Với bảng khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu này gồm có 62 câu hỏi, với kích thước mẫu dự kiến đề ra là n=160. Tức là nghiên cứu này sẽ lấy mẫu tổng thể trên khách thể nghiên cứu.
Bảng 2.5.1. Mẫu và phân bố mẫu
Mẫu Tỷ lệ Giới tính Nam 88 55% Nữ 72 45% Tổng số 160 100 Chức vụ Lãnh đạo 03 1.9% Cán bộ quản lý 30 18.8%
59
Chuyên viên, cán sự, nhân viên 41 25.6%
Giảng viên 86 53.8% Tổng số 160 100 Năm công tác Dưới 5 năm 46 28.8% Trên 5 năm 114 71.2% Tổng cộng 160 100
Tác giả hướng dẫn về mục đích, ý nghĩa của việc khảo sát và giải thích nội dung của từng câu hỏi, từng nhân tố trong phiếu hỏi cho người trả lời, động viên trả lời các câu hỏi một cách khách quan, trung thực.
Như vậy, căn cứ vào bảng mẫu và phân bố mẫu cho thấy:
Về giới tính phân bố tương đối đồng đều, sự chênh lệch về giới tính khơng lớn: nam chiếm 55%, nữ giới chiếm 45%, đây cũng là thực tế của Trường đại học MTCN.
Đối tượng khảo sát là lãnh đạo chỉ chiếm 1.9%, CBQL cấp trung gian chiếm 18.8%, chuyên viên, cán sự và nhân viên chiếm 25.6% trong khi đó giảng viên chiếm 53.8%, cho thấy sự phân bố đối tượng khảo sát khơng đồng đều và có độ chênh lệch khá lớn giữa đội ngũ CBQL với đội ngũ không giữ chức vụ quản lý; giữa đội ngũ chuyên viên, cán sự, nhân viên (25.6%) với đội ngũ giảng viên (53.8%). Điều này cho thấy đây là một thuận lợi, bởi thông tin thu được sẽ khách quan và có độ tin cậy cao hơn.
Khi tiến hành khảo sát bộ tiêu chí thì kinh nghiệm cơng tác của người tham gia khảo sát cũng tương đối quan trọng. Chính vì vậy, tác giả cũng đã chia thành 02 loại đối tượng với mức kinh nghiệm từ 5 năm trở lên và kinh nghiệm từ dưới 5 năm. Thông tin về đối tượng khảo sát cho thấy, đối tượng có kinh nghiệm công tác từ 5 năm trở lên chiếm 71.2% và đối tượng có kinh nghiệm cơng tác dưới 5 năm là 28.8%. Như vậy, mẫu khảo sát tập trung vào các đối tượng có
60
thâm niên công tác lâu năm tại trường ở thời điểm khảo sát, đây cũng là một ưu điểm lớn của quá trình khảo sát. Từ đó, mẫu khảo sát có chất lượng và thông tin thu được sẽ là đáng tin cậy.