Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập nghiên cứu trường hợp trường đại học kinh tế TPHCM luận văn thạc sĩ (Trang 34)

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ.

2.1.1 Nội dung

- Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hồn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ có chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.

- Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; đảm bảo cho các đối tượng chính sách – xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn.

- Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước.

2.1.2 Đặc điểm

Theo tinh thần của Nghị định 43/2006/NĐ-CP, phạm vi tự chủ tài chính được mở rộng hơn.

Về đối tượng thực hiện, nghị định mở rộng đến tồn bộ các đơn vị sự nghiệp cơng lập,

sách nhà nước đảm bảo toàn bộ. Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải là đơn vị dự tốn độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán. Đây là đặc điểm được mở rộng hơn so với Nghị định 10/2002/NĐ-CP ban hành ngày 16/01/2002.

Về tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ, nghị định quy định các đơn vị sự nghiệp

được quyền quyết định các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ, được tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, được liên doanh liên kết để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu xã hội theo quy định của pháp luật.

Về tự chủ việc tổ chức bộ máy và biên chế, nghị định cho phép các đơn vị thành lập

mới, sáp nhập, giải thể các tổ chức trực thuộc (trừ những tổ chức do cấp trên quyết định thành lập). Các đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động được tự quyết định biên chế, đối với các đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động và đơn vị do NSNN đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động thì hàng năm căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu thực tế, định mức chỉ tiêu biên chế và khả năng tài chính của đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế gửi cơ quan chủ quản để xem xét giải quyết. Các đơn vị được quyền thuê lao động khốn đối với những cơng việc khơng thường xun.

Về tự chủ tài chính, nghị định quy định:

- Tự chủ về các khoản thu và mức thu: Đơn vị thực hiện thu đúng, thu đủ phí, lệ phí theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.

- Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính: các đơn vị được quyền chủ động sử dụng nguồn kinh phí do NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp để đảm bảo hoạt động thường xuyên và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với các đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động hoặc tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động được quyền quy định các mức chi quản lý và chi nghiệp vụ thường xuyên cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định. Để sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên đúng mục đích, tiết

kiệm và có hiệu quả, các đơn vị sự nghiệp thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm để cán bộ viên chức thực hiện.

- Tự chủ về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm: hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:

Đối với các đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động hoặc tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động: Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (tối thiểu 25%); Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

Đối với các đơn vị do NSNN đảm bảo tồn bộ kinh phí hoạt động: Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân; Chi phúc lợi, trợ cấp cho người lao động; Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị; Chi lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động.

2.2 Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực của thị trƣờng lao động tại thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của đất nước và sự tồn tại của các doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, thu hút nguồn lớn đầu tư nước ngoài cho sự phát triển kinh tế xã hội. Chính ví lý do này, nhu cầu nguồn lao động của thành phố khá lớn và luôn tăng qua các năm, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo. Bên cạnh các doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ln khát nguồn lao động có chất lượng cao. Trong khi đó thực trạng nguồn lao động của TP.HCM có chất lượng rất thấp, mặc dù nguồn lao động dồi dào, nhu cầu làm việc lớn, thất nghiệp gia tăng nhưng các doanh nghiệp vẫn thiếu lao động. Do đó, việc quan tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đang là nhu cầu cấp bách.

Năm 2013, dân số trong độ tuổi lao động tại TP.HCM có khoảng 6 triệu người chiếm 75,32% tổng dân số, số lao động đang làm việc trên 4,2 triệu người chiếm 68,97%

dân số trong độ tuổi lao động. Theo số liệu điều tra thị trường lao động TP.HCM năm 2012, tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 59% tổng lực lượng lao động, trong đó lực lượng lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 23,58% tổng lực lượng lao động, tuy tỷ lệ này cao hơn so với cả nước nhưng lại thấp hơn so với nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên năm 2012 tăng 3.01% so với năm 2011 chủ yếu nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, trình độ cao và kinh nghiệm là đối tượng được các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng trong năm 2012 cụ thể: lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 24,29%.

Trong giai đoạn 2013 – 2015 và xu hướng đến năm 2020, TP.HCM ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng cơng nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 09 ngành dịch vụ, 04 ngành công nghiệp chủ lực. Dự kiến nhu cầu nhân lực 1 năm khoảng 270.000 việc làm (trong đó: lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 31% với 89.100 việc làm.)

Hiện nay, do chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo còn nhiều hạn chế nên chưa có sự đổi mới trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, số lao động đã qua đào tạo, chỉ có khoảng 30% đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Vì khi tuyển dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ lao động chất lượng cao thường chỉ chú trọng đến năng lực thực tế của ứng viên.

Trước tình hình trên, các trường đại học cần có sự thay đổi trong cơng tác đào tạo và quản lý nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để cung ứng cho thị trường lao động. Cần có sự bắt tay hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để tạo sự gắn kết giữa chương trình đào tạo với thực tiễn của xã hội và hợp tác quốc tế.

2.3 Khái quát về Trƣờng Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh 2.3.1 Giới thiệu chung

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (thành lập năm 1976), Trường Đại học Tài chính Kế tốn TP.HCM (thành lập năm 1976) và Khoa Kinh tế thuộc Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, theo quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 09/7/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 10/10/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 18/2000/QĐ- TTg về việc thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, theo quyết định này Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM tách ra thành Trường Đại học Kinh tế TP.HCM trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM là một trường đại học đa ngành, với nhiều bậc, hệ đào tạo đa dạng. Trường có đội ngũ giáo sư, giảng viên được đào tạo từ nhiều nguồn, có trình độ cao, có uy tín khoa học và chun mơn. Đây là một trong những điều kiện chính để trường từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao vị thế và uy tín của mình trong xã hội. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM là trường có số lượng người học thuộc các bậc, hệ đào tạo, từ Cử nhân đến Thạc sĩ, Tiến sĩ được coi là lớn nhất nước. Hiện nay, trường đào tạo bậc đại học theo hai loại hình chính quy và vừa làm vừa học, đào tạo sau đại học theo loại hình khơng tập trung, lưu lượng sinh viên, học viên của trường hàng năm khoảng trên 50.000.

Mục tiêu của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM là đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp cho xã hội các nhà hoạch định chính sách kinh tế, các nhà quản trị doanh nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực kinh tế - quản trị kinh doanh. Mục tiêu chủ yếu thứ hai của trường là nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kinh tế - quản trị kinh doanh, nhằm tham gia giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước; đồng thời bổ sung, phát triển lý luận về kinh tế trong điều kiện Việt Nam. Trường luôn mở rộng mối quan hệ hợp tác với các trường đại học và các tổ chức trong và ngoài nước, nhằm từng bước hịa nhập cơng tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường với thế giới; quốc tế hóa kiến thức cho người dạy và người học, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong tương lai.

Hiện nay, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM là một trong 14 trường đại học trọng điểm của quốc gia. Từ khi thành lập (1976) đến nay, trường đã đào tạo hàng chục

22.97% 24.32%

Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân 52.70%

ngàn cán bộ, nhà kinh tế, nhà quản lý có trình độ đại học và sau đại học cho cả nước; đảm bảo chất lượng, uy tín và được xã hội thừa nhận.

2.3.2 Năng lực của Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Nguồn nhân lực

Tính đến tháng 12/2012, tổng số giảng viên cơ hữu của Trường là 601 người; trong đó có 7 Giáo sư và 43 Phó giáo sư. Số lượng giảng viên cơ hữu chia theo trình độ chun mơn như sau:

Tiến sĩ khoa học và tiến sĩ: 144; Thạc sĩ: 321;

Cử nhân: 136.

Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu, Trường cịn mời trên 400 giảng viên ngồi tham gia thỉnh giảng; trong đó có 02 Giáo sư, 10 Phó giáo sư, 97 tiến sĩ, 277 thạc sĩ và trên 100 cử nhân. Đây cũng là một trong những nguồn lực mạnh của Trường.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu trình độ của giảng viên Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM

Điều kiện cơ sở vật chất

Hiện nay, đất đai do trường quản lý và sử dụng là 2,86 ha, với tổng diện tích xây dựng: 70.932,8 m2 (trong đó, kế hoạch làm mới: 23.322,6 m2); với các thông số cụ thể như sau:

- Số cơ sở đào tạo: 11

- Số phịng học: 101 (trong đó, kế hoạch xây dựng trong năm 2013: 13)

- Diện tích giảng đường, phòng học: 9.203,2 m2, trong đó kế hoạch xây dựng mới trong năm 2013: 1.631 m2);

- Thư viện: 20 phòng với tổng diện tích là 2.235 m2 (trong đó, kế hoạch xây dựng trong năm 2013 là 5 phòng với diện tích là 800 m2);

- Nhà ở ký túc xá: 228 phịng với diện tích là 12.829 m2; - Hội trường: 02 (1.608 m2)

- Nhà tập thể dục thể thao: Kế hoạch xây dựng trong năm 2013 là 750 m2; - Sân vận động: 10.290 m2

Tồn bộ các phịng học đều được trang bị hệ thống micro không dây, máy chiếu đa phương tiện (multimedia), quạt gió, hệ thống chiếu sáng … đạt tiêu chuẩn sử dụng cho các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Tất cả các phòng học dành cho học viên bậc sau đại học đều được trang bị hệ thống điều hịa nhiệt độ. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập, Trường tiến hành th ngồi 66 phịng học, với tổng diện tích xây dựng là 8.630 m2. Hiện nay, Trường đang tiến hành các thủ tục cần thiết để cải tạo và xây dựng khu đất 2.000 m2 để thành lập phân hiệu tại tỉnh Nha Trang (đã được UBND tỉnh đồng ý bằng văn bản).

Ký túc xá: trường có 3 ký túc xá dành cho sinh viên lưu trú với tổng diện tích là

12.829,8 m2, gồm 228 phịng.

Phịng thực hành máy tính: Trường có 13 phịng thực hành máy tính với tổng diện tích là 1.100 m2 gồm 934 máy có cấu hình mạnh. Tất cả máy tính đều được kết nối mạng ADSL, phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập của người học.

Thư viện: Trường có 20 phịng đọc với tổng diện tích là 2.235 m2 (trong đó, kế hoạch

trong việc sử dụng hệ thống thư viện của Trường. Tổng lượng sách, tài liệu tham khảo tại Thư viện Trường hiện nay là 126.857 quyển, với 76.818 đầu sách, bao gồm các loại sách giảng dạy, nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng… Chỉ tính riêng năm 2012, Trường và các cơ sở liên kết đào tạo đã bổ sung 19.389 sách và tài liệu tham khảo; trong đó, có 9.062 sách ngoại văn. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện tin học hóa cơng tác thư viện, Trường tiếp tục triển khai ứng dụng các phần mềm quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ; thư viện điện tử và thư viện số; quản trị nhân sự; Web Portal… Những phần mềm này hỗ trợ rất nhiều công tác quản lý và phục vụ đào tạo. Bên cạnh đó, Trường cịn trang bị một phòng đọc dành riêng cho học viên cao học và cho cán bộ - viên chức. Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi (Dự án DBA, các chương trình Việt Nam – Hà Lan, Việt Nam – New Zealand, CFVG, Fullbright…) cũng có hệ thống thư viện ngoại văn với lượng sách đa dạng và phong phú trong lĩnh vực khoa học kinh tế, tài chính – ngân hàng và quản trị kinh doanh. Trong năm 2012, Thư viện của các chương trình đã liên kết đã bổ sung: 8.178 sách

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập nghiên cứu trường hợp trường đại học kinh tế TPHCM luận văn thạc sĩ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w