Doanh số cho vay:
Là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động tín dụng qua các năm.
Như ta đã biết “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không vượt quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.”. Nếu xét theo Luật Doanh nghiệp thì cũng khá nhiều doanh nghiệp ở Thanh Hóa thuộc Doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, theo quan điểm của Ngân hàng TMCP Quân đội thì không có doanh nghiệp nào ở Thanh hóa thuộc loại Doanh nghiệp lớn, bởi theo quy định riêng của ngân hàng thì Doanh nghiệp lớn phải đạt mức vốn khoảng trên 70 tỷ đồng.
Bảng 2.7: Doanh số cho vay đối với DNV&N của MB Thanh Hóa qua các năm 2010, 2011, 2012.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng doanh số cho vay 11.882 100 274.197 100 489.529 100 Doanh số cho vay
đối với DNV&N
6.570 55,29 187.052 68,22 346.219 70,72(Nguồn: phòng tín dụng). (Nguồn: phòng tín dụng).
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ so sánh doanh số cho vay đối với DNV&N của MB Thanh Hóa qua các năm 2010, 2011, 2012.
Qua bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung, tổng doanh số cho vay tương đối ổn định và có xu hướng tăng. Doanh số cho vay đối với DNV&N trong năm 2010 thấp hơn năm 2011 và năm 2012 rất nhiều. Trong năm 2010, doanh số cho vay là 6.570 triệu VND, nhưng đến năm 2011 đạt 187.052 triệu VND, tăng lên 2.747,06 % so với năm 2010 và đến năm 2012 đạt 346.219 triệu VND, tăng lên 85,09 %. Cũng như đã nói ở các phần trên tốc độ tăng trưởng năm 2011 lớn hơn năm 2012 rất nhiều là do thời gian hoạt động của năm 2010 chỉ có 2 tháng cuối năm, lại là thời kì đầu hoạt động chưa thu hút được nhiều khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó ta nhận thấy một điều rằng trong cả 3 năm doanh số cho vay đối với DNV&N luôn chiềm tỷ trọng cao nhất và tỷ trọng này cũng được duy trì và tăng dần đều qua các năm, cụ thể: năm 2010 chiếm 55,29 %, măm 2011 chiếm 68,22 % và năm 2012 chiếm 70,72 %.
Hiện nay, việc cho vay đối với các DNV&N đang là mối quan tâm đối với các ngân hang nói chung và đối với Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng. Bởi cho vay đối với các DNV&N nhìn chung là ít rủi ro hơn đối với cho vay cá nhân vì cho vay đối với doanh nghiệp luôn có một quy trình rất chặt chẽ, có tài sản đảm bảo lớn, hơn nữa mức cho vay đối với doanh nghiệp lớn, khả năng thu lợi nhuận cao. Và khi ngân hàng có mối quan hệ lâu dài với nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn cũng góp phần đáng kể trong việc khẳng định uy tín của ngân hàng trên thị trường, giúp ngân hàng thu hút được thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, DNV&N cũng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nên được sự quan tâm, chú ý của Nhà nước. Vì vậy, xét riêng đối với Ngân hàng TMCP Quân đội tỉnh Thanh Hóa, chiến lược kinh doanh thường tập trung quan tâm và phát triển đối với DNV&N không
những mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng mà còn đóng góp một phần cho nền kinh tế.
Bảng 2.8: Doanh số thu nợ đối với DNV&N của MB Thanh Hóa qua các năm 2010, 2011, 2012.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng doanh số thu nợ 8.500 100 220.152 100 398.586 100 Doanh số thu nợ đối với DNV&N
2.714 31,93 135.500 61,55 270.391 67,84
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ so sánh doanh số thu nợ đối với DNV&N của MB Thanh Hóa qua các năm 2010, 2011, 2012.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh số thu nợ của doanh nghiệp nhìn chung tăng trưởng khá đều đặn qua các năm. Cũng giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ năm 2010 cũng thấp hơn năm 2011 và năm 2012 rất nhiều. Trong năm 2010, doanh số thu nợ là 8.500 nhưng sang năm 2011 doanh số đạt mức 220.152 triệu VND, tăng lên 2.490,02 % so với năm 2010 và sang năm 2012 đạt mức 398.586 triệu VND, tăng lên 81,05 % so với năm 2011. Bên cạnh đó, trong năm 2010 doanh số thu nợ đối với DNV&N chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với các thành phần khác là do thời điểm khởi đầu MB chưa có được nhiều quan hệ đối với các doanh nghiệp dẫn đến doamh số cho vay thấp. Nhưng đến năm 2011 và năm 2012 tỷ trọng tăng lên khá cao, trên 50%, cụ thể: năm 2011 chiếm 61,55 % và năm 2012 chiếm 67,84 %. Đây là tín hiệu đáng mừng vì như thế chứng tỏ MB đang ngày càng tạo được uy tín trên thị trường, thu hút nhiều khách hàng doanh nghiệp, tăng khả năng thu lợ nhuận.
Nhìn chung, hiện nay các DNV&N có sự tăng nhanh về khối lượng và cả chất lượng, có những bước phát triển mới, làm ăn có lãi và có đủ điều kiện để thanh toán được nợ vay ngân hàng. Điều này chứng tỏ rằng các DNV&N đảm bảo khả năng trả nợ tốt, mối quan hệ giữa DNV&N và Chi nhánh phát triển theo xu hướng khả quan và trong thời gian này Chi nhánh hoạt động vẫn khá là hiệu quả.
Bảng 2.9: Cơ cấu cho vay đối với DNV&N phân theo loại hình doanh nghiệp của MB Thanh Hóa qua các năm 2010, 2011, 2012. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 2011 2012 2011/10 2012/11 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) +- % +- % Tổng doanh số cho vay đối với DNV&N 4.941 100 187.052 100 346.219 100 182.111 3.685,71 159.167 85,09 Cty Nhà nước 1.310 26,51 50.200 26,84 98.925 28,57 48.890 3.732,06 48.725 97,06 Cty TNHH 995 20,14 26.627 14,24 67.200 19,41 25.632 2.576,08 40.573 152,38 DN Tư Nhân 911 18,44 25.000 13,37 64.594 18,66 24.089 2.644,24 39.594 158,38 Cty CP 1.725 34,91 85.225 45,55 115.500 33,36 83.500 4.840,58 30.275 35,52 ( Nguồn: phòng tín dụng ).
Qua bảng số liệu trên ta thấy: cho vay đối với các Cty CP chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các thành phần kinh tế khác. Dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng dần dều qua các năm nhưng tỷ trọng lại khá là biến động. Năm 2010, thời điểm khởi đầu kinh doanh, doanh số chỉ đạt 1.725 triệu VND, chiếm 34,91 % trong tổng doanh số cho vay đối với các DNV&N. Sang năm 2011, tình hình kinh doanh đã có một nền tảng vững chắc cơ cấu cho vay đối với thành phần này cao hơn rất nhiều đạt 85.225 triệu VND, tăng 4.840,58 % so với năm 2010 và kéo theo đó tỷ trọng cũng cao hơn chiếm 45, 55 % trong tổng doanh số cho vay. Đến năm 2012, cơ cấu vẫn tiếp tục được tăng lên đạt 115.500 triệu VND, tăng 35,52 % so với năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng này tuy nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng năm 2011so với năm 2010 nhưng cũng không có nghĩa là mức độ tăng trưởng năm 2012 thấp mà là do năm 2010 hoạt động chỉ có 2 tháng cuối năm, rất nhỏ so với năm 2011 và 2012, điều đó đã làm cho tỷ lệ tăng trưởng của năm 2011 khá cao. Tuy cơ cấu cho vay vẫn tiếp tục được tăng lên nhưng tỷ trọng lại giảm xuống so vói năm 2011, chiếm 33,36 % trong tổng doanh số cho vay.
Đứng sau Cty CP là Cty Nhà nước, cơ cấu cho vay đối với thành phần này cũng tăng dần đều qua các năm, năm 2010 là 1.310 triệu VND, sang năm 2011 là 50.200 triệu VND tăng lên 3.732,06 % và đến năm 2012 cơ cấu vẫn tiếp tục tăng trưởng là 98.925 triệu VND, tăng 97,06 % so với năm 2011. Cơ cấu cho vay này liên tục tăng qua các năm và kéo theo tỷ trọng của nó so với tổng dư nợ cũng liên tục tăng qua các năm, năm 2010 chiếm 26,51 %, năm 2011 chiếm 26,84 % và năm 2012 chiếm 28,57 %.
Cơ cấu cho vay đối với Cty TNHH và DN Tư Nhân tuy thấp nhất nhưng cũng đang được tăng trưởng qua các năm. Trong năm 2010 tuy cơ cấu nhỏ chỉ có 995 triệu VND đối với Cty TNHH và 911 triệu VND đối với DN Tư Nhân , nhưng chiếm tỷ trọng cũng khá cao so với tổng doanh số cho vay trong năm này là 20,14 % đối với Cty TNHH và 18,44 % đối với DN Tư Nhân. Sang năm 2011 tuy cơ cấu vẫn tiếp tục được tăng lên nhưng tỷ trọng lại giảm xuống khá nhiều so với năm 2010, chỉ có 14,24 % đối với Cty TNHH và 13,37 % đối với DNTN. Sang năm 2012 cơ cấu vẫn tiếp tục tăng lên và tỷ trọng cũng lớn hơn so với năm 2011 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2010, là 19,41 % đối với Cty CP và 18,66 % đối với DNTN.
Như vậy, nhìn chung cơ cấu cho vay đối với mỗi loại hình doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm, đó là do MB ngày càng có vị thế trên thị trường, thu hút thêm được nhiều khách hàng doanh nghiệp đến vay. Tuy nhiên, do tinh hình kinh tế ở mỗi thời kì đã tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng nên tỷ trọng về cơ cấu cho vay của mỗi loại hình doanh nghiệp so với tổng doanh số cho vay đối với DNV&N biến động tăng, giảm khác nhau.
Đối với các Công ty Cổ phần và Công ty TNHH, hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ cả chất lượng và khối lượng trong nền kinh tế. Do vậy, nhu cầu
vay vốn của hai thành phần kinh tế này tăng mạnh, uy tín đối với ngân hàng cũng tăng thêm. Do vậy, trong những năm tiếp theo con số cho vay đối với hai thành phần kinh tế này sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa.