CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
2.5. Những hạn chế của Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP N goại thương
2.5.1. Những hạn chế
Mặc dù cho thuê tài chính đã phần nào cho thấy những lợi ích đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, hiện tại nghiệp vụ tín dụng này cũng đang tồn tại nhiều hạn chế, chưa phát triển tương xứng với những ưu thế vốn có do cịn nhiều bất cập. Cụ thể:
2.5.1.1. Hoạt động cho th tài chính vẫn cịn mới mẻ với các doanh nghiệp và công chúng
Hoạt động cho thuê tài chính đã xuất hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, hoạt động này đã xuất hiện với loại hình cơng ty cho th tài chính từ giữa những năm 1990. Sự ra đời và phát triển của các cơng ty cho th tài chính trong thời
gian qua đã phần giảm sức ép, giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng thương mại trong việc cung ứng vốn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên, đến nay sự hiểu biết của cơng chúng nói chung đối với hoạt động cho thuê tài chính vẫn cịn hạn chế. Các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới, tăng cường máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hầu hết đều suy nghĩ đến vay vốn ở các ngân hàng thương mại, thay vì họ tìm đến các công ty cho thuê tài chính. Các doanh nghiệp hầu như khơng biết đến sự tồn tại và hoạt động của công ty cho thuê tài chính cũng như khơng thấu hiểu rõ về lợi ích của hình thức tài trợ này. Đây là thực trạng đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chậm chạp phát triển của thị trường cho thuê tài chính ở nước ta và điều này cũng thể hiện sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, quảng cáo của các cơng ty cho th tài chính hiện nay.
2.5.1.2. Hình thức cho th và tài sản cho thuê còn hạn hẹp
Tại VCBL, tài sản cho thuê gắn với hoạt động kinh doanh của khách hàng. Do đó, khi khách hàng có nhu cầu đầu tư mới, các cán bộ khách hàng mới bắt đầu tìm hiểu sâu về tài sản thuê và cũng gặp khá nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật. Đến nay, VCBL vẫn chưa xác định được tài sản cho thuê chuyên sâu, có khả năng cạnh tranh mạnh so với các tổ chức tín dụng. Ngồi ra, theo quy định của Nghị định 16/CP thì tài sản cho th là máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các loại động sản khác. Như vậy, bất động sản không được coi là tài sản để cho thuê, mà nhu cầu thuê về loại tài sản này là rất lớn. Hiện tại, một số nước phát triển, đặt biệt ở Châu Âu phát triển khá mạnh sản phẩm này, chủ yếu tập trung vào mảng văn phòng và nhà xưởng.
Mặt khác, trên thị trường cho thuê tài chính hiện nay hầu như chỉ tồn tại hai hình thức thuê cơ bản là cho th thơng thường và lease back. Các hình thức cho th cịn lại hầu như khơng được áp dụng. Vừa qua, Ngân hàng nhà nước có cấp giấy phép cho Cơng ty VCBL thêm 02 hình thức tài trợ là cho thuê tài sản và cho vay bổ sung vốn lưu động đối với các doanh nghiệp cho thuê tài chính. Tuy nhiên, việc này rất khó thực
hiện trong giai đoạn hiện nay và vẫn chưa có văn bản cụ thể nào để hướng dẫn 02 hoạt động tín dụng trên.
2.5.1.3. Hạn chế về nguồn vốn
Nguồn vốn đầu vào chưa được đa dạng, giá trị còn khá thấp. Nguồn vốn chủ sở hữu hiện tại của Công ty chỉ mới đạt 500 tỷ đồng, trong khi đó, vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng thương mại tối thiểu đã là 3.000 tỷ đồng. Theo luật định vốn huy động ngồi nguồn vốn tự có các cơng ty cho thuê tài chính, được huy động vốn từ tiền gửi trên 1 năm, phát hành giấy tờ có giá và vay của các tổ chức tín dụng khác. Trên thực tế, việc phát hành giấy tờ có giá hiện nay cịn rất hạn chế chỉ được thực hiện ở các công ty cho thuê tài chính liên doanh, các hình thức mua hàng trả chậm từ nhà sản xuất, hợp tác đồng tài trợ hầu như khơng có. Do vậy, nguồn vốn huy động chủ yếu của VCBL là vay của ngân hàng mẹ.
Ngoải ra một yếu tố nữa làm ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động là việc bán và thu hồi tài sản đối với những khách hàng mất khả năng thanh tốn cịn chậm. Thời gian thực hiện việc thu hồi, bán đấu giá tài sản kéo dài, mà tài sản thì xuống cấp rất nhanh nên tiềm ẩn rủi ro cao, dễ mất vốn.
2.5.1.4. Lãi suất cho th tài chính cịn cao
Lãi suất cho th tài chính thường cao hơn lãi suất vay của thị trường cộng thêm 0,2% - 0,3%/ tháng. Bên cạnh đó, Cơng ty cịn bị hạn chế rất nhiều về vốn tự có cũng như khả năng huy động vốn so với các ngân hàng thương mại, vì vậy chi phí đầu vào thường cao hơn và rất khó cạnh tranh về lãi suất với ngân hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp th tài chính cịn phải chịu thêm nhiều chi phí, lệ phí và thuế khác, cụ thể là: chi phí kiểm định, đăng ký tài sản, công chứng hợp đồng do quy trình nghiệp vụ cần thiết phải có cơng ty giám định chất lượng và giá tài sản đối với trường hợp phải cho thuê tài sản đã qua sử dụng
2.5.1.5. Hạn chế về nhân sự
Nhân viên trong công ty chưa được đào tạo bài bản cho hình thức tín dụng đặc biệt này. Tuy đều tốt nghiệp đại học nhưng kỹ thuật nghề nghiệp cho th tài chính của họ cịn mơ hồ. Phương châm chung mọi người áp dụng là "cứ làm rồi quen", "người cũ kèm cặp, chỉ bảo người mới”. Ngoài ra, với những cán bộ giỏi, nhiều kinh ngiệm thì thường xun điều chuyển cơng tác sang những tổ chức khác do tính hấp dẫn của lĩnh vực cho thuê tài chính tại Việt Nam chưa cao. Do đó nhân sự ln trong tình trạng thiếu và yếu. Biến động nhân sự trong thời gian qua đã tạo ra những khó khăn trong việc đánh giá tồn diện các mặt rủi ro trong quá trình cho thuê, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động, đến kết quả của công tác đào tạo nhân sự tại công ty.
2.5.1.6. Chưa xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp
Hiện nay, VCBL chủ yếu mới chỉ thiết lập được mối quan hệ với các nhà cung cấp trong nước cho các tài sản có giá trị thấp như xe ô tô, máy in, sơmi romooc…, tuy nhiên chính sách hoa hồng cho các nhà cung cấp của công ty trong giai đoạn này chưa phù hợp nên khơng có nhiều hiệu quả. Riêng các doanh nghiệp lớn thì hầu như chỉ mua máy móc cơng nghệ cao nhập khẩu từ các quốc gia có nền cơng nghiệp phát triển thì Cơng ty vẫn chưa tạo lập được quan hệ hợp tác thường xuyên với các nhà cung cấp ở các nước này. Việc vay vốn từ nước ngoài, từ nguồn trả chậm tiền mua máy móc thiết bị để tài trợ cho các dự án th tài chính cịn chưa được quan tâm thực hiện.
2.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên
2.5.2.1. Mơi trường pháp lý chưa hồn thiện
Mặc dù đã triển khai nghị định số 16/CP và Thông tư 08/NHNN nhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thực thi một số tác nghiệp cho thuê tài chính. Các cơng ty cho thuê tài chính vẫn phải dựa vào các quy chế cho vay của ngân hàng để xử lý một số trường hợp như: trích dự phịng rủi ro (quyết định 488/2000/QĐ-NHNN ngày 27/11/2000 về trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro trong hoạt động) hoặc vấn đề giảm miễn lãi theo quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành
qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, vấn đề đồng tài trợ. Điều này khơng những gây khó khăn cho cơng ty cho th tài chính khi triển khai nghiệp vụ mà cịn giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước ở lĩnh vực này.
Nhà nước chưa chủ động phát huy vai trò của mình trong điều tiết và thúc đẩy thị trường cho thuê tài chính phát triển. Các chính sách khuyến khích của nhà nước đối với hoạt động của thị trường cho th tài chính nói chung và cơng ty cho th tài chính riêng chưa đủ sức hấp dẫn để lơi cuốn các doanh nghiệp tham gia thị trường này như: - Các doanh nghiệp sử dụng hoạt động cho th tài chính khơng được ưu đãi về
thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, khơng có ưu đãi về phí và lệ phí khi đăng kí đăng kiểm các loại vận tải đang hoạt động……. đã làm cho doanh nghiệp không muốn sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính mà tìm cách vay tiền ngân hàng, trong khi đó các ngân hàng lại khá hạn chế cho vay vốn trung và dài hạn.
- Ngân hàng thường nhận được các gói hỗ trợ lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu…trong khi cho thuê tài chính là những đối tượng trực tiếp đầu tư vào tài sản nâng cao hiệu quả hoạt động lại khơng được quan tâm đến.
2.5.2.2. Chi phí sử dụng vốn vẫn cịn cao
Mặc dù ngồi các Cơng ty CTTC đều có chức năng huy động vốn nhưng so với các sản phẩm của NHTM thì sản phẩm huy động vốn của VCBL quá đơn điệu. Cụ thể theo Quyết định số 1160/QĐ – NHNN, công ty CTTC không được huy động vốn ngắn hạn và khách hàng không được rút vốn trước thời hạn nếu thời gian gửi vốn chưa đủ 12 tháng và việc dùng khoản tiền gửi này để cầm cố tại các NHTM là không hề đơn giản. Mặt khác, khách hàng các nhân chưa có thói quen gửi vốn vào tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Vì thế, việc huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi của nền kinh tế đối với Công ty VCBL là khá thấp.
Để có vốn, VCBL phải vay từ ngân hàng mẹ và các chủ thể khác. Do đó, muốn đảm bảo được lợi nhuận, Công ty phải xây dựng lãi suất cho thuê cao hơn lãi suất đầu
vào một biên độ nhất định. Ngoài ra, bên thuê còn phải nộp một khoản tiền ký quỹ cùng với các chi phí liên quan như tiền bảo hiểm, giá chọn mua…. Chính điều đó đã làm cho chi phí đi thuê thường cao hơn lãi suất vay từ các NHTM. Đây là một điểm yếu của Công ty so với các TCTD cung cấp vốn khác.
2.5.2.3. Chưa chú trọng đẩy mạnh hoạt động maketing
Sự thiếu quảng bá của loại hình cho thuê tài chính đối với cơng chúng và các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chậm chạp của loại hình dịch vụ tài trợ vốn này. Các nhà đầu tư, dân chúng chưa được biết đến hình thức cho thuê tài chính một cách rộng rãi như là một kênh huy động vốn và tín dụng ngân hàng truyền thống khác. Cơng tác tiếp thị, quảng cáo tại VCBL chủ yếu tự phát manh mún, chưa đưa ra một định hướng chiến lược phát triển dài hạn và hướng tiếp cận với các dự án lớn, hiệu quả. Do đó, khi có nhu cầu đổi mới, tăng cường máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều phải sử dụng nguồn vốn tự có, hoặc chủ yếu vay ngân hàng, vay vốn từ thị trường tự do với lãi suất cao để tự mua sắm hoặc mua trả chậm.
Mặc dù giai đoạn gần đây, VCBL cũng đã tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng, xâm nhập thị trường để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Nhân viên tín dụng cũng đẩy mạnh làm cơng tác quảng cáo, tìm hiểu thị trường và phát triển khách hàng tốt nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Thực tế hiện nay việc tuyên truyền quảng cáo chỉ dừng lại ở mức đăng thông tin trên webside, tạo mối quan hệ với các Chi nhánh Vietcombank để quảng bá dịch vụ, tuy nhiên vẫn khơng có sản phẩm liên kết nào giữa VCBL với các sản phẩm của Vietcombank và rõ ràng là với cách thức như vậy các chi nhánh sẽ khơng nhiệt tình quảng cáo cho VCBL vì thực tế khơng được hưởng lợi ích gì từ hoạt động này.
2.5.2.4. Nền kinh tế vẫn cịn trong giai đoạn hậu khủng hoảng
Một lý do nữa không thể không nhắc đến trong giai đoạn hiện nay là nền kinh tế vẫn cịn khó khăn, đang trên đà hồi phục nhưng khá chậm, theo thống kê trong năm 2011-2012 có hơn 300.000 doanh nghiệp bị phá sản, các doanh nghiệp cịn lại thì năng lực tài chính khá yếu chỉ hoạt động cầm chừng chứ hầu như khơng mở rộng. Trong khi các doanh nghiệp mạnh, có tiềm lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh cao thì hoặc khơng vay hoặc cũng là đối tượng cho các ngân hàng cạnh tranh, mặc dù nhu cầu đầu tư là máy móc thiết bị. Nguyên nhân là do tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng giai đoạn này vẫn khá thấp (chỉ đạt khoảng 7%), do đó, ngân hàng sẽ chào những mức giá cạnh tranh mạnh để lôi kéo với doanh nghiệp tốt với lãi suất ưu đãi, không cần tài sản thế chấp. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng khách hàng tiềm năng của các cơng ty cho th tài chính, thậm chi cả những khách hàng tốt đang có dư nợ tại Cơng ty.
KẾT LUẬ N CHƯ ƠN G 2
Chương 2 đã tập trung phân tích tình hình hoạt động của Cơng ty CTTC Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong khoảng thời gian 2009 – 2012. Mặc dù đã có những thành tựu về lợi nhuận, dư nợ, khách hàng, kiểm sốt nợ có vấn đề…, tuy nhiên sự phát triển của VCBL trong thời gian vừa qua vẫn chưa tương xứng được với tiềm năng hiện có. Qua đó, luận văn cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của Công ty nhằm đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho thuê tài chính của VCBL trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO TH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY TNHH MTV CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Tiềm năng phát triển của thị trường cho thuê tài chính Việt Nam
3.1.1. Điều kiện thị trường
Hiện tại hoạt động kinh doanh chung hiện nay trên toàn thế giới đang trên đà phục hồi. Mặc dù các quốc gia vẫn cịn thực hiện chính sách thắt chặt tài chính và kiểm sốt nợ cơng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển đã có những bước khởi sắc (Mỹ: 2%, Châu Âu: 1%).
Trong nửa đầu năm 2013, châu là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan nhất trong bức tranh kinh tế toàn cầu, với tốc độ trưởng mạnh của kinh tế Trung Quốc và sự vững vàng của các nền kinh tế Đông Nam . Theo WB, các nước đang phát triển sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình 5,1% trong năm này. Tốc độ tăng trưởng nổi bật nhất trong khu vực lần lượt là Trung Quốc 7,7%, Ấn Độ 5,7%.
Kinh tế Việt Nam cũng có những biến chuyển thuận lợi trong năm 2013 so với giai
đoạn trước đó, lạm phát duy trì ở mức 01 con số và lãi suất cho vay bắt đầu giảm bằng thơng qua chính sách tiền tệ thắt chặt. Theo dự báo của tổ chức Ernst&Young (EY), nền
kinh tế Việt Nam bắt đầu phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%/năm trong các năm tới. Với diễn biến tích cực của tình hình nền kinh tế Việt Nam thì thị trường tài chính cũng sẽ có được những điều kiện thuận lợi để phát triển, trong đó có thị trường cho th tài chính khi mà nhu cầu ngày càng tăng về đầu tư và trang bị máy móc thiết bị.
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới trong những năm tới, áp lực cạnh tranh và tốc độ phát triển khoa học công nghệ sẽ buộc các doanh