Bài học từ cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ

Một phần của tài liệu Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33)

Thứ nhất, các ngân hàng phải áp đặt quy định chặt chẽ hơn trong hoạt động cho vay cầm cố, đặc biệt là hoạt đồng cầm cố dưới chuẩn bằng các quy định cụ thể, cơ chế giám sát…

Thứ hai, khơng có khái niệm ngân hàng “q lớn để thất bại” nếu ngân hàng đó vi phạm các tiêu chuẩn về an toàn trong hoạt động, cho vay dưới chuẩn và không được sự quản lý và giám sát.

Thứ ba, tránh mâu thuẩn lợi ích khi kết quả xếp hạng của tổ chức đánh giá tín dụng được bán cho tổ chức phát hành chứng khoán.

Thứ tư, các hợp đồng phái sinh phải đảm bảo tính minh bạch, tránh thông tin bất cân xứng và biên lợi nhuận đủ an tồn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Cấp tín dụng là một vấn đề sống cịn của các ngân hàng thương mại, vì thế hiệu quả tăng trưởng tín dụng cũng như việc đảm bảo an tồn tín dụng là một việc cực kỳ quan trọng. Chương này giới thiệu một cách khái quát lý luận về rủi ro tín dụng và đảm bảo tín dụng trong hoạt động ngân hàng, nguyên nhân gây mất an tồn tín dụng, tiêu chuẩn đảm bảo an tồn tín dụng theo Basel. Giới thiệu tóm tắt cuộc khủng hoảng ngân hàng và bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN TỒN TÍN DỤNG CỦA NHTM VIỆT NAM 2.1 ĐẢM BẢO AN TỒN TÍN DỤNG THEO CÁC TIÊU CHUẨN CỦA VIỆT

NAM

Ở Việt Nam, khung pháp lý về đảm bảo an tồn tín dụng trong hệ thống ngân hàng được hình thành từ những năm 1990 và từng bước được sửa đổi hoàn thiện để phù hợp với xu hướng phát triển mới của ngân hàng.

− Năm 1990, pháp lệnh ngân hàng có ghi “Tổ chức tín dụng không được huy động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ”. Đây được xem là những quy định đầu tiên và cịn khá thơ sơ về đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

− Năm 1997, luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng được ban hành và sau đó được cụ thể hóa bằng quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng (quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN và quyết định số 296/1999/QĐ- NHNN). Tại quy định này, các chuẩn mức quốc tế được áp dụng vào Việt Nam. Hệ số đủ vốn được xác định là 8% bằng hệ số quy định tại Basel I tuy nhiên phương pháp tính chưa phản ánh chính xác như ở Basel I ở khái niệm “vốn tự có của TCTD bao gồm vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ”. Thực ra, nó là vốn cấp 1, với yêu cầu mức tối thiểu là 4% tại Basel I.

− Năm 2005, quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN của NHNN đã khắc phục được định nghĩa vốn tự có tại quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN và cách xác định hệ số đủ vốn sát với Basel I và bằng 8%.

− Năm 2006, Thủ tướng chính phủ ban hành nghị định số 141/2006/NĐ-CP quy định đến ngày 31/12/2010, các NHTM phải nâng mức vốn pháp định tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng mục đích nâng cao tiềm lực tài chính các ngân hàng.

− Năm 2007, NHNN ban hành quyết định số 18/2007-QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của

TCTD. Quyết định đưa ra các tiêu chuẩn định lượng và định tính theo thơng lệ quốc tế nhằm đánh giá chính xác thực trạng tín dụng, chất lượng hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

− Năm 2009, thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 quy định tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn . Thông tư quy định ngân hàng thương mại không được sử dụng quá 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Đồng thời bãi bỏ tỷ lệ 40% được quy định tại quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005.

− Năm 2010, NHNN ban hành Thông Tư 13 và các sửa đổi bổ sung để thay thê quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005. Nâng hệ số đủ vốn lên 9% và từng bước tiếp cận Basel II.

− Năm 2011, Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/1/2011 có hiệu lực từ ngày 15/3/2011 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 141/2006/NĐ-CP

− Năm 2011, Luật Các Tổ Chức Tín Dụng Số 47/2010/QH12 được Quốc Hội thơng qua ngày 6/6/2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 (thay thế luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10). Chương VI từ điều 126 đến điều 135 của luật quy định “Các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD”.

− Năm 2013, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (hiệu lực từ ngày 1/6/2014).

2.1.1 Luật Các Tổ Chức Tín Dụng Số 47/2010/QH12 ngày 6/6/2010 của Quốc Hộicó hiệu lực từ ngày 01/01/2011 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011

Để đảm bảo an tồn tín dụng, Luật TCTD quy định các trường hợp khơng cấp tín dụng hoặc hạn chế cấp tín dụng có điều kiện ưu đãi (ưu đãi về lãi suất, cho vay khơng có tài sản đảm bảo..) đối với một số đối tượng khách hàng, quy định các giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan

Khi cấp tín dụng cho các đối tượng hoặc nhóm khách hàng này, có thể xảy ra mâu thuẩn về lợi ích, xung đột về quyền lợi, hoặc cấp quá nhiều vốn vào một khách hàng và các đối tượng có liên quan đến các khách hàng này. Tất cả các khoản cấp tín dụng này có thể là nguồn gốc của các khoản cho vay có vấn đề, gây phát sinh nợ xấu, hoặc gặp rủi ro mất mát lớn khi “dồn trứng vào một rổ đầu tư”.

Người có liên quan được định nghĩa tại khoản 28 điều 4 của luật TCTD là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a. Công ty mẹ với công ty con và ngược lại; tổ chức tín dụng với cơng ty con của tổ chức tín dụng và ngược lại; các công ty con của cùng một công ty mẹ hoặc của cùng một tổ chức tín dụng với nhau; người quản lý, thành viên Ban kiểm sốt của cơng ty mẹ hoặc của tổ chức tín dụng, cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người này với công ty con và ngược lại;

b. Cơng ty hoặc tổ chức tín dụng với người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của cơng ty hoặc tổ chức tín dụng đó hoặc với cơng ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người đó và ngược lại;

c. Cơng ty hoặc tổ chức tín dụng với tổ chức, cá nhân sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại cơng ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;

d. Cá nhân với vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của người này;

e. Công ty hoặc tổ chức tín dụng với cá nhân theo quy định tại khoản (d) của người quản lý, thành viên Ban kiểm sốt, thành viên góp vốn hoặc cổ đơng sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của cơng ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;

f. Cá nhân được ủy quyền đại diện cho tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm (a), (b),(c),(d) và (e) vừa nêu với tổ chức, cá nhân ủy quyền; các cá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp của cùng một tổ chức với nhau.

2.1.1.1Các trường hợp khơng cấp tín dụng

a. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm sốt, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, pháp nhân là cổ đơng có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm sốt của tổ chức tín dụng là cơng ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là cơng ty trách nhiệm hữu hạn;

b. Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm sốt, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương

c. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại khoản (a) và (b). Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản (a), (b) điều này.

d. Tổ chức tín dụng khơng được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt.

e. Tổ chức tín dụng khơng được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc cơng ty con của tổ chức tín dụng. f. Tổ chức tín dụng khơng được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng

khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp.

2.1.1.2Các trường hợp hạn chế cấp tín dụng

Điều 127 “Hạn chế cấp tín dụng”.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được cấp tín dụng khơng có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:

a. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm tốn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi;

b. Kế tốn trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; c. Cổ đơng lớn, cổ đơng sáng lập;

d. Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định khoản (a) và (b) điều 126 sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;

e. Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;

f. Các cơng ty con, cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt.

g. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các khoản (a), (b), (c), (d) và (e) điều này khơng được vượt q 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

h. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng quy định tại khoản (f) Điều này không được vượt q 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả các đối tượng quy định tại khoản (f) Điều này khơng được vượt q 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

2.1.1.3Quy định về giới hạn cấp tín dụng

Điều 128 “giới hạn cấp tín dụng”:

a. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng khơng được vượt q 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ;

b. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan khơng được vượt q 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ.

2.1.2 Quyết Định 493/2005/QĐ-NNNN ngày 22/4/2005 của thống đốc NHNN vàquyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi quyết định 493 về phân quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phịng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Ngày 22/4/2005 Thống đốc NHNN đã ký ban hành quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và được sửa đổi bổ sung bằng quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 quy định về phân loại nợ (các khoản cho vay, bảo lãnh, bao thanh tốn, cho th tài chính, chiết khấu) và trích lập dự phịng để xử lý rủi ro

trong hoạt động tín dụng của ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Nội dung nhằm đánh giá thực trạng, chất lượng hoạt động cấp tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam. Quyết định có những đánh giá dựa trên cơ sở định lượng và định tính nhằm phân loại nhóm nợ. Dựa vào việc phân loại nợ, quyết định buộc các ngân hàng phải trích lập dự phịng và sử dụng dự phịng để chủ động trong việc xử lý những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng khơng thực hiện các cam kết tín dụng. Dự phịng bao gồm dự phịng chung và dự phịng cụ thể, được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn trực tiếp vào chi phí hoạt động. Do đó nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ q hạn, nợ xấu càng cao thì tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro càng lớn, số tiền trích lập dự phịng được tính vào chi phí hoạt động làm lợi nhuận ngân hàng đó giảm đi. Do đó, nếu các điều kiện khác khơng đổi, ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp tương đương tỷ lệ trích dự phịng xử lý rủi ro thấp thì lợi nhuận ngân hàng sẽ cao và tính ổn định cao.

2.1.2.1Phương pháp trích lập dự phịng rủi ro

a. Phương pháp định lượng

Dựa vào tuổi nợ hay số ngày quá hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì bất kỳ khoản vay nào trả nợ gốc và lãi trể hạn từ 10 ngày trở lên đều là khoản nợ quá hạn, trể hạn trả nợ từ 90 ngày trở lên được xem là khoản nợ xấu

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày;

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày b. Phương pháp định tính

Dựa trên đánh giá tình hình tài chính chẳng hạn đánh giá các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu phi tài chính như cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành để làm cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ. Ngân hàng có thể xếp một khoản vay vào nhóm nợ xấu nếu có lý do để nghi ngờ về khả năng trả nợ đầy đủ của khách hàng. Xếp hạng tín dụng nội bộ còn làm cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng từ đó ra quyết định mức lãi suất, tài sản đảm bảo, cấp hoặc khơng cấp tín dụng đối với khách hàng.

Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ

Một phần của tài liệu Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w