CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.3. Sự phát triển của hoạt động cho thuê tài chính tại một số nước phát triển và bài học kinh
1.3.1. Hoạt động cho thuê tài chính tại các nước phát triển
Theo con số thống kê, trên thế giới, hoạt động CTTC đã được sử dụng tại hơn 80 quốc gia, trong đó chiếm hơn 75% là các quốc gia phát triển. Mỹ, Nhật, Đức, Ý, Nga
và một số nước Châu Âu là những thị trường phát triển mạnh nhất. Tiếp đó là những quốc gia mới nổi, có nền tăng trưởng nhanh như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc…. 1.3.1.1. Hoa Kỳ
Cho th tài chính với những hình thức như hiện nay bắt nguồn từ Mỹ. Công ty cho thuê đầu tiên của Mỹ được thành lập bởi Henry Shofeld vào năm 1952. Công ty được thành lập để phục vụ ngành vận tải đường sắt.
Trải qua hơn nửa thế kỷ phát triển, Hoa Kỳ là một trọng những nước có tình hình hoạt động cho th tài chính sơi động nhất. Tính đến năm 2004, tổng doanh thu hoạt động cho thuê tài chính đạt được là 220 tỷ USD, chiếm 1,9% GDP, đến cuối năm 2012 đạt 725 tỷ USD, bằng với mức trước khủng hoảng kinh tế xảy ra, và sang năm 2013 được dự đoán 742 tỷ USD (chiếm 55% nguồn vốn đầu tư máy móc thiết bị). So với giá trị tín dụng qua hệ thống các Ngân hàng thương mại thì tỷ trọng tài trợ qua hình thức CTTC chiếm khoảng từ 15 -20%.
Các cơng ty Cho th tài chính Mỹ cho th tất cả mọi thứ từ máy ép in ấn, nhà máy điện, máy ép cỏ khô đến máy bay trực thăng, máy photocopy, văn phịng cho đến các giàn khoan ngồi khơi, thiết bị viễn thơng cho các mạng máy tính quy mơ lớn .
Cứ 10 doanh nghiệp thì có đến 8 doanh nghiệp sử dụng tín dụng thuê mua (cả thuê vận hành và thuê tài chính) để trang bị tất cả hoặc một phần máy móc thiết bị của họ. Các cơng ty CTTC tại Mỹ có thể tài trợ đến 100% giá trị tài sản thuê cho khách hàng, điều đó có nghĩa là khách hàng khơng phải tham gia trả trước một phần giá trị tài sản th nhưng họ có thể khai thác tồn bộ giá trị tài sản thuê để mang lại lợi ích cho mình. Khách hàng có thể thực hiện khấu hao nhanh đối với các tài sản thuê tài chính, được ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các tài sản thuê tài chính.
1.3.1.2. Trung Quốc
Hoạt động cho th tài chính tại Trung Quốc có từ thập niên 80 và ngày càng phát triển đa dạng về loại hình. Doanh thu từ hoạt động cho thuê tài chính tăng trưởng nhanh qua các năm (từ 13,2 triệu đô la Mỹ năm 1981 lên gần 1 tỷ đô la Mỹ vào năm
1987, đến năm 2012 doanh thu đạt 252,4 tỷ đô la Mỹ) (nguồn: “China Financial Leasing Industry Report, 2013”). Số lượng các Cơng ty cho th tài chính tính đến thời
điểm cuối năm 2012 đã có hơn 560, trong đó số cơng ty cho th tài chính có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng 250 công ty, từ 210 công ty năm 2011 lên 460 công ty năm 2012, tăng hơn gấp đôi nhờ vào sự ban hành Danh mục các ngành công nghiệp cho phép đầu tư nước ngoài. Điều này cho phép các cơng ty cho th tài chính có vốn đầu tư nước ngồi được thành lập rộng rãi thay vì bị hạn chế như trước kia. Riêng lĩnh vực hàng không vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2012. Trong năm này, hơn 60% trong tổng số 1.907 máy bay vận chuyển hàng hóa của các cơng ty hàng khơng Trung Quốc được tài trợ thơng qua hình thức th tài chính và th hoạt động.
Hoạt động cho thuê tài chính tại Trung Quốc nhận được sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nước thể hiện qua việc xây dựng một hành lang pháp lý khá hoàn thiện cho hoạt động cho thuê tài chính, thành lập Hiệp hội cho th tài chính để hỗ trợ các cơng ty thành viên, khuyến khích đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực tài chính dưới hình thức các cơng ty cho th tài chính liên doanh hoặc cơng ty cho th tài chính 100% vốn nước ngồi, xây dựng các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế thu nhập trong hai năm đầu cho các công ty cho thuê tài chínhĐặc biệt, tài sản thuê cũng phải thuộc danh mục tài sản quản lý của Nhà nước để tránh việc đầu tư vào những tài sản lỗi thời, không phù hợp với sự phát triển của đất nước.
1.3.1.3. Hàn Quốc
Hoạt động cho thuê tài chính xuất hiện tại Hàn Quốc vào năm 1970 khi nền kinh tế địi hỏi phải được đầu tư các máy móc thiết bị mới và hiện đại. Cơng ty cho th tài chính đầu tiên được thành lập năm 1972, kể từ đó, ngành cho th tài chính Hàn Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ, cả về khối lượng giao dịch và số lượng các công ty cho thuê tài chính, trở thành một bộ phận quan trọng đóng góp rất lớn vào nền kinh tế quốc dân. Số lượng các cơng ty cho th tài chính cũng tăng mạnh từ 25 cơng ty năm 1997 đến
45 công ty năm 2009, gồm 24 cơng ty cho th tài chính thuộc ngân hàng và 21 cơng ty cho th tài chính khơng thuộc ngân hàng được thành lập bởi công ty thẻ tín dụng, cơng ty trả góp và cơng ty kinh doanh vốn mạo hiểm…. Thị phần cho thuê vẫn chiếm tỷ trọng cao so với dư nợ cho vay trung và dài hạn, năm 2009 là 21%, mặc dù, quy mô thị trường cho th tài chính trong năm nay có sự sụt giảm so với năm 1996 (năm 2006 đạt 16,9 USD, đến năm 2009 chỉ còn 9,86 tỷ USD). Nguyên nhân của việc sụt giảm này đến từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997. Khi đó ngành cho thuê tài chính ở Hàn Quốc đã rơi vào tình trạng trì trệ bởi sự gia tăng của nợ quá hạn cho thuê tài chính và ảnh hưởng của sự tê liệt thị trường tiền tệ trong nước. Hầu hết các công ty cho thuê tài chính đều tạm dừng hoạt động trong suốt năm 1998 do sự tăng vọt của các vụ phá sản và chiến lược marketing hung hăng của các cơng ty cho th tài chính trong khi chưa quản trị rủi ro ở mức phù hợp. Kết quả là giá trị các hợp đồng cho th tài chính giảm mạnh. Đây cũng có một số nét tương động tại thị trường CTTC tại Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng sâu hiện nay, một số công ty cho th tài chính có tốc độ tăng trưởng nóng như Cơng ty CTTC Agribank, Cơng ty CTTC BIDV… đang đối mặt với nguy cơ tái cơ cấu do nợ xấu cao.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thơng qua phân tích sự phát triển cho thuê tài chính ở một số nước phát triển, đặc biệt là các nước Châu Á, có một số điểm cần chú ý cho sự phát triển cho thuê tài chính tại Việt Nam như sau:
- Sự phát triển cho thuê tài chính sẽ tăng trưởng phù hợp với sự phát triển nền kinh tế. Các công ty CTTC cần đề ra những mục tiêu tăng trưởng phù hợp, tránh sự phát triển quá nóng có thể gây ảnh hưởng đến xấu đến dư nợ cho thuê.
- Nhà nước đóng vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ định hướng cho sự hoạt động và phát triển của các cơng ty CTTC, trong đó ưu tiên lớn nhất cần hồn thiện khung pháp lý, các chính sách ưu đãi về thuế phí. Ngồi ra, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nhà nước cũng nên đa dạng hình thức cho thuê, quy định tài sản hạn chế…..
- Cần nhiều hơn nữa tổ chức tài chính nước ngồi tham gia thị trường cho th tài chính với các hình thức liên doanh, góp vốn mua cổ phẩn…
- Vai trò của nhà cung cấp trở nên rất quan trọng đối với hoạt động cho thuê trong việc phát triển mở rộng khách hàng. Ngoài ra nhà cung cấp cũng là nơi nắm rõ các thông tin công nghệ, kỹ thuật, giá… để hỗ trợ cho cả bên thuê lẫn bên cho thuê lựa chọn sản phẩm tốt nhất.
- Ngoài ra, bài học nợ xấu từ cho thuê tài chính Ngân hàng và phát triển Nông thôn 2 trong thời gian vừa qua cũng là một kinh nghiệm đối với Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương nói chung cũng như các Công ty cho thuê tài chính khác tại Việt Nam nói riêng. Cần phải tăng cường quản lý rủi ro, phân quyền ra quyết định cho vay, giới hạn dư nợ cho thuê đối với từng ngành nghề, nhằm giảm nợ xấu mức thấp nhất.
K
ẾT LUẬ N CHƯ ƠN G 1
Chương 1 đã khái quát toàn bộ lý thuyết về hoạt động cho thuê tài chính để làm nền tảng để phân tích thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Cơng ty TNHH MTV Cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Bên cạnh việc làm rõ khái niệm cùng với các nội dung liên quan đến cho thuê tài chính như đặc điểm, các hình thức th tài chính, lợi ích đối với các bên, lợi ích so với các hình thức tài trợ khác,… thì chương này cũng xác định được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho th tài chính của VCBL. Đây là tiền đề để Cơng ty nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng trưởng dư nợ một cách bền vững nhằm đạt mục tiêu là Công ty cho thuê tài chính hàng đầu tại Việt Nam.
CHƯƠNG 2:
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO TH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY TNHH MTV CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam
2.1.1. Q trình hình thành thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngành cho th tài chính thâm nhập vào có phần muộn hơn so với các nước Châu Á. Ngày 09/10/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/CP về quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Cơng ty cho th tài chính tại Việt nam. Sau một năm đã có 03 các cơng ty cho th tài chính ra đời:
- Ngày 28/10/1996 Công ty cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam (VILC) được thành lập, là công ty liên doanh giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam (19%), Cơng ty Tài Chính Quốc Tế (15%), Ngân hàng Ngoại thương Pháp (17%), Công ty cho th cơng nghiệp Hàn Quốc (32%) và Ngân hàng tín dụng Nhật Bản (17%) với số vốn điều lệ khi thành lập là 5 triệu USD.
- Ngày 20/11/1996 Công ty cho thuê tài chính Kexim Việt Nam (KVLC) được thành lập, là công ty 100% vốn của Hàn Quốc với số vốn điều lệ khi thành lập là 10 triệu USD.
- Tháng 7/1997 Cơng ty cho th tài chính Việt Nam (Vinalease-VLC) được thành lập, là cơng ty liên doanh giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (40%), Ngân hàng tín dụng dài hạn Nhật Bản (20%), Công ty thuê mua Nhật Bản (20%), và ADB (20%) với số vốn điều lệ khi thành lập là 10 triệu USD.
Trong năm 1998, có tới 5 Cơng ty cho th tài chính thuộc 4 Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập đó là:
- Ngày 20/03/1998, Cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập với vốn ban đầu 55 tỷ đồng.
- Ngày 27/10/1998, Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập với số vốn điều lệ khi thành lập là 55 tỷ đồng.
- Ngày 25/05/1998, Cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập với số vốn điều lệ khi thành lập là 55 tỷ đồng.
- Ngày 27/08/1998, có 02 Cơng ty cho thuê tài chính thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn được thành lập là Công ty cho thuê tài chính I Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với số vốn điều lệ là 65 tỷ đồng, Cơng ty cho th tài chính II Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với điều lệ là 55 tỷ đồng.
- Ngày 19/11/1999 Công ty cho thuê tài chính ANZ V-TRAC (ANZ V-TRAC) được thành lập, là cơng ty 100% vốn nước ngồi, vốn điều lệ khi thành lập là 05 triệu USD do Ngân hàng ANZ góp 95% và tập đồn V-TRACT góp 5%.
Sau đó 8 năm, từ năm 2006 đến năm 2008 mới xuất hiện thêm 04 cơng ty cho th tài chính mới, đặc biệt có sự xuất hiện của 02 Cơng ty cho thuê tài chính thuộc ngân hàng TMCP là ACB và Sacombank, cụ thể:
- Ngày 10/07/2006, Cơng ty Cho th tài chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (SCBL) đã chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng. - Công ty TNHH CTTC Quốc tế Chailease (Chailease) được thành lập vào ngày
09/10/2006 với số vốn ban đầu là 10 triệu USD.
- Cơng ty TNHH MTV Cho th tài chính Ngân hàng Châu (ACBL) được thành lập vào ngày 16/07/2007 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng.
- Ngày 19/03/2008, Công ty TNHH MTV CTTC Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) được thành lập với số vốn 200 tỷ đồng.
Đối với văn bản pháp luật quy định hoạt động cho thuê tài chính:
Sau gần bảy năm kể từ ngày thành lập Công ty Cho th tài chính đầu tiên thì vào ngày 02/05/2001, Chính phủ mới chính thức ban hành nghị định số 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính. Đến tháng 5/2005, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị đinh 65/2005 NĐ - CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2001 NĐ - CP về “Tổ chức và hoạt động của công ty CTTC”. Đến nay, hai nghị định này vẫn là hai văn bản pháp luật cao nhất là cơ sở để thành lập và hoạt động cho các công ty cho th tài chính ở Việt Nam. Ngồi 02 nghị định này cịn một số thơng tư hỗ trợ cho việc cho thuê bao gồm:
- Thông tư 05/2006/TT - NHNN (25/07/2006) hướng dẫn một số nội dung về hoạt động CTTC và dịch vụ ủy thác CTTC.
- Thông tư 07/2006/TT - NHNN (07/09/2006) hướng dẫn một số nội dung về hoạt động mua và cho thuê lại.
- Thông tư 08/2006/TT - NHNN (12/10/2006) hướng dẫn hoạt động CTTC hợp vốn của các công ty CTTC.
- Thông tư số 09/2006/TT - NHNN (23/10/2006) hướng dẫn hoạt động bán các khoản phải thu từ hợp đồng CTTC.
2.1.2. Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam
Như vậy tính đến thời điểm này có tổng cộng 13 Cơng ty cho th tài chính được cấp giấy phép và hoạt động tại Viêt Nam. Tuy nhiên theo báo cáo của Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam thì trong năm 2012, Ngân hàng nhà nước đã thu giấy phép hoạt động của Cơng ty cho th tài chính là ANZ/V-TRAC, Cơng ty cho th tài chính Kexim cũng đã ngừng hoạt động. Một số cơng ty cho th tài chính khác cũng đã lâm vào cảnh thu lỗ, nợ xấu cao, gần như khơng có khả năng thu hồi tài sản, và đứng trước nguy cơ phải cơ cấu lại, như Công ty Cho thuê tài chính II- Agribank, Cơng ty Cho th tài chính I- Agribank, Cơng ty TNHH một thành viên Cho thuê tài chính Vinashin….
Một trong những khó khăn lớn nhất của hoạt động cho thuê tài chính hiện tại là nguồn vốn hoạt động khá thấp, dao động 150-500 tỷ đồng. Hiện nguồn vốn hoạt động của các công ty cho thuê tài chính chủ yếu đi vay từ ngân hàng mẹ, trong khi đó tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động ở mức trên 100%. Thị phần hiện tại của dịch vụ này vẫn còn rất nhỏ, tổng dư nợ cho thuê tài chính tại TP. Hồ Chí Minh chỉ chiếm 3-4% tổng dư nợ trung, dài hạn trên tổng hoạt động của các tổ chức tín dụng. Ngồi ra, dư nợ trong hoạt động CTTC lại đang rơi vào những ngành nghề hiện đang gặp nhiều khó khăn như vận tải biển, đóng tàu….
Mặc dù vậy, khơng thể phủ nhận những đóng góp cho th tài chính đối với nền kinh tế khi tạo ra một kênh dẫn vốn trung và dài hạn mới, góp phần giảm sức ép, gánh