1.1. Cơ sở lý luận
1.1.6. Đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng ban trường đại học
có tính tự chủ và bình tĩnh để đưa ra các quyết định đúng đắn. Bất luận trong trường hợp nào, người đứng đầu đơn vị phải là trụ cột, là niềm tin là chỗ dựa cho cán bộ công nhân viên trong phịng và những người có liên quan. Chính vì thế, năng lực phẩm chất, thái độ và niềm tin của CBQL là rất quan trọng.
Năng lực của nhà quản lý giáo dục nói chung là sự hịa trộn kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đã tích lũy được để giúp người đó thực hiện hiệu quả hoạt động quản lí. Năng lực quản lí khơng chỉ có kiến thức, kĩ năng, thái độ mà còn được thể hiện qua kết quả hoạt động [16].
Năng lực quản lí của cán bộ quản lí phịng chức năng trong trường đại học chính là kết quả của kiến thức khoa học, kỹ năng quản lí và các phẩm chất, quan điểm, thái độ và niềm tin để thực thi các hoạt động quản lí theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Như vậy, khi nói đến một người quản lí giỏi thì người đó phải có chun mơn giỏi, kỹ năng quản lý thành thạo và phẩm chất đạo đức tốt, quan điểm lập trường vững vàng và niềm tin vào kết quả công việc cao.
Với những phân tích trên, rõ ràng khi xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của CBQL cấp phòng ban ở Trường đại học MTCN được khả thi thì ta nên xây dựng những tiêu chuẩn, tiêu chí dựa trên những năng lực về chuyên môn, kỹ năng, thái độ. Luận văn cho rằng, xây dựng tiêu chí đánh giá theo chức năng quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra – đánh giá) cũng sẽ thu được kết quả đánh giá như mong muốn của chủ thể đánh giá, nhất là trong cơng tác đánh giá CBQL phịng ban hiện nay.
1.1.6. Đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng ban trường đại học đại học
27
a) Đánh giá (assessment)
Đánh giá (assessment) là q trình hình thành những nhận định, phán đốn về kết quả của cơng việc, dựa vào sự phân tích những thơng tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn, tiêu chí đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Như vậy, đánh giá không chỉ là sự xác nhận giá trị thực trạng mà còn là đề xuất những tác động làm thay đổi thực trạng. Vì thế đánh giá được xem là một hoạt động vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người.
Theo Jean – Marie De Ketele (1989): “Đánh giá có nghĩa là thu thập một tập hợp thơng tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy, xem xét mức độ phù hợp giữa tập thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay đã được điều chỉnh trong q trình thu thập thơng tin nhằm đưa ra quyết định” [23].
Hay theo C.E.Beeby (1997): Đánh giá (assessment) là quá trình thu thập và lý giải có hệ thống những bằng chứng dẫn đến sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động [23].
GS.Anthony de Sam Lazaro cũng đưa ra định nghĩa “đánh giá” (Assessment): là một hay nhiều quá trình xác định, thu thập và chuẩn bị số liệu để đánh giá mức độ đạt được của các chuẩn đầu ra và các mục tiêu giáo dục của cơ sở đào tào.
Đánh giá là định ra, quy ra giá trị, là hình thức nhận xét mang dấu ấn cá nhân của người đánh giá (Tác giả Nguyễn Thị Bích Yến). Như vậy, đánh giá là việc định ra những giá trị nhất định và đánh giá mang tính chủ quan bởi mang dấu ấn của cá nhân người đánh giá.
Theo tác giả Phạm Xuân Thanh (2007), đánh giá là một quá trình bao gồm: Chuẩn bị một kế hoạch; thu thập, phân tích thơng tin và thu được kết quả; chuyển giao các kết quả thu được đến những người liên quan để họ hiểu về đối tượng đánh giá hoặc giúp người có thẩm quyền đưa ra các nhận định hay các quyết định liên quan đến đối tượng đánh giá.
28
Định nghĩa chung về đánh giá nói trên khi áp dụng vào trong giáo dục ta có thể hiểu như sau: Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thơng tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học (mục tiêu đào tạo) làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo [10].
b) Kiểm tra, đánh giá (Evaluation)
Đánh giá (Evaluation) là một hoạt động của con người nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật, hiện tượng, con người mà mình quan tâm, theo những quan niệm và chuẩn mực nhất định (cũng có thể nói đến sự đánh giá của một nhóm, một cộng đồng, thậm chí của tồn xã hội). Như vậy, đánh giá là đưa ra những phán xét về một hay nhiều sự vật hiện tượng theo những quan niệm và chuẩn mực nhất định, chuẩn mực này có thể là những chuẩn mực chung hoặc chuẩn mực của những người đánh giá đưa ra.
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đốn về kết quả cơng việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu và tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh và nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Theo vậy, đánh giá cũng dựa trên những tiêu chí nhất định và đánh giá ln có mục tiêu hướng tới nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Như vậy có thể thấy, khái niệm đánh giá được hiểu rất đa dạng, phong phú nhưng tựu chung lại ở một điểm: Đánh giá là hoạt động có mục đích nhằm xem xét các hoạt động cụ thể theo ý muốn chủ quan của người tham gia đánh giá trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu với các yêu cầu cụ thể của từng hoạt động, của đối tượng được đánh giá.
Với mục đích nghiên cứu luận văn này, tác giả đưa ra cách hiểu về đánh giá như sau: Đánh giá là q trình thu thập, phân tích thơng tin về đối tượng đánh giá
trên cơ sở những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cụ thể theo yêu cầu xác định. c) Quy trình đánh giá
29 - Xây dựng các tiêu chí đánh giá;
- Xây dựng các chuẩn mực (mong muốn, yêu cầu đối tượng đánh giá phải đạt được cái gì, ở mức độ nào);
- Đo lường các thuộc tính của đối tượng đánh giá theo các tiêu chí và đối chiếu với các chuẩn mực;
- Tổng hợp và tích hợp các bằng chứng thu được để đưa ra những nhận định chuẩn xác.
Sản phẩm của đánh giá
- Các thông tin và bằng chứng thu được;
- Các nhận định (Các ý kiến rút ra trên cơ sở các thông tin và bằng chứng thu được); - Các kết luận;
- Các kiến nghị.
Luận văn nhận định rằng quy trình đánh giá và quy trình kiểm tra đánh giá mà hai tác giả đưa ra là phù hợp và có thể đưa vào áp dụng để đánh giá năng lực quản lý của CBQL cấp phịng ban. Tuy nhiên, trong khn khổ luận văn này, tác giả chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu bước đầu tiên trong qui trình đánh giá, đó là xây dựng và đề xuất các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của CBQL cấp phòng ban ở trường Đại học MTCN.
1.1.6.2. Đánh giá năng lực theo chuẩn và đánh giá năng lực theo tiêu chí a) Chuẩn và đánh giá theo chuẩn
Chuẩn được coi là mẫu lý thuyết có tính chất ngun tắc, tính cơng khai và tính xã hội hóa, được đặt ra bằng quyền lực hành chính hoặc chuyên môn, bao gồm những yêu cầu, tiêu chí, qui định trong một mối quan hệ logic với nhau. Chuẩn là công cụ dùng để làm thước đo, đánh giá sự vật, hiện tượng, các hoạt động, sản phẩm,…từ đó đưa hướng phát triển, điều chỉnh theo mục tiêu của chủ thể quản lý. Trong quản lí giáo dục, ta đã ban hành chuẩn hiệu trưởng (lãnh đạo, quản lí) đó là một hệ thống các u cầu cơ bản đối với người hiệu trưởng về phẩm chất chính trị,
30
đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường.
Các khái niệm về chuẩn được sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay là:
(i) Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực chuẩn;
(ii) Tiêu chí là sự cụ thể hóa của tiêu chuẩn, chỉ ra những yêu cầu cụ thể để đánh giá chất lượng. Tiêu chí có thể xác định, đo được thơng qua các dấu hiệu và chỉ báo thực hiện. Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn;
(iii) Chỉ báo thực hiện là những con số hoặc những ký hiệu định lượng dùng để đo lường các tiêu chí chất lượng;
(iv) Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức đạt được của tiêu chí.
Đánh giá theo chuẩn hướng tới sự chuẩn hóa. Chuẩn hóa trong giáo dục là những quá trình làm cho các sự vật, đối tượng trong lĩnh vực giáo dục đáp ứng được các chuẩn đã ban hành và áp dụng chính thức để tạo thuận lợi hơn cho tiến bộ và phát triển giáo dục. Chuẩn hóa trong giáo dục có những chức năng cơ bản là định hướng quản lý giáo dục, quy cách hóa các sản phẩm, nguồn lực, phương tiện, hoạt động giáo dục và tạo mơi trường chính thức cho sự phát triển giáo dục. Trên cơ sở các tiêu chuẩn, xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể ở mỗi một tiêu chuẩn để thu thập các thông tin liên quan đến đối tượng đánh giá.
b) Tiêu chí và đánh giá theo tiêu chí
Để đánh giá được năng lực theo chuẩn, người ta phải xây dựng chi tiết mỗi chuẩn thành các tiêu chí cụ thể. Đánh giá dựa trên tiêu chí đang được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về giáo dục.
Nói đến khái niệm “Tiêu chí” tác giả Trần Thị Bích Liễu (2007) cho rằng “Tiêu chí là những chỉ dẫn, các nguyên tắc, các tính chất hay đơn vị đo để đánh giá chất
31
lượng thực hiện. Chúng có thể là tổng qt, tồn thể hay đặc trưng…”. Theo đó khái niệm tiêu chí được hiểu như là những chỉ dẫn, nguyên tắc nhằm để lượng giá, đo các vấn đề đánh giá [30]. Hay “tiêu chí” được xem như những điểm kiểm soát và là chuẩn để đánh giá chất lượng đầu vào và quá trình đào tạo (Theo Johnes & Tayler, 1990).
“Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn” [30]. Định nghĩa này đưa ra khái niệm tiêu chí sử dụng theo nghĩa hẹp hơn tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chuẩn sẽ có một hay nhiều tiêu chí đánh giá cụ thể.
Theo tác giả Phạm Xuân Thanh, Nguyễn Kim Dung (2003) Tiêu chí là sự cụ thể hóa của các chuẩn mực, chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Như vậy, việc xây dựng các chuẩn mực và đánh giá chất lượng cần phải dựa trên căn cứ cụ thể chứ không được chung chung.
Theo Tomlinson (1995) đánh giá theo tiêu chí giúp cho người được đánh giá có thể thấy được:
- Một cái nhìn tổng thể về các nhiệm vụ, vai trị, mục đích mà mình phải thực hiện được.
- Là cơ sở cho việc học tập và lập kế hoạch hoạt động của bản thân.
Theo Crebbin (2004) cũng cho rằng: Đánh giá theo tiêu chí cũng mang lại cho đối tượng được đánh giá nhiều lợi ích như:
- Cung cấp cho đối tượng được đánh giá những thông tin về những điều mà người khác mong đợi ở họ.
- Cho phép đối tượng đánh giá có thể tiến hành tự đánh giá thường xuyên và liên tục.
- Giúp cho đối tượng được đánh giá tự quyết định và có trách nhiệm nhiều hơn đối với cơng việc của mình.
- Giúp cho đối tượng được đánh giá có nhiều quyền lực hơn trong chính cơng việc của mình.
32
Như vậy, nếu có những tiêu chí đầy đủ, độ tin cậy, giá trị và phù hợp với đối tượng được đánh giá thì kết quả của q trình đánh giá khơng những chỉ là những con số mà qua đó đối tượng được đánh giá cịn nhìn thấy được những mặt mạnh, điểm yếu của mình để có hướng thay đổi, hồn thiện bản thân đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công việc.
Tựu chung lại, khái niệm Tiêu chí là sự cụ thể hóa của tiêu chuẩn, chuẩn mực. Khi đánh giá một sự vật, hiện tưởng hay một đối tượng nào đó ta cần phải dựa vào tiêu chuẩn, từ các tiêu chuẩn, chuẩn mực xây dựng các tiêu chí cụ thể. Các tiêu chí sẽ là cộng cụ hữu ích nếu xây dựng bám sát vào đối tượng đánh giá và đặt nó trong bối cảnh thực tế của một đơn vị, tổ chức. Ngồi sự cụ thể hóa từ các tiêu chuẩn, chuẩn mực, xây dựng tiêu chí cũng cần phải đưa vào đó những yếu tố đặc thù, riêng có của đối tượng đánh giá.
Đối với CBQL cấp phòng ban, việc xây dựng được những tiêu chí đánh giá có độ tin cậy và giá trị càng là vấn đề cần thiết. Sở dĩ vậy, bởi đội ngũ có vai trị quan trọng trong việc chuyển những chủ trương, chính sách và chiến lược của tổ chức thành hành động riêng của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Hiệu quả và chất lượng công việc của mỗi phòng ban phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý của đội ngũ này. Chính vì vậy, vấn đề phát triển đội ngũ này là vấn đề quan trọng. Bằng việc này, họ có thể dễ dàng nhìn thấy những điểm mạnh của bản thân để phát triển, những mặt cịn hạn chế để có hướng khắc phục, cải tiến chất lượng quản lý.
1.1.6.3. Đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý phòng ban
Đánh giá năng lực của con người là một vấn đề phức tạp bởi năng lực là một thuộc tính của nhân cách, khơng thể nhìn thấy trực tiếp để đánh giá. Đánh giá năng lực quản lý của CBQL cấp phịng ban cịn phức tạp hơn rất nhiều. Vì vậy một thực tế là đánh giá năng lực của con người nói chung là vấn đề còn nhiều bỏ ngỏ. Tuy nhiên khi đánh giá năng lực người ta cũng thường đánh giá qua các hành động cụ thể, đánh giá thông qua kết quả cơng việc do vậy vẫn có thể đánh giá được năng lực trong thực tiễn hoạt động.
33
Năng lực được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành động cụ thể. Chúng ta thường cho rằng người có năng lực tốt là người có xu hướng hồn thành tốt cơng việc vì vậy đánh giá năng lực thơng qua những cơng việc mỗi cá nhân, mỗi nhóm người làm được là điều có thể.
Việc đánh giá năng lực quản lý của CBQL cấp phịng ban có thể thơng qua các kết quả hoạt động quản lý (sản phẩm). Những sản phẩm đó là khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng, thái độ và hứng thứ, niềm tin để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống quản lý đa dạng trong thực tiễn.
Việc đánh giá năng lực quản lý của CBQL cấp phòng ban cũng khơng có một khn mẫu áp sẵn cho tất cả mọi đối tượng, mọi loại hình nghề nghiệp, mơi trường lao động mà phải xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể gắn với thực tiễn của từng ngành, địa phương, tổ chức, thậm chí là cá nhân nhà quản lý. Từ đó, càng thấy được sự khó khắn, phức tạp cho công tác đánh giá CBQL trong bối cảnh hiện nay.
Tuy nhiên đánh giá năng lực quản lý của CBQL cấp phòng ban là cần thiết và cấp bách trong bối cảnh nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục và đào tạo, mà biện pháp then chốt, đột phá lại là “phát triển đội ngũ cán bộ quản lý”. Rõ ràng, muốn phát triển được đội ngũ