Phương pháp trích lập dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

2.1 ĐẢM ẢO AN TOÀN TÍN DỤ NG THEO CÁC TIÊU CHU ỦA VI T

2.1.2.1 Phương pháp trích lập dự phòng rủi ro

a. Phương pháp định lượng

Dựa vào tuổi nợ hay số ngày quá hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì bất kỳ khoản vay nào trả nợ gốc và lãi trể hạn từ 10 ngày trở lên đều là khoản nợ quá hạn, trể hạn trả nợ từ 90 ngày trở lên được xem là khoản nợ xấu

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày;

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày b. Phương pháp định tính

Dựa trên đánh giá tình hình tài chính chẳng hạn đánh giá các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu phi tài chính như cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành để làm cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ. Ngân hàng có thể xếp một khoản vay vào nhóm nợ xấu nếu có lý do để nghi ngờ về khả năng trả nợ đầy đủ của khách hàng. Xếp hạng tín dụng nội bộ cịn làm cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng từ đó ra quyết định mức lãi suất, tài sản đảm bảo, cấp hoặc khơng cấp tín dụng đối với khách hàng.

Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.

Nợ quá hạn là các khoản nợ thuộc nhóm 2, 3, 4, 5. “ Nợ xấu” được định nghĩa là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là cơ sở để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Hiện nay phần lớn các ngân hàng Việt Nam sử dụng phương pháp định lượng để phân loại nợ. Nguyên nhân dẫn đến việc ngân hàng chưa sử dụng phân loại nợ theo phương pháp định tính là : (a) Các ngân hàng phải xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; (b) Phân loại nợ theo phương pháp định tính sẽ làm nợ tỷ lệ nợ xấu tăng nhiều hơn phương pháp định lượng và do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận

của ngân hàng (c) Tiêu chí định tính chưa rõ ràng, thiếu minh bạch. Hiện nay có ba ngân hàng đang sử dụng phương pháp định tính là Vietcombank, BIDV, Agribank.

Một phần của tài liệu Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w