Kết quả phân tích hồi qui của mơ hình

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến dự định nghỉ việc của nhân viên công nghệ thông tin trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 59 - 106)

4.4- Thảo luận về kết quả

Phương trình hồi qui theo hệ số hồi qui chuẩn hố Beta:

Phương trình hồi qui:

DDNV = -0.114*CHNN-0.208*LUONG -0.225*QHTC-0.255*CBCS -0.288*NLCN

Phương trình hồi qui tuyến tính trên cho thấy: cơ hội nghề nghiệp (CHNN), lương thưởng (LUONG), quan hệ trong tổ chức (QHTC), cân bằng cuộc sống công việc và cá nhân (CBCS), năng lực cá nhân (NLCN) tác động mạnh theo thứ tự giảm dần đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT.

Qua khảo sát các thành phần chất lượng cuộc sống cơng việc và kết quả phương trình hồi qui có thể rút ra một số kết luận như sau:

Cơ hội phát triển nghề nghiệp

Hệ số hồi qui của biến trong mơ hình là (-0.114). Cơ hội phát triển nghề nghiệp sẽ tác động ngược chiều đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT, là thành phần tác động mạnh mẽ nhất đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT.

Khi các nhân viên CNTT cảm nhận khơng có cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình trong tổ chức, cơng việc càng lớn thì sẽ gây ra dự định nghỉ việc càng cao. Theo kết quả phân tích hồi qui và kết quả thống kê (Trung bình = 2.950) cho thấy, thành phần cơ hội phát triển nghề nghiệp của chất lượng cuộc sống công việc tác động mạnh mẽ đến dự định nghỉ việc của nhân viên.

Cơ hội phát triển nghề nghiệp cũng tác động đến dự định nghỉ việc. Đối với nhân viên CNTT khơng địi hỏi nhân viên phải có thâm niên cao, mà cần một nhân viên nhanh, nhạy bén trong việc tiếp thu các cơng nghệ mới, đó là các cơng nghệ mới ra đời hàng loạt trong thời gian ngắn. Nếu một nhân viên vẫn ở vị trí là nhân viên phần cứng hay phần mềm, đồ họa truyền thông, mạng, điện tử viễn thơng ….. thì anh ta vẫn phải cập nhật kiến thức cơng nghệ liên tục về lĩnh vực của mình và cạnh tranh với các nhân viên mới khác được đào tạo trực tiếp về các công nghệ mới này. Các nhân viên với tuổi đời cịn trẻ thì việc này khá dễ dàng, Điều này làm cho

cơ hội nghề nghiệp trở nên quan trọng đối với khơng chỉ các nhân viên có thâm niên làm việc nhiều năm mà cả các nhân viên làm việc trong thời gian ngắn. Cơ hội nghề nghiệp không chỉ là một việc làm để thỏa mãn nhu cầu sinh học, mà còn là để thõa mãn nhu cầu an tồn trong cơng việc. Do đó, cơ hội nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc. Một khi tìm được cơ hội hay nghề nghiệp mới phù hợp, nhân viên sẵn sàng rời bỏ công việc hiện tại của mình. Họ có thể nghỉ sang một môi trường làm việc khác, bắt đầu lại từ đầu để có bước tiến mới trong nghề nghiệp, chẳng hạn như nghỉ sang công ty về công nghệ khác, hoặc nghỉ sang làm việc bên lĩnh vực khác sau khi họ đã tích tũy kiến thức về lĩnh vực đó như kinh tế, giảng viên về công nghệ thông tin hoặc giảng viên về kinh tế …..

Lương thưởng công bằng xứng đáng

Hệ số hồi qui của biến trong mơ hình là (-0.208).

Lương thưởng cơng bằng xứng đáng sẽ tác động ngược chiều đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Cotton và Tuttle (1986). Khi các nhân viên CNTT cảm nhận lương thưởng không công bằng, tương xứng với năng lực làm việc của mình thì sẽ làm cho họ có dự định nghỉ việc để tìm cho mình một nơi làm việc khác có mức lương hấp dẫn tương xứng với năng lực, chất xám của mình từ đó giúp cuộc sống của họ được đảm bảo tốt hơn. Theo kết quả phân tích hồi qui và kết quả thống kê (Trung bình = 3.006) cho thấy, thành phần Lương thưởng công bằng xứng đáng của chất lượng cuộc sống công việc tác động mạnh mẽ đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT.

Quan hệ trong tổ chức

Hệ số hồi qui trong mơ hình của biến là (-0.225).

Như vậy cảm nhận về quan hệ trong tổ chức của nhân viên CNTT là yếu tố tác động mạnh lên dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT. Khi các nhân viên CNTT cảm nhận sự xung đột về mối quan hệ giữa cá nhân và các đồng nghiệp, quản lý càng lớn thì họ có dự định nghỉ việc sang một tổ chức khác làm việc càng lớn.

Quan hệ trong tổ chức có tác động đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT. Quan hệ trong tổ chức nó bao gồm cả mối quan hệ giữa một nhân viên với đồng nghiệp và cấp trên của mình. Nhân viên CNTT đa số là làm việc theo nhóm, nhóm lớn hay nhóm nhỏ là tùy thuộc vào qui mơ của từng dự án, mỗi người sẽ chịu trách nhiệm một phần trong dự án, sau đó sẽ có sự kết hợp giữa các phần của dự án để hoàn tất sản phẩm cuối cùng, trong suốt q trình thực hiện cơng việc giữa các nhân viên sẽ có sự hỗ trợ qua lại với nhau từ các tài liệu lý thuyết về kĩ thuật công nghệ đến việc thiết kế, vận hành các phần mềm, phần cứng thông qua các buổi chia sẽ kiến thức, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Do đó, trong suốt quá trình thực hiện cơng việc rất cần sự hỗ trợ nhiệt tình và kịp thời từ các đồng nghiệp và người quản lý để hồn tất cơng việc trước hoặc đúng deadline.

Cân bằng cuộc sống công việc

Hệ số hồi qui trong mơ hình (-0.255). Cảm nhận về các u cầu đối với cân bằng cuộc sống công việc và cá nhân là yếu tố tác động mạnh thứ tư đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT. Cân bằng cuộc sống công việc và cá nhân của nhân viên CNTT càng thấp thì Dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT càng mạnh mẽ.

Cân bằng cuộc sống cơng việc có tác động đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT. Cân bằng cuộc sống cơng việc đó là sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân của một nhân viên và cuộc sống trong công việc. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trung tâm Work-Life Balance tại Newton Burgoland, Leicestershire (Anh), vấn đề này được đề cập đến lần đầu tiên năm 1986, sau khi có rất nhiều người lao động chọn cách cống hiến hết mình cho cơng việc, công ty mà xao lãng hồn tồn gia đình, bạn bè….. Con người ngồi cơng việc họ cịn có các hoạt động cá nhân khác như nghỉ ngơi, giải trí và du lịch cùng gia đình, bạn bè, ….Nhân viên CNTT thường xuyên phải chịu áp lực, stress trong công việc với cường độ rất cao nên rất cần các hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi sau giờ làm việc để tái tạo lại sức lao động. Do đó, họ cần có sự bố trí thời gian hợp lí để cân bằng các hoạt động cá nhân và

việc làm trong cuộc sống của mình, có khả năng đưa ra các việc cần làm trong từng tình huống và thời điểm cụ thể.

Năng lực cá nhân

Hệ số hồi qui trong mơ hình của biến là (-0.288).

Năng lực cá nhân sẽ tác động âm đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT. Khi năng lực cá nhân của các nhân viên CNTT khơng phù hợp với cơng việc thì họ có xu hướng nghỉ việc và nghỉ sang một tổ chức khác làm việc nhiều hơn, và ngược lại.

Năng lực cá nhân có tác động đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT. Đó là khả năng có thể hồn thành tốt các cơng việc, hoạt động của mình, bao gồm các tri thức, kĩ năng giải quyết vấn đề,….Do đặc thù của tính chất cơng việc về cơng nghệ, là địi hỏi sự sáng tạo và cập nhật công nghệ mới một cách thường xuyên và liên tục, nếu không người nhân viên này sẽ bị lạc hậu về cơng nghệ, có thể dẫn đến việc sau này không hiểu rõ về yêu cầu và trách nhiệm của phần công việc của mình, khơng thể tự chủ thực hiện cơng việc của mình, anh ấy khơng thể vận dụng tốt các kỹ năng của bản thân mình để giải quyết tốt phần việc của mình, điều này dễ dàng dẫn đến việc anh ấy sẽ không cảm nhận được sự phù hợp giữa năng lực của bản thân với u cầu cơng việc. Từ đó anh ấy sẽ cảm thấy năng lực bản thân không phù hợp rất dễ dàng dẫn đến dự định nghỉ việc và hành vi nghỉ việc thật sự.

Các thành phần không ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc

Các thành phần điều kiện làm việc và quan hệ xã hội tuy khơng có ý nghĩa thống kê đến Dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT do (Sig. > 0.05) mặc dù các biến này thực tế là rất có ý nghĩa đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT.

Điều kiện làm việc (Sig. = 0.068 > 0.05). Từ kết quả khảo sát cho thấy để nhân viên làm việc đạt kết quả tốt trong các dự án, các công ty CNTT đều cung cấp đầy đủ trang thiết bị cũng như tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên của mình như các phần mềm, phần cứng, các tài liệu, kĩ năng cần thiết cho từng dự án cũng như

có kế hoạch bảo mật riêng tùy theo từng loại hình hoạt động của cơng ty, chẳng hạn như một số công ty không cho phép gửi cũng như sao chép tài liệu ra bên ngoài.

Quan hệ xã hội: Giá trị Sig. khá cao (Sig. = 0.308 > 0.05), điều này cho thấy tính chất cơng việc CNTT ở các công ty thuộc lĩnh vực khác nhau như phần mềm, phần cứng, mạng, viễn thông đều giống nhau, nên các sản phẩm, dịch vụ đều tương tự nhau. Nếu một nhân viên làm việc tại một tổ chức theo đúng năng lực cá nhân, sở trường của mình thì thương hiệu của công ty, cũng như các sản phẩm, dịch vụ của công ty đều không ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT.

Kết luận

Các thành phần của chất lượng cuộc sống công việc ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT là cơ hội nghề nghiệp, lương thưởng công bằng xứng đáng, quan hệ trong tổ chức, cân bằng cuộc sống cơng việc và năng lực cá nhân.

Do đó, để hạn chế tình trạng nghỉ việc của nhân viên trong cơng ty mình, các do- anh nghiệp CNTT cần chú trọng đến chất lượng cuộc sống cơng việc cho nhân viên mình, mà trước hết cần chú trọng đến các yếu tố cơ hội nghề nghiệp, lương thưởng công bằng xứng đáng, quan hệ trong tổ chức, cân bằng cuộc sống công việc và năng lực cá nhân, mặc dù hai thành phần điều kiện làm việc và quan hệ xã hội khơng có ý nghĩa thống kê nhưng cũng cần được các doanh nghiệp chú ý và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên làm việc đạt được hiệu quả tốt nhất.

4.5- Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Kết quả kiểm định chấp nhận năm giả thuyết H1, H3, H4, H5 và H6. Hai giả thuyết H2 và H7 bị bác bỏ.

Kết quả kiểm định tác động của các thành phần chất lượng cuộc sống công việc đến dự định nghỉ việc như sau:

Bảng 4.15: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả

thuyết Nội dung Giá trị P-value Kết quả

H1 Có mối quan hệ ngược chiều giữa lương thưởng

công bằng xứng đáng và dự định nghỉ việc. 0.000 < 0.05 Chấp nhận

H2 Có mối quan hệ ngược chiều giữa mơi trường làm

việc an toàn hiệu quả và dự định nghỉ việc 0.068 > 0.05 Bác bỏ

H3 Có mối quan hệ ngược chiều giữa phát triển năng

lực cá nhân và dự định nghỉ việc. 0.000 < 0.05 Chấp nhận

H4 Có mối quan hệ ngược chiều giữa cơ hội phát triển

nghề nghiệp và dự định nghỉ việc. 0.029 < 0.05

Chấp nhận

H5 Có mối quan hệ ngược chiều giữa quan hệ trong tổ

chức và dự định nghỉ việc. 0.000 < 0.05 Chấp nhận

H6 Có mối quan hệ ngược chiều giữa cân bằng cuộc

sống công việc và cá nhân và dự định nghỉ việc. 0.000 < 0.05

Chấp nhận

H7 Có mối quan hệ ngược chiều giữa mối quan hệ xã

Tóm tắt

Chương này trình bày kết quả về mẫu nghiên cứu dưới dạng mô tả thống kê, kết quả về kiểm định các thang đo của các khái niệm nghiên cứu thông qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau đó kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu với các giả thuyết đã được đưa ra. Kết quả kiểm định thang đo theo Cronbach’s Alpha cho thấy các biến quan sát đều đạt yêu cầu và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả phân tích EFA lần 1 cho thấy có biến DKLV1 và DKLV2 bị loại ra khỏi mơ hình. Tiến hành phân tích EFA lần 2 cho thấy các thang đo đã sử dụng đều đạt yêu cầu..

Kết quả phân tích mơ hình hồi qui cho thấy, có 5 thành phần của chất lượng cuộc sống công việc tác động mạnh mẽ đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT đó là cơ hội nghề nghiệp, lương thưởng công bằng xứng đáng, quan hệ trong tổ chức, cân bằng cuộc sống công việc và năng lực cá nhân. Trong đó cơ hội nghề nghiệp có ảnh hưởng nhiều nhất đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT. Kết quả kiểm định đã chấp nhận năm giả thuyết H1, H3, H4, H5 và H6. Các thành phần còn lại là điều kiện làm việc và quan hệ xã hội khơng có ý nghĩa thống kê đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT. Chương tiếp theo sẽ tóm tắt tồn bộ nghiên cứu, những đóng góp, hàm ý cho nhà quản lý cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và định hướng các nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Mục đích của nghiên cứu là nhằm tìm hiểu về ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT.

Nội dung chương này sẽ trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính, thảo luận về ý nghĩa và một số hàm ý trong thực tiễn quản lý đối với các doanh nghiệp CNTT. Phần cuối của chương sẽ nêu lên một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

5.1- Tóm tắt kết quả

Nghiên cứu đã nhận ra và kiểm tra mức độ ảnh hưởng của từng thành phần của chất lượng cuộc sống cơng việc có ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT. Mơ hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết đã có sẵn. Nghiên cứu định tính được tiến hành nhằm kiểm tra các thang đo về mức độ rõ ràng của từ ngữ và liệu người đọc có hiểu chính xác ý nghĩa của từng biến quan sát trong các thang đo này hay không, cũng như nội dung của từng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả kiểm định thang đo theo Cronbach Alpha và EFA cho thấy các thang đo đã sử dụng đều đạt yêu cầu, mơ hình nghiên cứu cịn lại 31 biến quan sát của chất lượng cuộc sống công việc gồm bảy thành phần là lương thưởng, điều kiện làm việc, năng lực cá nhân, cơ hội phát triển nghề nghiệp, quan hệ trong tổ chức, cân bằng cuộc sống cơng việc và quan hệ xã hội. Sau phân tích, mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết được giữ nguyên. Kết quả kiểm định đã chấp nhận năm giả thuyết H1, H3, H4, H5 và H6 trong đó thành phần ảnh hưởng mạnh nhất đến dự định nghỉ việc là cơ hội nghề nghiệp CNTT (beta = -0.114; p = 0.000). Các thành phần có ảnh hưởng kế tiếp là lương thưởng công bằng tương xứng (beta = - 0.208; p = 0.000), quan hệ trong tổ chức (beta = -0.225; p =0.000), cân bằng cuộc sống và công việc (beta= -0.255; p= 0.000) và năng lực cá nhân (beta = -0.378; p = 0.000).

Bên cạnh đó các thành phần của chất lượng cuộc sống cơng việc khơng có ý nghĩa thống kê đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT là quan hệ xã hội (beta = -0.047; p = 0.308 và điều kiện làm việc. (beta = -0.085; p = 0.068). Điều này có thể giải thích là do các yếu tố này đều đạt trung bình ở mức cao (QHXH: 3.0816; và DKLV: 3.046) do đó tuy có sự dao động do cảm nhận chủ quan của mỗi người và theo đặc thù riêng của từng công ty nhưng đều không tác động đến dự định nghỉ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến dự định nghỉ việc của nhân viên công nghệ thông tin trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 59 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w