Bảng 1 3 Bảng phân tích ảnh hưởng của các khoản mục
Bảng 1.4 Sự liên kết giữa ABC và EVA
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
DT 1.000 100 600 100 400 100 GVHB 480 48 240 40 240 60 LN gộp 520 52 360 60 160 40 CPBH 210 21 90 15 120 30 CP thiết kế 116 12 36 6 80 20 CP điều hành 108 11 48 8 60 15 LN hoạt động 86 9 186 31 - 100 - 25 Tổng tài sản 840 84 420 70 420 105 CPSDV (12%) 100,8 10 50,4 8 50,4 13 EVA (TSTTNDN: 25% ) (36,3) - 4 89,1 15 (125,4) - 31
Khi chưa phân tích ABC cho 2 dịng sản phẩm, nhà quản trị đang đứng trước khó khăn về việc giải thích nguyên nhân gây ra EVA âm tại bộ phận mình là do dịng sản phẩm nào, và làm cách nào để cải thiện EVA.
Sau khi phân tích ABC:
-Về tài sản: ở dịng SP thứ 1 cho thấy chỉ cần sử dụng 0,70 $ tài sản để tạo ra một đồng doanh thu, ở dòng SP thứ 2 cần 1,05 $ tài sản để tạo ra một đồng doanh thu. Sự khác biệt về TS giữa 2 bộ phận được giải thích là do Giám đốc phụ trách dịng SP thứ 1 đã xây dựng được mối quan hệ với nhà cung cấp, vì vậy có thể thực hiện JIT, làm cho HTK ở mức thấp nhất. Ngồi ra, mối quan hệ với khách hàng góp phần làm cho khoản phải thu khách hàng ở mức tối thiểu. Đối với dòng SP thứ 2, do mức độ tồn kho cho
tất cả quy trình SX khá cao, thời gian nhàn rỗi của máy móc khá nhiều và khách hàng thanh tốn chậm.
-Sự khác biệt trong chi phí sử dụng vốn tính trên doanh thu giữa dòng SP thứ 2 là 13% và dòng SP thứ 1 là 8% suy ra cần cắt giảm chi phí sử dụng vốn của dịng sản phẩm thứ 2.
Tóm lại, thay vì phân tích EVA ở mức độ các bộ phận quản lý, cơng ty; EVA khi tính theo hoạt động: sản phẩm… sẽ giúp nhà quản lý có thể cắt giảm chi phí mà khơng sợ bị ảnh hưởng đến các bộ phận đang hoạt động hiệu quả, từ đó có thể cải thiện được EVA. Liên kết ABC với EVA cho thấy rõ ràng hơn nguyên nhân lỗ của đơn vị, để đưa ra quyết định đúng đắn đối với những hoạt động gây ra lỗ và tập trung phát triển những hoạt động mang lại lợi ích kinh tế cho đơn vị. ABC điều chỉnh việc phân bổ chi phí, tài sản dựa trên cơ sở hoạt động (sản phẩm, khách hàng...) Còn EVA điều chỉnh những sai lầm của BCTC bằng cách ghi nhận chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu như là chi phí kinh tế.
Luận văn giới thiệu hệ thống đánh giá thành quả hoạt động dựa trên sự phối hợp giữa EVA với ABC thành công cụ hỗ trợ quản lý chi phí và vốn, để không chỉ xem xét tỷ lệ nguồn lực được sử dụng (giống phương pháp ABC) mà còn theo dõi nguồn vốn được cung cấp. Thông tin về vốn của doanh nghiệp sẽ chuyển đổi thành chi phí sử dụng vốn thơng qua phương pháp phân tích chi phí sử dụng vốn chung theo cơ sở hoạt động (Activity-Capital Dependence Analysis – ACD). Những thay đổi chi phí cuối cùng của sản phẩm làm cho giá thành toàn bộ của sản sản phẩm (bao gồm cả chi phí sử dụng vốn) thay đổi và có thể tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.8.2 Phương pháp thực hiện
Các bước vận dụng kết hợp EVA với ABC tương tự như việc chỉ vận dụng mơ hình ABC. Điểm khác biệt chính là việc xác định chi phí sử dụng vốn cho mỗi hoạt động (Bước 4) và kỹ thuật phân tích chi phí sử dụng vốn cho mỗi hoạt động dựa trên mối liên hệ giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán với từng hoạt động hay khoản mục chi phí.
Bước 1: Đánh giá khái qt về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Administrator
2014-04-22 02:10:31
-------------------------------------------- 1.7.2
Bước 2: Xác định các hoạt động sản xuất chính – phân nhóm chi phí
Xác định các hoạt động chính trong q trình sản xuất và kinh doanh thơng qua việc sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động hoặc số vốn đầu tư được phân bổ cho từng hoạt động.
Bước 3: Xác định các chi phí sản xuất cho mỗi hoạt động.
Tính tốn chi phí sản xuất cho từng hoạt động giống như phương pháp tập hợp chi phí theo mơ hình ABC. Điểm khác biệt là chi phí chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng cũng cần được phân bổ cho từng hoạt động.
Bước 4: Xác định chi phí sử dụng vốn cho từng hoạt động sử dụng cơng cụ phân tích
vốn chung (Activity-Capital Dependence Analysis – ACD) Đây là điểm mới so với phương pháp ABC truyền thống. Mỗi trung tâm hoạt động không chỉ chi tiêu các yếu tố đầu vào mà còn cả vốn đầu tư. Chi phí được tập hợp cho từng trung tâm hoạt động sẽ cao hơn trong hệ thống ABC. Khi kết hợp EVA với ABC sẽ xác định cả chi phí sử dụng vốn cho từng trung tâm hoạt động có sử dụng vốn đầu tư hoặc thuê vốn. Thơng tin về chi phí vốn được xác định từ bảng cân đối kế tốn. Sau đó nó được cộng thêm vào chi phí được tính tốn theo hệ thống ABC.
Bước 5: Tính chi phí sản phẩm:
Sau khi phân bổ chi phí cho từng hoạt động, chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí sử dụng vốn được tính cho sản phẩm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Toàn bộ nội dung chương 1 trên đây đi sâu vào việc tìm hiểu, hệ thống hoá những lý luận và phân tích tổng quát về thước đo giá trị kinh tế tăng thêm EVA và những nhân tố ảnh hưởng đến EVA, trên cơ sở nhận diện những mặt ưu và nhược điểm của các thước đo thành quả hoạt động được sử dụng truyền thống trước đây. Có thể nói EVA là thước đo đầu tiên và duy nhất quan tâm đến chi phí sử dụng vốn một cách đầy đủ nhất của doanh nghiệp, là công cụ giúp các nhà đầu tư nhận diện đúng đắn hơn về hiệu quả của quyết định đầu tư của mình, cũng là chỉ tiêu cho thấy sự giàu có thật sự của doanh nghiệp như thế nào. Đã có trường hợp cụ thể cho thấy những kết luận mang lại từ EVA đơi khi lại hồn tồn trái ngược với những nhận định trước đây khi sử dụng các chỉ tiêu truyền thống. Điểm nổi bật là EVA có xét đến chi phí cơ hội khi sử dụng vốn và việc thực hiện những điều chỉnh các số liệu kế toán cho phù hợp với quan điểm kinh tế sẽ tránh được sự bóp méo số liệu kế toán do ý muốn chủ quan của nhà kế toán, giúp nhà quản trị giảm bớt sai lầm trong đánh giá. Khi kết hợp EVA với ABC, chi phí sử dụng vốn được phân bổ cho từng hoạt động. Việc chia nhỏ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành từng hoạt động hay công đoạn không những giúp nhà quản lý xác định chính xác chi phí từng loại sản phẩm mà cịn chỉ cho họ thấy được hoạt động nào tạo ra giá trị tăng thêm cần phải duy trì hoạt động, hoạt động nào không tạo ra giá trị tăng thêm cần phải cải thiện. Thước đo EVA kết hợp với ABC là cơng cụ phản ánh chi phí sản phẩm chính xác và đầy đủ nhất cho các nhà quản lý.
CH
ƯƠ NG 2 :
THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CTCP DƯỢC PHẨM BIDIPHAR 1.
2.1. Khái quát chung về CTCP Dược Phẩm BIDIPHAR 1
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty
Tên Cơng ty : CTCP Dược Phẩm BIDIPHAR 1. Tên viết tắt: BIDIPHAR1
Trụ sở: 498 Nguyễn Thái Học– Tp. Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định. Điện thoại: (056) 3847522 - 3749290 – 3749293
Website: http://www.bidiphar1.com/
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 35 03 000205 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định cấp ngày 21 tháng 04 năm 2008.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Bidiphar 1 được cổ phần hóa từ phân xưởng sản xuất dược phẩm vào năm 2007, với chức năng sản xuất dược phẩm, dược liệu, công cụ, trang thiết bị y tế được thành lập và hoạt động song hành cùng với sự hình thành của Cơng ty mẹ là Bidiphar hiện nay.
2.1.2.Ngành nghề kinh doanh hiện tại của Công ty
- Kinh doanh và sản xuất các loại thuốc tân dược, hoá chất, dụng cụ y tế, vật tư và trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, cơ sở y tế được sự cho phép của Bộ y tế.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp các loại dược phẩm, dược liệu, vật tư, thiết bị, phương tiện phục vụ y tế.
- Sản xuất muối iốt phục vụ cho chương trình phịng chống thiếu iốt của Tỉnh và của Chính phủ, đồng thời kinh doanh mặt hàng này rộng rãi trong cả nước.
- Tiếp nhận, bảo quản, phân phối hàng viện trợ cho các đơn vị trong tỉnh. 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Sản phẩm của Công ty chủ yếu là thuốc chữa bệnh và thuốc bổ phục vụ cho sức khỏe con người. Hiện nay Cơng ty có khoảng 300 sản phẩm được phép lưu hành trên tồn quốc và có một số mặt hàng xuất khẩu sang Lào, Hồng Kông, Thụy Sĩ, Mông Cổ, Ý... Mặc dù sản phẩm sản xuất rất đa dạng, phong phú nhưng mặt hàng thuốc tiêm, thuốc viên và dịch truyền là những mặt hàng chiến lược của Công ty.
2.1.3.1.Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty
Thị trường đầu vào:
+Nguồn nguyên liệu dùng trong sản xuất: các loại hóa chất dùng vào sản xuất chính Cơng ty chủ yếu mua từ nước ngồi, một số Cơng ty khơng có điều kiện nhập khẩu được thì phải mua lại qua các đại lý trong nước.
+Nguồn nguyên liệu phụ và các nguyên liệu khác được thu mua chủ yếu từ các nguồn trong và ngoài tỉnh.
Thị trường đầu ra: Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp hiện nay:
+ Hiệu thuốc Quy Nhơn: Trung tâm cung ứng thuốc – VTYT và mỹ phẩm.
+ Trong tỉnh có 7 hiệu thuốc chịu trách nhiệm quản lý 75 quầy lẻ và 156 đại lý trong tồn tỉnh.
+ Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội
+ Cửa hàng liên doanh tại Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa, Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, thơng qua Cơng ty Dược tại các tỉnh: Phú Yên, Gia Lai, ĐăkLăk, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị.
+ Cơng ty liên doanh CBF pharma tại Lào.
+ Văn phòng đại diện tại Phnompenh – Campuchia. 2.1.3.2.Vốn kinh doanh của Công ty
Tổng số vốn kinh doanh của Công ty đến năm 2012 là 301.008.071.568 đồng.
Trong đó: + Vốn chủ sở hữu: 218.470.492.833 đồng.
+ Nợ phải trả: 82.537.578.735 đồng.
Tài sản gồm: - Tài sản ngắn hạn: 190.522.549.822 đồng.
- Tài sản dài hạn: 110.485.521.746 đồng.
Thông tin chi tiết về cơ cấu cổ đông :
‐ Cơ cấu vốn điều lệ tại ngày 31/12/2012 : 105 tỷ đồng
‐ Mệnh giá cổ phần là 10.000đ/ cổ phần
2.1.3.3. Quy trình cơng nghệ sản xuất thuốc
Quy trình cơng nghệ sản xuất thuốc viên
Các hoạt chất tá dược được trộn sau khi được lựa chọn và phân liều sẽ đưa vào máy xay sau đó cho chúng trộn lẫn vào nhau thơng qua máy trộn bột khô. Hỗn hợp thu được trộn cùng tá dược chính tiếp bằng máy nhào trộn, sau đố tiếp bằng máy nhào trộn siêu tốc sẽ cho ra xác cốm. Khi qua giai đoạn dập viên bằng máy dập viên tâm sai hay dập viên tròn viên thuốc sẽ chuyển sang bao viên. Sau khi kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, thuốc sẽ được đóng gói và nhập kho
Quy trình cơng nghệ sản xuất thuốc tiêm
Nước cất, nguyên liệu, tá dược sau khi được lựa chọn và phân liều sẽ được hòa tan với nhau. Hỗn hợp thu được sẽ cho vào phụ gia qua máy cất nước lọc. Ống được rửa sạch sẽ cả trong lẫn ngồi. Tiến hành đóng ống bằng máy đóng hàn ống tự động. Ống sau khi đóng sẽ đưa vào nồi hấp Autoclave hấp rồi sau đó dán nhãn. Sau khi được kiểm nghiệm chất lượng thuốc ống dược đóng gói và nhập kho.
Hai qui trình cơng nghệ sản xuất thuốc viên và thuốc tiêm có những đặc trưng riêng, nhưng chu kỳ sản xuất của chúng đều theo một quy trình như sau:
Nguyên liệu Phối hợp Chế biến Phân liều Đóng gói. 2.1.4.Đặc điểm sơ đồ tổ chức quản lý
Kế Toán Trưởng
Kế Toán TH
2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế tốn của Cơng ty
Kế Kế Kế Kế Kế Kế Kế Kế Thủ
Toán Toán Toán Toán Toán Toán Toán Toán quỹ
kho tiền tiền thanh công thuế giá hiệu
NVL mặt lương toán thuố
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Cơng ty BIDIPHAR1
2.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh CTCP dược phẩm BIDIPHAR 1
2.2.1. Các nhóm sản phẩm chính
Sản phẩm của Cơng ty chủ yếu là thuốc chữa bệnh và thuốc bổ phục vụ cho sức khỏe con người, rất đa dạng, phong phú về chủng loại nên để phục vụ tốt cho công tác quản lý, cơng ty chia thành 4 nhóm mặt hàng chính: mặt hàng thuốc tiêm, thuốc viên dạng nén, thuốc viên dạng bột và dịch truyền là những mặt hàng chiến lược của Công ty.