NHTMCP Quân đội tỉnh Thanh Hóa:
Trên cơ sở chủ trương của Đảng và Nhà Nước, Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Quân đội tỉnh Thanh Hóa cũng có những chủ trương, chính sách về cho vay đối với các DNV&N. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội tỉnh Thanh Hóa luôn xem các DNV&N là đối tượng khách hàng tiềm năng. Một số chính sách đã ra đời nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi để các DNV&N được vay vốn như sau:
- Tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư, đa dạng hoá các hình thức đầu tư cho DNV&N cả về thời gian, số lượng và loại tiền tệ. Sẽ giảm lãi suất cho vay khi có điều kiện.
- Tiếp tục kế hoạch phát triển nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh với các khách hàng có sức cạnh tranh lớn, tăng cường kiểm tra giám sát khách hàng vay vốn.
- Lựa chọn những khách hàng có đủ điều kiện vay vốn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà Nước. Ưu tiên các dự án thuộc các ngành kinh tế trọng điểm, khuyến khích các dự án phát triển công nghiệp chế biến nông sản, hải sản, khai thác các vùng nguyên liệu… đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng tín dụng.
- Cán bộ tín dụng cần tích cực hơn trong việc nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế, xã hội địa phương, chủ trương chính sách cuả thành phố trong việc ưu đãi thuế, tạo quỹ đất đầu tư, thủ tục đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp… để tư vấn cho khách hàng một cách hiệu quả nhất.
- Không ngừng nghiên cứu tìm tòi để phát triển thị trường nhưng phải kiểm soát được tốc độ tăng trưởng và rủi ro tín dụng.
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội tỉnh Thanh Hóa đang tập trung cao độ để thích nghi với những yêu cầu mới của thị trường. Với hướng phát triển mới, hy vọng MB Thanh Hóa sẽ có những đóng góp đáng kể để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2011 và những năm tiếp theo.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N của NHTMCP Quân đội tỉnh Thanh Hóa: Quân đội tỉnh Thanh Hóa:
Sau khi phân tích đánh giá tình hình hoạt động của MB Thanh Hóa chuyên đề xin đưa ra một số giải pháp phát triển cho vay đối với các DNV&N như sau:
Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ:
Con người là vấn đề đặt ra đầu tiên trong một tổ chức. Hiện nay, đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội tỉnh Thanh Hóa là một tập thể của những con người trẻ trung, năng động, hết mình vì công việc và được đào tạo rất bài bản. Tuy nhiên, là một chi nhánh mới được thành lập cách đây hơn 2 năm từ tháng 10/2008, nên đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Vì vậy,
đứng trước tình hình trên ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Ngoài bản thân mỗi cán bộ ngân hàng cần phải tự trau dồi để có trình độ đáp ứng được nhu cầu của công việc và giúp ngân hàng phát triển hơn thì việc mở các khoá học nâng cao trình độ hoặc cử các cán bộ đi đào tạo cũng là một yếu tố vô cùng quan trong để thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng.
Bên cạnh đó thì Ngân hàng cũng nên quan tâm tới việc tạo động lực trong hoạt động của các cán bộ công nhân viên bằng những chế độ thưởng phạt rõ ràng và kịp thời. Đối với các cán bộ công nhân viên làm việc trong môi trường căng thẳng và bận rộn như hiện nay thì sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của cấp trên là rất quan trọng, là động lực khuyến khích họ làm việc hăng say, từ đó nâng cao hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng. Đồng thời cũng có thể phát huy hết được khả năng của mỗi cá nhân.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định:
Thẩm định là khâu quan trọng nhất trong quá trình cho vay, nó có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả của món vay trong ngân hàng. Thông qua thẩm định, ngân hàng sẽ kiểm tra và nắm bắt được năng lực tài chính uy tín cũng như tính khả thi của phương án kinh doanh. Đối với món vay bình thường trong vòng tối đa không quá 5 ngày làm việc cán bộ tín dụng cần xác định nội dung và phương pháp thẩm định sao cho thích hợp và có hiệu quả.
Một số vấn đề cần thẩm định như: về đạo đức và uy tín cuả khách hàng, năng lực tài chính, khả năng độc lập tự chủ trong kinh doanh đặc biệt là khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của khách hàng, phương án vay vốn và khả năng trả nợ.
Thông tin là hết sức cần thiết đối với quá trình thẩm định cho vay. Nên trước mắt công tác thông tin cần được thực hiện một cách có hiệu quả tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội tỉnh Thanh Hóa.
Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp.
Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển của hoạt động ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động sáng tạo, có tính khoa học và tuân thủ những quy định rất chặt chẽ vì vậy cán bộ tín dụng đều trên cơ sở những khuôn khổ để tiến hành cho vay một cách có hiệu quả. Hơn nữa, cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm việc theo những chính sách và qui định đó nên hơn ai hết phải là người hiểu và nắm rõ nhất các qui chế chính sách đó và phải tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo trong việc xây dựng các qui chế chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
Nhất là cần chú trọng xây dựng biểu lãi suất cho vay phù hợp trên cơ sở lãi suất để gắn hiệu quả sử dụng vốn của từng khách hàng với các mức lãi suất ưu đãi và thực hiện chính sách bảo đảm tiền vay.
Là một chi nhánh của Ngân Hàng TMCP Quân đội Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội có sự phụ thuộc tương đối vào chủ trương và đường lối chung của toàn hệ thống. Do đó việc thành lập một phòng Marketing riêng tại chi nhánh là điều rất khó có thể làm được. Bởi vậy, ngân hàng chưa thể xây dựng được một chiến lược marketing tổng thể, theo đó sẽ hướng dẫn và chi phối mọi hoạt động của ngân hàng. Do đó việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ. Một số vấn đề mà ngân hàng cần chú ý là:
* Chủ động tìm kiếm khách hàng: chủ động tìm đến khách hàng cần phải trở thành phương châm hành động và được thực hiện đồng bộ, thống nhất từ lãnh đạo đến từng cán bộ tín dụng vì việc này không những mang khách hàng đến với ngân hàng mà còn gáp phần giúp ngân hàng tiếp thị trực tiếp bản thân mình với khách hàng, tạo một mối quan hệ lâu dài và bền vững
* Đẩy mạnh công tác tiếp thị một cách thiết thực: có nhiều phương thức tiếp thị khác nhau nhưng cần phải có lựa chọn các hình thức phù hợp, hiệu quả với từng đối tượng, từng khu vực khách hàng. Hướng tới nhóm đối tượng là DNV&N, Chi nhánh có thể thông qua những cách thức sau để giới thiệu hình ảnh, thương hiệu của mình:
- Trực tiếp tìm đến khách hàng.
- Thông qua các Bộ, Sở, Ngành, tham gia các hội chợ, triển lãm… để giới thiệu các tiện ích và hoạt động của Chi nhánh.
- Thông qua đài phát thanh để giới thiệu hoặc có thể niêm yết tại nơi giao dịch của Chi nhánh và trụ sợ Uỷ ban nhân dân phường.
- Tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm, dành riêng cho đối tượng là các DNV&N.
- Tiếp thị gián tiếp dựa vào chính khách hàng của chi nhánh thông qua cải tiến thủ tục, nhanh gọn về thời gian, tiến bộ về phong cách giao tiếp để khách hàng tự giới thiệu cho bạn hàng của họ.
* Tiếp cận khách hàng theo biện pháp bán mối quan hệ chứ không phải bán sản phẩm: tức là khi giao dịch, tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng phải tạo cho họ niềm tin rằng ngân hàng sẽ sẵn lòng giúp đỡ họ và họ sẽ có được sản phẩm tốt nhất, sự thành đạt của họ chính là sự thành đạt của chính ngân hàng. Ngân hàng cần quan tâm tới thái độ của khách hàng trong cả ba giai đoạn: trước, trong và sau khi giao dịch
* Tiến hành phân loại khách hàng để có cơ chế cho vay hợp lý
Bằng những nỗ lực và nước đi dần dần, trong tương lại không xa Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội tỉnh Thanh Hóa phải thực sự sử dụng Marketing như một công cụ kinh doanh hiện đại. Đó là yêu cầu khách quan để kinh doanh trong môi trường kinh tế hội nhập hiện nay.
Hiện tại, qui trình xét cấp tín dụng của MB Thanh Hóa còn khá rườm rà và phức tạp vì vậy gây rất nhiều khó khăn vướng mắc cho cả cán bộ tín dụng và khách hàng khi đến vay. Việc giảm thiểu thời gian trong một số qui trình sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay hiệu quả hơn và tăng đáng kể lượng khách hàng tới với ngân hàng trong thời gian tới.
Nói tóm lại, ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, cải tiến thủ tục cho vay đối với các DNV&N theo hướng đơn giản, rõ ràng hơn, tiếp tục cải tiến quy trình cho vay nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay. Đồng thời cần đa dạng hoá hơn nữa các hình thức bảo đảm tín dụng để thích ứng với đặc điểm của các DNV&N triển khai mạnh việc phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng mới như dịch vụ tư vấn, môi giới đầu tư chứng khoán, bảo quản vật có giá, cung cấp các dịch vụ sản phẩm bảo hiểm, uỷ thác...Cùng với đó là chú trọng tới hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến quảng đại công chúng cũng như tới cộng đồng các doanh nghiệp, đặc biệt là DNV&N.