Sơ đồ phân tích khả năng thích ứng

Một phần của tài liệu Khả năng thích ứng của hộ gia đình đối phó với tình trạng ngập nước tại TP hồ chí minh (Trang 25 - 31)

Các bước phân tích khả năng thích ứng:

* Bước 1: Đánh giá tác động

Để ước tính các tác động, hộ gia đình được yêu cầu báo cáo mức độ của thiệt hại kinh tế do bão Pakhar như thiệt hại tài sản và tổn thất thu nhập (do thua lỗ ngày làm việc) đối với các hộ gia đình trong khu vực đơ thị, và tổn thất sản xuất đối với các hộ gia đình trong khu vực nơng nghiệp (nơng thơn).

* Bước 2: Đánh giá thích ứng

Các thiệt hại của các hộ gia đình khơng chỉ phụ thuộc vào nguy cơ có bão mà cịn phụ thuộc khả năng thích ứng của họ. Trong khi cộng đồng bị ảnh hưởng do bão, những người đầu tư bảo vệ sẽ có tổn thất thấp hơn so với những người không đầu tư.

Để biết được hộ gia đình thích ứng như thế nào, phải xem xét cách thích ứng trong quá khứ gọi là "sự thích nghi quá khứ", và xác định một tập hợp các khả năng thích ứng cho các hộ gia đình và cộng đồng. Thơng tin chính u cầu cần có là: sự sẵn có của các lựa chọn thích ứng; các chi phí của các biện pháp ứng phó. Để đánh giá khả năng thích ứng cần xác định một tập hợp các khả năng thích ứng và những rào cản thích ứng khiến các hộ gia đình áp dụng các tùy chọn như vậy.

Đầu tiên, lựa chọn thích ứng trong quá khứ đã được xác định. Tất cả các tùy chọn đã được phân loại theo loại. Ngồi ra, chi phí của từng cách thích ứng được áp dụng bởi các hộ gia đình đã được ước tính. Hộ gia đình được hỏi họ đã chi tiêu bao nhiêu cho cách thích ứng theo thời gian.

+ Khả năng thích ứng

Các cuộc phỏng vấn với những người cung cấp thơng tin quan trọng và thảo luận nhóm tập trung với các hộ gia đình được bố trí để thu thập dữ liệu để phát triển một tập hợp các lựa chọn thích ứng có thể có hoặc thích hợp. Một số khả năng thích ứng được lập bởi một chuyên gia và đề nghị các hộ gia đình trả lời hành động mà họ nhớ là đã áp dụng.

* Bước 3: Đánh giá khoảng cách thích ứng

Sau khi tiến hành đánh giá về sự thích nghi trong quá khứ và khả năng thích ứng, khoảng cách thích ứng được xác định theo loại, cấp, và thời gian đáp ứng, cụ thể:

1. Loại thích ứng: đề cập đến những gì mới thích ứng với các biện pháp hộ gia đình muốn áp dụng, nhưng khơng thực hiện trong quá khứ do những rào cản cụ thể được xác định bởi các hộ gia đình.

2. Mức độ thích nghi: Đơi khi, các loại của sự thích nghi có thể đã thích hợp nhưng có thể khơng được đầy đủ mức độ thông qua, do đó, tác động của lũ lụt đã được chỉ bù đắp một phần.

3. Thời điểm thích ứng: Mặc dù mức độ thích ứng có thể có được đầy đủ, thời gian thích ứng đáng kể như hành động có thể được thực hiện quá sớm hoặc quá muộn. Kết quả của các lỗi như vậy có thể dẫn đến chi phí bổ sung (Hanemann 2008). Những trở ngại để thích ứng kịp thời bao gồm sự thiếu nhận thức về sự cần thiết phải hành động hoặc một lợi ích từ hành động (Hanemann 2008).

2.3. Những nghiên cứu về khả năng thích ứng với ngập lụt

Lý thuyết khả năng thích ứng kết hợp với nhận thức rủi ro được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khả năng thích ứng với biến đổi khi hậu. Linda M. Peñalba và cộng sự (2006) nghiên cứu khả năng thích ứng của các hộ gia đình, tổ chức cộng đồng và tổ

chức cho sự kiện khí hậu cực đoan ở Philippines 10 đã xác định chi phí thiệt hại về nhà cửa cao nhất tại các khu vực ven biển, trong khi sản xuất nông nghiệp chịu đựng nhiều nhất ở vùng đồng bằng. Chiến lược thích ứng của các hộ gia đình để đối phó với cơn bão Milenyo chủ yếu là việc gia cố nhà cửa và tài sản hộ gia đình cũng như các hành vi như đảm bảo thực phẩm, nước và một số vật dụng khác mà hộ gia đình cần bao gồm cả các tàu thuyền và vật nuôi. Một số hành động tập thể đã diễn ra trong cộng đồng đặc biệt là sau khi cơn bão đi qua, hoạt động cứu trợ đã được phát huy. Một số hộ gia đình khơng thể có một số lựa chọn thích ứng có thể vì lý do tài chính, có một số người khơng sẵn sàng để áp dụng chiến lược khuyến cáo của các chuyên gia như di chuyển đến một nơi an tồn thích hợp.

Trong các nghiên cứu về nhận thức rủi ro, nghiên cứu rủi ro về ngập lụt được quan tâm nhiều nhất. Vì nguy cơ lũ lụt 11 là phổ biến nhất và phá hoại nhất trong tất cả các thảm họa thiên nhiên. Trong nhiều thập kỷ, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để làm giảm thiệt hại lũ lụt. Cũng như trong các lĩnh vực rủi ro khác, các nghiên cứu về nhận thức rủi ro và truyền thông nguy cơ đối với vấn đề lũ lụt ngày càng được quan tâm.

Nguy cơ lũ lụt là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nền kinh tế và đời sống xã hội. Mỗi năm, lũ lụt làm tổn thương khoảng 20.000 người và ảnh hưởng xấu đến ít nhất 20 triệu người trên tồn thế giới, ngun nhân chủ yếu là vì mất nhà, khơng có chỗ ở từ sau những cơn lũ (Smith K, 2009). Các nghiên cứu gần đây của tạp chí Biến đổi Khí hậu Thế giới 2007 đã chỉ ra rằng từ các mối nguy hiểm lũ lụt sẽ gia tăng trong những năm tới. Tiên lượng này chủ yếu dựa trên các tác động dự đoán của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ở nhiều nước, tổn thương do lũ lụt dự kiến cũng sẽ tăng do hậu quả của tăng dân số và mở rộng không gian. Trên thế giới, nguy cơ lũ lụt mong đợi và quyết định đối mặt với những thách thức tìm kiếm các kỹ thuật và thước đo hiệu quả đối phó với những mối nguy hiểm. Để đánh giá tác động tiêu cực về mối nguy hiểm lũ lụt, các chuyên gia đã từng bước nghiên cứu tác động của những rủi ro với cách tiếp cận tập trung vào xác suất của các sự kiện và tầm quan trọng của hậu quả để lại. (Merz B. và cộng sự , 2010). Trong khi kỹ thuật tiến gần với phương pháp tiếp cận mục tiêu để đánh giá rủi ro, một nhóm lớn các nhà nghiên cứu đã tập trung vào đánh giá các khía cạnh của nguy cơ lũ lụt, trong đó

10 http://www.eepsea.net/index.php?option=com_k2&view=item&id=390:adaptive-capacity-of-households-

community-organizations-and-institutions-for-extreme-climate-events-in-the-philippines&Itemid=192

11 Perception and Communication of Flood risks: A Systematic review of Empirical reseach, Wim Kellens et al, 2012

có việc xác định nhận thức rủi ro của người dân (RP). Một số nhà nghiên cứu nhận ra rằng nhận thức rủi ro lũ lụt phải chuyển phương pháp tiếp cận mục tiêu là chủ yếu đến phương pháp tiếp cận tích hợp từ các khía cạnh xã hội như chuẩn bị thích ứng và các phương pháp đối phó với lũ. Như vậy, cần phải tích hợp kiến thức nằm trong các biện pháp để ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý rủi ro như lĩnh vực nghiên cứu mới. Vấn đề nhận thức rủi ro đang trở thành một biện pháp cần thiết để đáp ứng những nhu cầu này.

D.Harwitasari và cộng sự (2011) cho rằng hầu hết ngập lụt xảy ra ở vùng ven biển, theo chu kỳ thủy triều của trái đất có liên quan đến sự hình thành trầm tích đáy biển. Trong nhiều thời kỳ lịch sử, con người chỉ ở những khu vực không ngập hoặc ngập lụt rút nhanh. Tuy nhiên, khi dân số bùng nổ, đơ thị hóa và những vùng đất cao đã khơng cịn chổ ở phải lan xuống vùng thấp dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Theo Doornkamps (1998) nhiều vùng ngập lụt ở những vùng thấp ven biển là do sự kết hợp giữa những cơn thủy triều cao và dòng chảy của những con sông. Marfai (2004) định nghĩa “ngập do thủy triều” là “ngập ở ven biển khi thủy triều dâng cao”. Marfai và King (2007 a, b) cho rằng ngập do thủy triều là sự kết hợp giữa thủy triều dâng cao, cơn sóng và mực nước biển tăng nhanh. Yếu tố cuối cùng, khi có biến đổi khí hậu làm gia tăng nhanh chóng việc ngập do thủy triều lập tức.

Báo cáo mới nhất của World bank12 dự đoán năm 2050 trái đất ấm lên 2oC, mực nước biển tăng thêm 50 cm thì Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Bangkok, Jakarta, Manila và Yangon là những thành phố được dự đốn sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất vì hậu quả tàn phá nặng nề hơn, làm cho những cánh đồng bị ngập lụt trong thời gian dài hơn, và những vùng châu thổ ngập nước với những cánh đồng và nguồn nước uống bị xâm mặn.

Một lý do quan trọng làm tăng nguy cơ ngập lụt ở nhiều vùng ven biển là do đất lún (Syvitski và cộng sự, 2009). Theo Sutanta và cộng sự (2005), đất lún xảy ra khi độ cao của đất thấp hơn vị trí trước đó, điều này có liên quan đến hệ thống độ cao của vùng. Điểm cơ bản liên quan đến việc thiếu bồi đắp lớp đất trầm tích thường xuyên ảnh hưởng đến việc bảo vệ nhà cửa cơng trình trước sức mạnh của nước. Xa hơn nữa, việc khai thác

12 http://www.greenpeace.org/seasia/Press-Centre/Press-Releases/New-World-Bank-climate-change-report-should- spur-SEA-and-world- leaders-into-action-Greenpeace/ http://www- wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2013/06/14/000445729_20130614145941/Rendered/PDF/784240WP0Full00D0CONF0to0Ju ne19090L.pdf 29

hệ thống nước ngầm ở những loại đất khác nhau - con người khai thác quá mức, là nguyên nhân chính thúc đẩy gây nên sụt đất.

D.Harwitasari và cộng sự (2011)13 cho rằng đất lún là nguyên nhân chính bởi sự mất đi của tài nguyên nước, việc xây dựng quá mức và q trình cơng nghiệp hóa ảnh hưởng đến cải tạo đất (Domkamp, 1998)

Trong một nghiên cứu Nicholls (2002) đưa ra 4 hành động để làm giảm tác động của việc ngập lụt ở vùng ven biển đó là:

1. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu bằng cách làm giảm hiệu ứng nhà kính.

2. Tránh xa nguy cơ để làm giảm bớt tính tổn thương.

3. Nâng cao kỹ năng chống lại ngập lụt.

4. Kiểm soát sự gia tăng những nơi nguy hiểm bằng cách khuyến khích mở rộng dân số ở vùng ven biển khác để tránh vùng ven biển bị ngập.

Klein và cộng sự, (2001) cho rằng một nghiên cứu ở vùng đơ thị, chính quyền địa phương thường kiểm sốt hành động 2 và 3, đó là thước đo khả năng thích ứng. Họ cần những dữ liệu kỹ thuật và phi kỹ thuật.

Trong q trình biến đổi khí hậu, việc thích nghi là một quá trình mà mỗi cá nhân và cộng đồng cần làm để giảm tổn thương hoặc gia tăng khả năng phục hồi – việc này thường được quan sát và mong đợi thay đổi trong q trình biến đổi khí hậu (Mc Cathy và cộng sự, 2001; Adger và cộng sự, 2007). Theo kết luận ban đầu của tạp chí Khoa học mơi trường (2007), Munasingle và Swart (2005) nhìn nhận khả năng thích nghi như là hệ thống cần thiết xuyên suốt phạm vi, mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, làm giảm nhẹ hậu quả. Smit và Pilifosofa, 2001 nhấn mạnh rằng hệ thống thích nghi của con người chống lại biến đổi khí hậu có thể thúc đẩy cả sự quan tâm của cá nhân và cộng đồng. Theo đó, khuynh hướng thích nghi trở thành một q trình, suy nghĩ nhiều yếu tố nguy cơ hoặc nhấn mạnh nhiều hơn những thước đo đặc biệt đối với biến đổi khí hậu.

13 Climate change adaptation in practice: people's responses to tidal flooding in Semarang, Indonesia, D. Harwitasari, J.A. van Ast

Thước đo khả năng thích nghi có thể được tạo ra theo sự tác động của sự kiện xảy ra, và chúng có thể tiên phong, là điều kiện thực hiện để giảm nguy cơ và tổn thương của thiên tai trong tương lai (Smith và Pilifosofa, 2001). Khả năng thích nghi có thể chia thành thích nghi tự quản và thích nghi có kế hoạch. Việc tự động thích nghi có liên hệ đến hành động khơng quản lý, khơng có sự can thiệp của chính phủ, trong khi đó thích nghi có kế hoạch giống như thích nghi một phần trong biến đổi khí hậu trong hệ thống của chính phủ (Munasingle và Swart, 2005). Việc tự thích nghi thường là chủ động. Thước đo của việc thích nghi có kế hoạch thường bắt nguồn từ khu vực tư nhân, hầu như diễn ra ở thị trường và thay đổi phúc lợi.

Theo Pittock và Jones 2000, kế hoạch thích nghi bao gồm thước đo phi vật chất như: ghi chép, trao đổi, huấn luyện và nâng cao nhận thức để có hành động thực tiễn, Hành động đó là một phần của chính sách quan trọng mà cộng đồng hoặc chính phủ thường xuyên cải thiện. Về thích nghi vật chất, Munasinghe và Swart 2005 nhìn nhận được 3 hệ thống ảnh hưởng đến nơi ở con người:

1. Sự bảo vệ vùng đất của mình từ ảnh hưởng của biển bởi hệ thống cấu trúc như đập ngăn nước và mua thực phẩm.

2. Sự thích nghi với sự gia tăng mực nước như gia cố nhà ở và gia tăng sự chịu đựng nhà cửa với ngập lụt.

3. Hành động cuối cùng: loại bỏ những nguy hiểm từ vùng bờ biển.

Câu hỏi Thƣớc đo thích ứng

Thích ứng với ngập lụt như thế nào?

Xây đập ngăn nước, chủ động phòng tránh.

Tự bỏ tiền, tiên phong thực hiện.

Bắt đầu từ đâu? Cá nhân, cộng đồng Chính phủ, kế hoạch.

Hành động nào? Ý thức thực hiện, vật chất; bảo

vệ, thích nghi; loại bỏ nguy hiểm.

Chính sách; phi vật chất: Ghi chép, trao đổi, huấn luyện và tăng nhận thức.

Một phần của tài liệu Khả năng thích ứng của hộ gia đình đối phó với tình trạng ngập nước tại TP hồ chí minh (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w