Giả thiết H0: khơng có sự tương quan giữa thành phần sai số và các biến giải thích
trong mơ hình
Với p-value = 0 < 5%
Suy ra bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1
Kết quả kiểm định cho thấy có sự tương quan giữa thành phần sai số và các biến giải thích trong mơ hình. Vì vậy, mơ hình tác động ngẫu nhiên (RE) sẽ cho kết quả khơng phù hợp, nên sử dụng mơ hình tác động cố định (FE) sẽ tốt hơn.
4.2 Kết quả hồi quy
4.2.1 Đo ường giá trị tăng thêm của tiền mặt
Mục tiêu đầu tiên của bài nghiên cứu này là muốn nghiên cứu ảnh hưởng của quyết định nắm giữ tiền mặt đối với giá trị doanh nghiệp thơng qua việc tìm hiểu xem là các nhà đầu tư định giá như thế nào đối với một đồng tiền mặt tăng thêm trên sổ sách của các doanh nghiệp. Để trả lời vấn đề này, về mặt lý thuyết thường có hai luồng quan điểm trái chiều nhau. Thứ nhất là quan điểm được củng cố bởi lý thuyết trật tư phân hạng. Trong đó cho rằng nếu như các nhà đầu tư tin rằng việc gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường vốn, và trong trường hợp xấu nhất, có thể khiến các công ty bỏ qua dự án đầu tư sinh lời, thì khi đó giá trị của một đồng tiền mặt do doanh nghiệp nắm giữ có thể đáng giá hơn giá trị thực của một đồng. Thứ hai là nếu như các nhà đầu tư lập luận rằng với một đồng tăng thêm trong quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, do các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển giao như thuế thu nhập, phí giao dịch,… thì số tiền thực tế các cổ đơng nhận được sẽ phải nhỏ hơn một đồng đó. Thêm nữa, việc giữ nhiều tiền mặt cịn gây ra vấn đề chi phí đại diện. Cho nên khi đó, các nhà đầu tư sẽ đánh giá đồng tăng thêm này có giá trị thấp hơn một đồng tiền mặt do họ nắm giữ.
Để làm rõ vấn đề này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm bằng cách chạy hồi quy với dữ liệu của 291 công ty tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2012.
Dựa vào kết quả bảng 4.5, có thể thấy các biến Ci,t , Ci,t-1 , Ei,t , Di,t , Li,t có ý nghĩa về mặt thống kê. Còn các biến NAt, It, NFi,t thì khơng có ý nghĩa về mặt thống kê (Kết quả kiểm định thừa biến cũng cho phép loại bỏ các biến này 6).
Biến thay đổi số dư tiền mặt Ci,t có ý nghĩa thống kê với xác suất p bằng 0, điều đó chứng tỏ việc nắm giữ tiền mặt có ảnh hưởng đối với giá trị của công ty.
Hệ số hồi quy β1 của biến thay đổi tiền mặt Ci,t có kết quả là 0.456, hàm ý là mỗi một đồng tăng thêm trong quỹ tiền mặt của doanh nghiệp chỉ được các nhà đầu tư
định giá bằng 0.456 đồng, thấp hơn so với trường hợp của Mỹ là 0.751 (Faulkender và Wang, 2006) và của Pháp là 0.61 (Autukaite và Molay, 2011). Điều này có thể được lý giải là do tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và tỷ lệ nợ của các công ty trong mẫu nghiên cứu cao hơn dữ liệu nghiên cứu của các công ty Pháp và Mỹ.