Kết quả ma trận hệ số tương quan các biến độc lập với phần mềm Stata

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt đến giá trị công ty luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 35)

Dựa vào ma trận hệ số tương quan, ta có thể thấy giá trị tuyệt đối hệ số tương quan giữa các biến độc lập nằm trong khoảng [0.0024; 0.4744] cho thấy các biến có tương quan khơng cao. Điều đó chứng tỏ các biến này khơng có tương quan tuyến tính và có thể giải thích tốt cho biến phụ thuộc.

Một số cặp biến độc lập có tương quan khá cao với nhau là: - Biến thay đổi tiền mặt và số dư tiền mặt kỳ trước: -0.4744 - Biến thay đổi tài sản thuần và tài trợ thuần: 0.4031

- Biến thay đổi thu nhập trước thuế và lãi vay và thay đổi tài sản thuần: 0.364 - Biến thay đổi thu nhập trước thuế và lãi vay và thay đổi chi phí lãi vay:

0.3234

- Biến tài trợ thuần và thay đổi chi phí lãi vay: 0.3399

4.1.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Có thể kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách dựa vào hệ số tương quan giữa các biến giải thích. Nhiều nhà kinh tế lượng cho rằng khi hệ số tương quan giữa 2 biến độc lập bằng hoặc cao hơn 0.9 thì đó là một dấu hiệu quan trọng cho thấy có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Các hệ số tương quan mơ hình tính tốn được có giá trị lớn nhất là 0.47 cho thấy khơng có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến.

Tuy nhiên, xét trong trường hợp này. Mặc dù các biến độc lập có tương quan khơng cao nhưng giữa các biến này có sự liên quan khá mật thiết về ý nghĩa kinh tế cho nên tác giả vẫn tiến hành kiểm định dựa vào hệ số VIF xem hiện tượng đa cộng tuyến thực sự có xảy ra trong mơ hình hay khơng?

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt đến giá trị công ty luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 35)

w