Dư nợ tín dụng;

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP quân đội tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 43)

Phân loại dư nợ tín dụng theo thời hạn :

Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng theo thời hạn của MB Thanh Hóa qua các năm 2010, 2011, 2012. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/10 2012/11 +- % +- % Tổng dư nợ 3.856 51.552 75.828 47.696 1.236,93 24.276 47,09 1. Ngắn hạn 2.100 35.200 48.570 33.100 1.576,19 13.370 37,98 2. Trung và dài hạn 1.756 16.352 27.258 14.596 83 1,21 10.906 66,69 ( Nguồn: phòng tín dụng )

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ so sánh dư nợ tín dụng theo thời hạn của MB Thanh Hóa qua các năm 2010, 2011, 2012.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ tín dụng liên tục tăng dần đều qua các năm. Trong năm 2010 do chỉ hoạt động 2 tháng cuối năm nên dự nợ không đáng là bao nhiêu so với năm 2011 và 2012. Năm 2010, tổng dư nợ mới chỉ là 3.856 triệu VND, thì đến năm 2011 tăng lên đến 1.236,93% đạt 51.552 triệu VND, đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục được duy trì, tăng 47,09% đạt 75.828 triệu VND, tuy nhiên mức độ tăng trưởng không lớn như năm 2011 so với năm 2010. Điều này cũng không có nghĩa là năm 2012 tốc độ tăng trưởng thấp mà là do năm

2010 là năm khởi đầu, ngân hàng chưa có điều kiện hoạt động về mọi mặt, những đầu tư và khó khăn mà nó phải trải qua đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong năm 2011. Và có một điểm chung về dư nợ trong các năm này là dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn lớn hơn dư nợ tín dụng trung và dài hạn và hầu như đều lớn gấp đôi. Điều này nghĩa là MB luôn chú trọng đến khoản cho vay ngắn hạn; khoản cho vay này tuy mức lãi suất thấp hơn, tuy nhiên mức độ an toàn đồng vốn cao hơn nhiều so với cho vay trung và dài hạn. Hơn nữa, với các khoản cho vay ngắn hạn MB có thề quay vốn liên tục, giúp MB luôn duy trì được số dư ổn định, đảm bảo điều kiện an toàn về vốn, đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng, từ đó xây dựng được lòng tin từ khách hàng.

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng theo loại tiền của MB Thanh Hóa qua các năm 2010, 2011, 2012. Đơn vị : triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/10 2012/11 +- % +- % Tổng dư nợ 3.856 51.552 75.828 47.696 1.236,93 24.276 47,09 1. Nội tệ 2.970 37.566 61.050 34.596 1.154,85 23.484 62,51 2. Ngoại tệ (quy đổi sang VND)

886 13.986 14.778 13.100 1.478,56 792 5,66

+ USD 886 11.054 12.241 10.168 1.147,63 1.187 10,74

+ EUR 2.932 2.537 - 395 -13,47

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ so sánh dư nợ tín dụng theo loại tiền của MB Thanh Hóa qua các năm 2010, 2011, 2012.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy qua các năm dư nợ tín dụng đối với nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong 2 tháng cuối năm 2010 kết quả hoạt động chưa đáng kể, mức dư nợ chỉ đạt 3.856 triệu VND, trong đó ngoại tệ chỉ có USD đạt 886 triệu VND, không phát sinh ngoại tệ EUR. Sang năm 2011 cũng như đã nói ở các phần trước, do năm 2010 chỉ hoạt động 2 tháng cuối năm nên kết quả hoạt động cuối năm 2011 lớn hơn rất nhiều so với năm 2010, cụ thể: nội tệ đạt 37.566 triệu VND, chiếm tới 72,87 % tổng dư nợ và tăng 1.154,85 % so với năm 2010; bên cạnh đó ngoại tệ cũng tăng khá cao, đạt 13.986 triệu VND tăng 1.478,56 % so với năm 2008 và trong năm này đã phát sinh ngoại tệ EUR là 2.932 triệu VND. Tuy không đáng kể so với các khoản khác nhung nó cũng làm phong phú thêm nghiệp vụ tín dụng tại MB Thanh Hóa. Sang năm 2012, mức dư nợ tiếp tục được nâng cao, trong đó nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao 80,51 % trong tổng dư nợ, đạt 61.050 triệu VND và tăng 62,51 % so với năm 2011. Nguồn ngoại tệ cũng có cao hơn so với năm 2011 nhưng không đáng kể, năm 2012 đạt 14.778 triệu VND tăng 5,66 % so với năm 2011 ( đạt 13.986 triệu VND ), tuy nhiên trong nguồn ngoại tệ này có EUR giảm xuống so với năm 2011 là 13,47 %. Như vậy, nhìn chung mức dư nợ tín dụng về USD luôn cao hơn rất nhiều so với EUR. Sở dĩ dự nợ về ngoại tệ có sự tăng, giảm không đồng đều là do trong năm vừa qua nền kinh tế có sự biến động khá lớn, gây ảnh hưởng đến chỉ số lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, cộng thêm với sự biến động mạnh mẽ của thị trường vàng đã kéo theo sự biến động lên xuống của USD dẫn đến các Doanh nghiệp giảm bớt nhu cầu về vay ngoại tệ. Hơn nữa, do đặc thù của ngành nghề kinh doanh, trên thương trường luôn phải cạnh tranh gay gắt, nhu cầu về vốn là vô cung cấp bách, nếu sử dụng ngoại tệ

đôi lúc gây khó khăn cho Doanh nghiệp trong việc quy đổi, làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của MB Thanh Hóa qua các năm 2010, 2011, 2012. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/10 2012/11 +- % +- % Tổng dư nợ 3.856 51.552 75.828 47.696 1.236,93 24.276 47,09 1. Kinh tế quốc doanh 2.010 23.776 35.974 21.766 1.082,86 12.198 51,3 2. Kinh tế ngoài quốc doanh 1.846 27.776 39.854 25.930 1.404,66 12.078 43,48 ( Nguồn: phòng tín dụng ).

Biểu đồ 2.4: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của MB Thanh Hóa qua các năm 2010, 2011, 2012.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, ngay từ những ngày đầu hoạt động mức dư nợ tín dụng của khu vực kinh tế quốc doanh đã chiếm tỷ trọng cao hơn so với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, mức dư nợ của khu vực kinh tế quốc doanh là 2.010 triệu VND chiếm tới 52,12 % trong tổng dư nợ. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do những ngày đầu thành lập chưa thu hút được nhiều khách hàng , Nhà nước đã hỗ trợ một phần cho MB bãn cách đến với MB nhằm tăng thêm uy tín cho ngân hàng. Hơn nữa, nền tảng của MB là do sự đống góp của các cổ đông thuộc Quân đội, kinh doanh nhằm phục vụ lợi ích quân sự, quốc phòng. Nhưng bước sang các năm tiếp theo, tình hình kinh doanh của MB tiến triển khá tốt, MB đã mở rộng quy mô vốn đầu tư thu hút được nhiều khách hàng doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, do vậy dần dần mức dư nợ của khu vực này đã chiếm tỷ trọng cao hơn so với khu vực kinh tế quốc doanh và tổng dư nợ cũng ngày càng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể: trong năm 2011, mức dư nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 27.776 triệu VND, chiếm tới 53,87 % trong tổng dư nợ, tăng 1.404,66 % so với mức dư nợ của năm 2010 và đến năm 2012, mức dự nợ của khu vực này đạt 39.854 triệu VND, chiếm 52,56 % trong tổng dư nợ, tăng 43,48 % so với năm 2011. Tuy mức dư nợ của khu vực kinh tế quốc doanh trong 2 năm 2011 và 2012 có thấp hơn mức dư nợ của khu vực kinh tế ngoài quôc doanh nhưng cuãng không đáng kể và cũng giông như khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, mức dư nợ của khu vực kinh tế quốc doanh liên tục tăng trưởng qua các năm, trong năm 2011 đạt 23.776 triệu VND, tăng 1.082,86 % so với năm 2010 và đến năm 2012 đạt 35.974 triệu VND, tăng 51, 3%. Nhìn vào mức độ tăng trưởng qua các năm ta thấy tốc độ tăng trưởng

năm 2011 lớn hơn rất nhiều so với năm 2012, nguyên nhân cũng đã nói ở trên không phải là do năm 2010 hoạt động kém hay năm 2012 hoạt động không hiệu quả bằng năm 2011 mà do trong năm 2010 MB chỉ hoạt động mấy tháng cuối năm nên mức dư nợ thấp hơn rất nhiều so với năm 2011, do đó mà làm cho tốc độ tăng trưởng của năm 2011 so với năm 2010 cao hơn rất nhiều so với năm 2012.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP quân đội tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w