PHƢƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Ứng dụng cơ sở lý thuyết đã nêu ở chương 2, trong chương này trình bày phương pháp và mơ hình nghiên cứu khả năng thích ứng của hộ dân đối phó với tình hình ngập nước tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng cách trình bày thực trạng đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng như thế nào đến TPHCM. Xác định thực trạng, nguyên nhân của việc ngập nước, những ảnh hưởng của việc ngập nước đến Thành phố. Qua đó, nêu lên khung phân tích với những rủi ro do ngập nước mang đến, hình thành sơ đồ phân tích, bảng câu hỏi, cách thức lấy số liệu, lựa chọn biến nghiên cứu và mơ hình kinh tế lượng để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của dân trong việc áp dụng các giải pháp thích ứng.
3.1. Tình hình ngập nƣớc tại Thành phố Hồ Chí Minh 15 3.1.1.Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095 km2, dân số: 7.791.789 người (số liệu Cục thống kê TPHCM tháng 7 năm 2013), tuy nhiên nếu tính những người cư trú khơng đăng ký thì dân số thực tế của Thành phố vượt trên 10 triệu người; chiếm 0,6% diện tích so với cả nước, có 24 quận huyện; nằm trong tọa độ địa lý khoảng 100 10' – 100 38' vĩ độ Bắc và 1060 22' – 1060 54' kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang; cách thủ đô Hà Nội gần 1.730 km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế.
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu thốnghệ sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sơng ngịi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sơng khác, có lưu vực lớn, khoảng
15 Báo cáo kinh nghiệm ứng phó triều cường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – Ban chỉ huy phịng chống lụt bão TPHCM
45.1 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Th ủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sơng Sài Gịn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gịn nối thơng ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sơng Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sơng Đồng Nai và Sài Gịn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Sồi Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gịn. Ngồi các con sơng chính, Thành phố Hồ Chí Minh cịn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Bến Nghé, Lò G
ốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
3.1.2. Kinh tế - xã hội
- Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước và có mức đóng góp đạt 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ.
- Thành phố cũng là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật Đầu tư được ban hành thì số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngồi trên cả nước.
- Thành phố ln chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng. Đồng thời, là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu tồn quốc.
- Với vai trị đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố luôn tập trung phát triển các
ngành kinh tế chủ lực, là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành cơng nghệ cao, hóa chất, bưu chính viễn thơng, thị trường vốn và dịch vụ tài chính …, thành phố sẽ là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên Á, đường Đông Tây … sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ, xứng đáng là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Nam Bộ và cả nước theo chiến lược cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
3.1.3 Vấn đề biến đổi khí hậu 16 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Stern.N. (2006) cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 10 thành phố hàng đầu trên thế giới bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu. Thành phố cũng xếp thứ 5 về số dân có thể bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu năm 2070. Vấn đề biến đổi khí hậu có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển kinh tế xã hội của TPHCM và cả nước.
Nhiệt độ trung bình của TPHCM là 26oC-27oC, các tháng nóng nhất và lạnh nhất trong năm chỉ chênh nhau 4oC-5oC. Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình hàng năm đã tăng với tốc độ gần gấp đôi so với vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việc gia tăng nhiệt độ trùng với q trình đơ thị hóa tăng tốc. Trong vịng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm trong mùa mưa đã tăng 2oC. Với biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình năm dự kiến tăng 1,4oC trong giai đoạn nền. Dự báo này chưa tính tới những ảnh hưởng địa phương như Hiệu ứng đảo nhiệt đơ thị, có thể đã đóng góp quan trọng cho sự nóng lên trong thực tế và sẽ gia tăng thêm cường độ khi q trình đơ thị hóa tiếp tục diễn ra.
Theo ADB (2010), TPHCM bị ảnh hưởng bởi khoảng 10% tất cả cơn bão vào Việt Nam. Thiệt hại từ những thảm họa tự nhiên trong 10 năm qua ước tính khoảng 202 tỷ đồng (khoảng 12,6 triệu đô la). ADB cũng dự báo nhiệt độ mặt nước sẽ tăng lên ở Biển Đông sẽ làm gia tăng cường độ bão xảy ra gần TPHCM hơn.
Tuy nhiên, TPHCM cũng gánh chịu những đợt hạn thường xuyên, thường trong tháng 3, tháng 4. Trong 10 năm qua, đã xảy ra những mùa khô cực đoan trong những năm 1993, 1998 và 2002. Hạn mùa khơ tính đến năm 2050 trong kịch bản phát thải thấp
16 Báo cáo “Thành phố Hồ Chí Minh với biến đổi khí hậu” ADP (2010) 36
có thể tăng tần suất 10% nhưng đối với kịch bản phát thải cao sẽ không thay đổi nhiều về tần suất.
3.1.4. Vấn đề ngập nƣớc tại thành phố Hồ Chí Minh
ABD đã khảo sát tình hình ngập nước năm 2009 và dự báo năm 2050 như sau:
Các khu vực bị ảnh hƣởng 200 9 205 0 Ngập thƣờng xuyên Ngập cực đoan Ngập thƣờng xuyên Ngập cực đoan Số Phường bị ảnh hưởng (Tổng: 322) 154 235 177 235
Diện tích TPHCM bị ảnh hưởng (ha) 108.309 135.526 123.152 141.885
% Diện tích TPHCM bị ảnh hưởng 54% 68% 61% 71%
Bảng 3.1 Số liệu tình hình ngập nƣớc năm 2009 và dự báo 2050 (Nguồn: ADB)
Trong số 322 phường (xã) thuộc TPHCM, có 154 bị ngập thường xuyên (47,8%), chiếm vùng rộng khoảng 110.000 ha (54% diện tích TPHCM), ảnh hưởng khoảng gần 1 triệu dân (12% dân số) TPHCM. ADB cũng đã xác định mưa đầu nguồn khơng phải là ngun chính dẫn đến ngập nước vì lưu vực TPHCM được quản lý rất chặt.
Bản đồ 3.2. Bản đồ các khu vực TPHCM bị ảnh hƣởng do ngập lụt
(Nguồn: ADB)
Qua bản đồ 3.2 ta nhận thấy khu vực Trung tâm, nội thành Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập do mưa; các vùng ven, ngoại thành bị ngập do triều cường; chỉ có 1 vài điểm bị ảnh hưởng bởi triều cường và mưa, nằm ở khu vực ven sông, ven kênh rạnh như quận 6, Thủ Đức.
a. Nguyên nhân khách quan
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết thành phố là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai
mùa mưa – mùa khơ rõ rệt làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các sông, rạch thành phố đều chịu ảnh hưởng dao động bán nhật triều của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều xâm nhập sâu vào các kênh, rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nơng nghiệp và hạn chế việc tiêu thốt nước ở khu vực nội thành. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10, tháng 11, tháng 12, thấp nhất là tháng 6, tháng 7. Địa hình tự nhiên của thành phố tương đối thấp, nhiều khu
vực cao độ chỉ ≤ 1m.
Trong những năm qua, tình hình thời tiết, thiên tai trên địa bàn thành phố diễn biến rất phức tạp, khó lường và cực đoan do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tần suất xuất hiện những trận mưa có vũ lượng lớn trên 100 mm nhiều hơn, tập trung trong thời gian ngắn và phân bố không đều theo thời gian, không gian; riêng bão, áp thấp nhiệt đới ngày càng có xu thế ảnh hưởng đến Nam Bộ, bão mạnh và có đường đi phức tạp đã gây mưa lớn, ngập úng cho thành phố, trong đó cơn bão số 1 – Pakhar xuất hiện ngày 01 tháng 4 năm 2012, sau khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đã đổ bộ trực tiếp vào địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (kể cả nội thành) đã gây thiệt hại trên địa bàn 24 quận – huyện. Việc xuất hiện áp thấp nhiệt đới và bão ảnh hưởng đến khu vực phía Nam vào thời điểm tháng 2, tháng 3 là một hiện tượng thời tiết, thiên tai khá bất thường.
Đỉnh triều trên sơng Sài Gịn luôn đạt kỷ lục năm sau cao hơn năm trước: mực nước đỉnh triều tại trạm Phú An (sơng Sài Gịn) từ 1999 đến nay ln dao động từ 1,40 m đến 1,60 m; đặc biệt, trong 5 năm trở lại đây đỉnh triều luôn vượt mức báo động cấp III, cụ thể:
- Năm 2008 đỉnh triều cao 1,55 m; - Năm 2009 đỉnh triều cao 1,56 m; - Năm 2010 đỉnh triều cao 1,55m; - Năm 2011 đỉnh triều cao 1,59 m;
- Tháng 10 và tháng 12 năm 2012 đỉnh triều cường đã đạt 1,62m.
Ngoài ra, tổ hợp bất lợi đã xảy ra khi triều cường trên sơng Sài Gịn dâng cao kết hợp với mưa lớn và xả lũ của các hồ chứa thượng nguồn; điển hình, vào tháng 11 năm 2008 tổ hợp bất lợi đã xảy ra khi triều cường xuất hiện vào thời điểm bão di chuyển vào
đất liền và đổ bộ vào khu vực Nam Trung Bộ, gió mùa Đơng Bắc mạnh, kéo dài làm mực nước biển dâng cao, mưa lớn ở thượng nguồn, hồ Dầu Tiếng đã phải xả lũ với lưu lượng là 400 m3/s (trong 02 giờ) gây ngập úng một số khu vực ven sơng Sài Gịn của thành phố Hồ Chí Minh.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Tốc độ phát triển kinh tế nhanh đồng hành với do q trình đơ thị hóa q nhanh,
việc xây dựng cơ sở hạ tầng không kịp đáp ứng, làm ảnh hưởng lớn đến việc thoát nước gây ngập lụt.
- Các tuyến bờ bao nội đồng với quy mơ và cao trình khơng đồng bộ trên tồn tuyến ở từng khu vực, qua thời gian sử dụng đã bị xói mịn và lún tự nhiên nên chưa phát huy hiệu quả của toàn hệ thống;
- Việc quy hoạch các khu du lịch - sinh thái, khu dân cư ven sông, rạch tại một số quận - huyện chậm triển khai dẫn đến tình trạng các tuyến bờ bao tại nhiều dự án, khu quy hoạch không được quan tâm gia cố nên đã xảy ra bể bờ bao (phường 28 - quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức…);
- Một số dự án tiêu thoát nước, các đơn vị thi công thiếu trách nhiệm trong việc tổ chức biện pháp thi công gây cản trở, tắc nghẽn đường tiêu thoát nước tự nhiên, san lấp cống thốt nước, khơng đấu nối với hệ thống thoát nước hiện hữu...
- Hiện nay, việc tiếp cận khoa học công nghệ trong quản lý vận hành, đầu tư trang thiết bị theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cịn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác quản lý, khai thác và vận hành cơng trình nên hiệu quả chưa cao;
- Tình trạng khai thác khoáng sản cát, sỏi, nước ngầm… trong nhiều năm qua chưa được kiểm soát chặt chẽ đã gây sụp lún đất một số nơi.
- Tình trạng san lấp, lấn chiếm trái phép, xả rác xuống sông, kênh, rạch gây tắc nghẽn dịng chảy ảnh hưởng đến tiêu thốt nước, tạo mực nước dâng cục bộ vẫn chưa được ngăn chặn một cách hiệu quả.
- Một số dự án thốt nước, xóa, giảm ngập, cơng trình thủy lợi, phịng chống lụt bão thi công chưa đạt tiến độ đề ra do gặp khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường, giải tỏa mặt bằng; nhiều dự án nạo vét kênh, rạch quy mô lớn chưa thể triển khai do vướng nhà dân lấn chiếm, thủ tục đền bù giải tỏa dẫn đến tiến độ đầu tư kéo dài.
Việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong cơng tác xóa, giảm ngập và ngăn chặn phát sinh các điểm ngập mới trên địa bàn thành phố có lúc, có nơi chưa được đồng bộ do những hạn chế về nguồn lực, kinh phí.
- Hiện nay, trên địa bàn thành phố vẫn cịn nhiều tuyến kênh, rạch bị bồi lắng chưa được nạo vét, một số tuyến bờ bao yếu, nhỏ, xuống cấp, chân bờ bao sát bờ rạch, cao trình thấp và nhiều khu đất bỏ hoang chưa được gia cố, nâng cấp nên có nguy cơ sạt lở, tràn bờ bao, bể bờ bao khi triều cường dâng cao, nhất là các địa phương như huyện Hóc Mơn, huyện Củ Chi, quận 12, quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức.
- Công tác dự báo về diễn biến triều cường, bão, áp thấp nhiệt đới còn chưa sát hợp với thực tế, điều này ảnh hưởng đến cơng tác chuẩn bị phịng, chống và ứng phó của thành phố.
3.2 Rủi ro do ảnh hƣởng ngập nƣớc
3.2.1.Thiệt hại do triều cƣờng gây ra trên địa bàn thành phố
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đỉnh triều trên sông Sài Gịn ln đạt kỷ lục năm sau cao hơn năm trước; trong 5 năm trở lại đây đỉnh triều luôn vượt mức báo động cấp III và gây thiệt hại đáng kể, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống