Một số kiến nghị:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP quân đội tỉnh thanh hóa (Trang 60 - 67)

Theo đánh giá mặc dù thời gian qua, Nhà nước đã cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp bằng cách mở rộng các loại tài sản có thể dùng để thế chấp, tuy nhiên, điều này cũng chưa giải quyết được cơ bản tình trạng thiếu vốn, thiếu nguồn tín dụng từ các DNV&N. Tình trạng phổ biến là có khoảng 35- 45% doanh nghiệp tin tưởng nộp hồ sơ vay vốn thường xuyên nhưng 19% gặp khó khăn và đã bị từ chối. Số doanh nghiệp còn lại cũng có nhu cầu vay không thường xuyên, nhưng một số cũng gặp trở ngại trong thủ tục tiếp cận và nâng tỷ lệ gặp khó khăn tín dụng lên mức 26,5%. Ngoài ra, số doanh nghiệp thuộc nhóm không nộp hồ sơ một phần cũng gặp trở ngại như thiếu tài sản thế chấp thích hợp, nhận thức quá trình vay vốn quá khó khăn hoặc do tỷ lệ lãi suất quá cao. Trong số các doanh nghiệp được vay thương mại, 69% các khoản vay từ các ngân hàng thương mại Nhà nước, mức vay ở khu vực thành thị trung bình là 52.500 USD so với 12.171 USD ở khu vực nông thôn, trong khi các doanh nghiệp nông thôn trả mức lãi suất trung bình 0,989%/tháng so với mức 0,897%/tháng ở khu vực thành thị. Khoảng 82% doanh nghiệp có thế chấp cho khoản vay chính thức quan trọng nhất và ở nông thôn 62% sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm thế chấp so với 30% ở thành thị. Về tín dụng phi chính thức, theo đánh giá thị trường này đang khá phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện mới có khoảng 50% doanh nghiệp gặp trở ngại tín dụng thông thường tiếp cận với các các khoản vay phi chính thức. Theo khảo sát, quy mô tín khoản vay phi chính thức và lãi suất trung bình thấp hơn so với các khoản vay chính thức. Các khoản vay phi chính thức có quy mô bằng khoảng 1/3 khoản vay chính thức nhưng doanh nghiệp không phải trả lãi suất cho khoảng 50% khoản vay

này, nguyên nhân là 2/3 khoản vay là từ bạn bè và người thân. Hơn nữa, các khoản vay phi chính thức rất ít phải thế chấp, trong khi 90% khoản vay chính thức cần phải có tài sản thế chấp. Theo các chuyên gia, việc khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cả trên thị trường chính thức và phi chính thức tiếp tục sẽ là trở ngại lớn của doanh nghiệp nếu Chính phủ chậm tiến hành các giải pháp đồng bộ để thiết lập một môi trường thuận lợi nhằm thúc đẩy tín dụng chính thức cho sự phát triển của các DNV&N. Trong đó, cần chuyển từ chính sách tập trung cho kinh tế hộ gia đình sang hỗ trợ DNV&N nâng lên quy mô lớn hơn cũng như thiết lập nhiều hơn các tổ chức đánh giá tín dụng để tăng cường tính minh bạch và tạo ra tốc độ tăng trưởng của hệ thống phân bổ tín dụng chính thức. Ngoài ra, cũng qua khảo sát, đa số doanh nghiệp loại nhỏ và vừa hiện không coi thuế là một gánh nặng lớn. Bảng thống kê cho biết, số tiền thuế trung bình chiếm 2,63% tổng doanh thu và 14% doanh nghiệp có nhiều khoản thuế không nộp. Tuy nhiên, kết quả về tình trạng doanh nghiệp có các khoản chi không chính thức lại khá cao, nhiều nơi tạo thành một hình thức "thuế gián tiếp". 41% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã có hành vi đưa tiền và các khoản khác cho các cơ quan công quyền, mặc dù số tiền này tương đối ít so với tổng doanh thu (trung bình chỉ chiếm 0,5%). Trong đó, 1/3 số trường hợp là để tiếp cận các dịch vụ công dễ dàng hơn, 16% là để có điều kiện ưu đãi hơn trong đấu thầu một hợp đồng của Nhà nước. Tuy nhiên, theo đánh giá điều này không có nghĩa sẽ ít ảnh hưởng đến cách mà doanh nghiệp vận hành kinh doanh mà theo quan điểm của doanh nghiệp, đây là sự cần thiết để hoàn tất công việc và để "nắm bắt cơ hội trong ngày". Do vậy, dưới đây là một số kiến nghị với chính phủ cũng như một số cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như ngân hàng trong việc cấp vốn vay.

* Chính Phủ:

Để khuyến khích và tạo điều kiện cho các DNV&N phát triển và dễ dàng tiếp cận với vốn vay của ngân hàng, Chính phủ cần thiết phải có những chủ trương, chính sách phù hợp và kịp thời như sau:

Hoàn thiện môi trường pháp lý.

- Hiện tại, do chưa có một văn bản cụ thể nào để điều chỉnh và hướng dẫn hoạt động các DNV&N nên rất hạn chế cho cả doanh nghiệp lẫn các cơ quan Nhà Nước trong quản lý. Do đó, Chính Phủ cần sớm thống nhất ban hành một văn bản pháp lý chung quy định cụ thể mọi mặt về loại hình doanh nghiệp này, tốt nhất là Luật Doanh Nghiệp vừa và nhỏ. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng đây là việc làm rất cần thiết và hữu ích.

- Chính sách thuế của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Việc tồn tại nhiều loại thuế với rất nhiều mức thuế khác nhau và cách tính thuế phức tạp lại chưa được hướng dẫn rộng rãi cụ thể làm cho không chỉ các DNV&N mà cả ngân hàng cũng lúng túng trong quá trình cho vay. Vì vậy, giải pháp về chính sách thuế cần đơn giản hoá đối với các DNV&N lúc này là rất cần thiết

- Thiếu mặt bằng trong sản xuất kinh doanh là vấn đề mà hầu hết các Doanh nghiệp gặp phải. Việc cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy tờ chứng minh quyền thuê đất để đem đi thế chấp với ngân hàng vay vốn lại là cả một vấn đề lớn. Cho nên, song song với việc thúc đẩy mạnh quá trình cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc sắp xếp và quy hoạch bố trí đủ chỗ cho các DNV&N trên địa bàn đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của chính quyền các cấp.

- Nhà Nước cần sớm hình thành một cơ quan riêng để có thể khắc phục tình trạng các DNV&N được thành lập một cách tràn lan, hoạt động tự do không trong khuôn khổ, hoặc trước mắt giao việc cho tổ chức đăng ký kinh doanh và giám sát quản lý thông tin về các DNV&N cho một cơ quan nào đó như Phòng Công nghiệp và Thương Mại Việt Nam hay Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư để hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh đúng hướng và đúng pháp luật.

- Nên hình thành các tổ chức tư vấn, hỗ trợ các DNV&N về thị trường, đầu tư, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật, về công nghệ…để giúp đỡ các DNV&N để khắc phục những khó khăn của mình. Hiện tại có VCCI thành lập Trung tâm hỗ trợ DNV&N. Các hoạt động của VCCI tập trung tham mưu cho Đảng và Nhà nước về cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, trong đó có các chính sách quan trọng như Luật doanh nghiệp, Nghị định 90 về Chính sách trợ giúp phát triển DNV&N; Kế hoạch phát triển DNV&N...Ngoài ra VCCI đã tiến hành hàng loạt các hoạt động xúc tiến, cung cấp các dịch vụ đào tạo, tư vấn, cung cấp thông tin, phát triển thị trường, tiếp cận nguồn vốn. Hàng năm VCCI đã tổ chức hàng trăm khoá đào tạo ngắn hạn cho các DNV&N. Hiện nay rất nhiều mô hình hỗ trợ DNV&N được VCCI tổ chức tiến hành nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam, như: Xây dựng thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh; Xúc tiến phát triển thầu phụ công nghiệp ; Mô hình hợp tác chính quyền và doanh nghiệp; Mô hình vườn ươm doanh nghiệp ở Việt nam ; Quỹ đầu tư mạo hiểm; Các biện pháp tổng thể nhằm xoá đói giảm nghèo thông qua phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa...Tuy nhiên vấn đề thực sự thiết thực với các DNV&N là sớm đưa quỹ bảo lãnh tín dụng DNV&N vào hoạt động và nhanh chóng phát huy tác dụng, bảo đảm cho các doanh nghiêp có thể dễ dàng vay vốn ngân hàng.

* Ngân hàng TMCP Quân đội:

Là cơ quan lãnh đạo, điều hành trực tiếp hoạt động của Chi nhánh Thanh Hóa, Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam cần quan tâm và tạo điều kiện cho các Chi nhánh có thể thực hiện thành công mục tiêu mở rộng và phát triển thị trường đối với các DNV&N bằng những biện pháp sau:

- Ban hành, hoàn thiện, đồng bộ hoá các văn bản về hoạt động kinh doanh tín dụng cho các Chi nhánh trong toàn hệ thống, đặc biệt có thể sớm hình thành một quy trình cho vay riêng đối với các DNV&N, có những hướng dẫn cụ thể về ưu đãi cho các doanh nghiệp này. Thực tế, Nghị định 178 của Chính Phủ là văn bản chỉ

đạo chung cho các tổ chức tín dụng bảo đảm tiền vay nên Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam có thể trên cơ sở đó và thực tế của chính ngân hàng để ban hành những hướng dẫn cụ thể. Nhất là những quy định đối với các DNV&N.

- Ủng hộ và hỗ trợ về tài chính, thông tin, nhân lực để thực hiện thành công các giải pháp trong nỗ lực nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay các DNV&N của các Chi nhánh. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam cấp những thông tin cácn thiết về khách hàng, hỗ trợ các chương trình đào tạo cán bộ tín dụng do Chi nhánh tổ chức, kết hợp với Chi nhánh tổ chức các Hội nghị khách hàng, hội thảo chuyên đề tín dụng với DNV&N.

- Khai thác các nguồn tín dụng ưu đãi uỷ thác từ NHNN, các tổ chức khác và phân bổ hợp lý giữa các Chi nhánh trong hệ thống, tạo cho Chi nhánh có thêm nguồn để mở rộng cho vay DNV&N, đồng thời nên sớm thành lập một quỹ riêng cho vay DNV&N và chỉ đạo các Chi nhánh thực hiện có hiệu quả.

- Tăng cường hoạt động thanh tra,kiểm soát nội bộ tron toàn hệ thống ngân hàng nhằm vừa đảm bảo cho hoạt động của Chi nhánh có những tự chủ nhất định vừa đảm bảo đúng định hướng và chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam.

* Kiến nghị với các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ:

Nên chủ động tìm kiếm các cơ hội kinh doanh và xây dựng phương án sản xuất kinh doanh khả thi.

Nắm bắt được cơ hội kinh doanh có ý nghĩa sống còn đối với tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ đối với các DNV&N. Bản thân các doanh nghiệp phải chủ động và kết hợp với sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích các thông tin về thị trường. Từ đó tìm ra những nhu cầu mới, những định hướng đầu tư mới cho mình. Nhất là trước yêu cầu hội nhập hiện nay, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải chủ động hơn trong việc tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại. Không ít các DNV&N Việt Nam do nguồn thông tin bị hạn chế, năng lực tài chính thấp đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội kinh doanh.

Bên cạnh đó, để giải quyết vấn đề khó khăn về vốn, DNV&N phải có những giải pháp để xây dựng được những phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả đáp ứng đựơc yêu cầu của các ngân hàng thương mại. Muốn vậy, trước hết doanh nghiệp phải tìm được phương pháp xác định phương án kinh doanh như: điều tra xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm, xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp…từ đó lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu dựa trên việc lựa chọn các chỉ tiêu chủ yếu của phương án có tính đến những tác động của các yếu tố khách quan. Ngoài ra cần tự nâng cao trình độ hoạch định và xây dựng phương án thì DNV&N mới có thể chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ của các dịch vụ tư vấn hoặc sự hỗ trợ từ các chuyên gia để xây dựng những phương án kinh doanh mang tính thuyết phục cao.

Bắt đầu từ việc các DNV&N cần khắc phục những hạn chế về nhân lực, công nghệ, công tác kế toán tài chính. Để có thể nâng cao uy tín của mình và hoàn thiện hình ảnh dưới con mắt của các nhà tài trợ mà cụ thể là các ngân hàng. Các DNV&N cần tạo lập được sự đổi mới đồng bộ về nhân lực như: nâng cao trình độ quản lý kinh doanh cho người lãnh đạo, bồi dưỡng kiến thức và tay nghề cho người lao động: thực hiện đổi mới máy móc thiết bị, đưa những dây chuyền công nghệ hiện đại vào sản xuất, dành những khoản đầu tư thích đang cho việc này...đây là những công việc tốn nhiều thời gian và tiền của, do đó cùng với những cố gắng doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của Nhà Nước và tổ chức khác.

Thực hiện an toàn trong kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả.

Vốn vay được đầu tư một cách có hiệu quả sẽ là cơ hội để các DNV&N tiếp tục được các NHTM cho vay. Vì thế, ngoài việc có được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, lao động có tay nghề cao, doanh nghiệp cần phải theo dõi sát sao việc phân bổ, sử dụng vốn vay theo tiến trình sản xuất nhằm tránh sự lãng phí, mất mát. Với vốn cố định, cần xác định phương pháp khấu hao hợp lý, phù hợp với từng loại tài sản và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kình doanh của DNV&N nên cần nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp tiết kiệm và tăng nhanh vòng quay của vốn như xác định đúng hạn mức vốn tối thiểu thường xuyên, cần thiết, vật tư cho sản xuất phải có định mức tối tiêu thụ hợp lý và thường xuyên rà soát lại, nâng cao công tác tổ chức lao động. Trong quá trình sử dụng vốn phải đề cao trách nhiệm, ý thức trả nợ ngân hàng, tuân thủ các điều kiện đã ký kết trong hợp đồng, không nên đầu tư vào các lĩnh vực quá mạo hiểm có thể gây ra thương hại cho doanh nghiệp và ngân hàng.

Tăng cường hợp tác trong kinh doanh.

DNV&N hoạt động một cách độc lập là điều kiện hết sức khó khăn và bất lợi. Để tăng thêm vị thế cho các DNV&N và tạo sức mạnh trong kinh doanh các DNV&N ở các lĩnh vực khác nhau nên thành lập các Hiệp Hội, Nghiệp Đoàn… thông qua đó hỗ trợ nhau cùng phát triển và đề xuất lên những nguyện vọng của mình đối với các cơ quan chức năng hay các tổ chức tài trợ. Song song với hoạt động trên các DNV&N cần tạo mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp lớn để dần trở thành những bạn hàng đáng tin cậy, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn. Như vậy, DNV&N sẽ vừa chứng tỏ được khả năng của mình đối với các NHTM vừa có thể được chính các doanh nghiệp lớn đứng ra bảo lãnh trong khi quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Mối quan hệ giữa DNV&N và các doanh nghiệp lớn đã làm nên những thành công trong liên kết kinh doanh. Song, điều kiện để phát triển những mối liên kết này dường như chưa thực sự được đảm bảo vì các DNV&N hiện đang gặp nhiều cản trở trong quá trình phát triển. Không chỉ quan niệm cho rằng DNV&N thường là doanh nghiệp yếu thế hơn trong xã hội, mà những quy định pháp luật về kế toán, về mọi

mặt hoạt động của doanh nghiệp cũng đang khiến những doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn.

Hơn nữa, DNV&N luôn gặp khó khăn do chính quy mô nhỏ và vừa của mình. Bên cạnh đó nếu như các doanh nghiệp lớn sử dụng được một cách hiệu quả những doanh nghiệp vệ tinh nhỏ thì chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lớn sẽ giảm đi đáng kể. Sự liên kết này rõ ràng là có lợi cho cả hai bên. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là nền kinh tế chắc chắn sẽ được lợi từ sự thành công của những mối liên kết này.

Kết Luận.

Các DNV&N đang và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP quân đội tỉnh thanh hóa (Trang 60 - 67)