hàng năm, căn cứ vào chất lượng tuyển sinh đầu vào, chất lượng các kì thi, chất lượng giáo dục của các đơn vị,... Sở GD&ĐT Nam Định chia thành 2 nhóm để đánh giá, xếp loại cho các trường. Dưới đây là 7 trường thuộc 2 nhóm được chúng tơi chọn mẫu:
Nhóm 1: THPT Chuyên Lê Hồng Phong, THPT Trần Hưng Đạo, THPT Nguyễn Khuyến
Nhóm 2: THPT Nguyễn Huệ, THPT Hoàng Văn Thụ, THPT Đại An, THPT Nguyễn Trường Thúy
Trong 05 trường chúng tôi chọn mẫu, các trường trên địa bàn TP.Nam Định gồm THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT Trần Hưng Đạo; trường thuộc thị trấn huyện: THPT Hoàng Văn Thụ; trường trên địa bàn xã: THPT Đại An, THPT Nguyễn Trường Thúy.
HS được chọn mẫu để thử nghiệm được chúng tôi mô tả trong bảng dưới đây.