2.1 .Hoạt động cho vay DNNVV của các chi nhánh Agribank
2.2.1 .Nhân tố xuất phát từ phía DNNVV
- Tiềm lực tài chính khơng lành mạnh
Thực tế cho thấy nhiều DNNVV có qui mơ tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao (chiếm tỷ trọng gần 70% trong tổng nguồn vốn) là đặc điểm chung của hầu hết các DNNVV có quan hệ tín dụng với Agribank. Nguyên nhân là do nguồn vốn ban đầu thành lập DN chủ yếu là của một hoặc vài cá nhân góp vốn, nên nguồn vốn khá thấp, để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, các DNNVV phải chiếm dụng và vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau,
thậm chí DN chấp nhận vay vốn với lãi suất khá cao (từ 2% đến 3%/tháng). Việc tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao đã làm cho khả năng thanh toán của DNNVV thấp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Đạo đức, uy tín và năng lực của người vay
Đa phần các DNNVV có quan hệ tín dụng với Agribank thường che giấu thơng tin, khai báo không thành thật. Thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các DN tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các DN cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bảng phân tích tài chính của DN dựa trên số liệu do các DN cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để thu hồi nợ vay.
Thêm vào đó tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích vẫn tồn tại. Đa số các DN khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các DN sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của cán bộ ngân hàng, làm ảnh hưởng xấu đến các DN khác.
Bên cạnh đó, phần lớn cán bộ quản lý trong các DN khi thành lập DN và hoạt động kinh doanh dựa trên kinh nghiệm là chính, chưa được đào tạo qua trường lớp cơ bản nên có nhiều hạn chế trong công tác quản lý kinh tế, tài chính cũng như ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động, kinh doanh.
2.2.2.Nhân tố xuất phát từ phía Ngân hàng
- Quá trình xét duyệt và phán quyết mức cho vay của Agribank còn kéo dài
thời gian làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư cũng như tiến trình thi cơng các cơng trình, dự án của DN. Nhiều hồ sơ vay vượt mức phán quyết phải trình qua nhiều bộ phận.
- Năng lực của cán bộ tín dụng cịn yếu. Đa phần các Cán bộ được Agribank
quản lý khoản vay lại nằm ở kinh nghiệm thực tế, khả năng xử lý tình huống. Những kiến thức, kinh nghiệm này thường do các cán bộ lâu năm truyền lại cho các cán bộ mới nên nếu người trước làm sai sẽ ảnh hưởng đến những người sau. Đây là một thực trạng tồn tại từ rất lâu trong hệ thống Agribank.
- Giám sát, kiểm tra sau khi cho vay chưa chặt chẽ
Cơng tác giám sát món vay, đánh giá lại định kỳ về khách hàng, khoản vay và tài sản thế chấp bị buông lỏng, đặc biệt đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài, cán bộ tín dụng thường có tâm lý cả nể, tin khách hàng và bỏ qua chế độ kiểm tra định kỳ, phương pháp kiểm tra không khoa học, không phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của khách hàng. Cán bộ tín dụng tại các chi nhánh thường có thói quen cho khách hàng ký trước các biên bản kiểm tra sau cho vay để nhanh chóng có đầy đủ hồ sơ.
- Đánh giá khoản vay chưa phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng
Tùy theo rủi ro của từng khách hàng mà Agribank có các mức cấp tín dụng tối đa khác nhau. Cán bộ tín dụng phải đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng để đưa ra giới hạn cấp tín dụng phù hợp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên trong thực tế, cán bộ tín dụng lại đánh giá khơng đúng mức độ rủi ro của khách hàng để cấp phát vay theo nhu cầu của khách hàng.
- Tâm lý ỷ lại tài sản thế chấp
Liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay, rủi ro thường xảy ra ở các tình huống: (i) Khơng có tài sản đảm bảo, (ii) ỷ lại tài sản thế chấp một cách thái quá và (iii) nhận tài sản thế chấp khơng đủ điều kiện và tính pháp lý của quyền sở hữu, tính thanh khoản và u cầu khơng tranh chấp. Thực tế là tất cả các tình huống trên đều tồn tại ở các chi nhánh Agribank.
- Rủi ro trong khâu quản lý tài sản.
Việc khách hàng “qua mặt” ngân hàng và các cơ quan quản lý để đem tài sản đang cầm cố/thế chấp tại ngân hàng này tiếp tục thế chấp để vay vốn tại một ngân hàng khác khơng cịn là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, những vụ việc đã từng xảy ra tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM trong thời gian vừa qua có thể vẫn
chưa đủ để các chi nhánh có đầy đủ kinh nghiệm trong việc quản lý lô hàng, tài sản đảm bảo khi thủ đoạn lừa đảo của các DN ngày càng tinh vi. Vì vây, gần đây mới có trường hợp tài sản cầm cố lưu tại kho có ngân hàng giám sát nhưng tài sản trong kho đã được DN xuất bán mà ngân hàng không hay. Hay trường hợp cùng một lơ hàng DN có thể đem thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng, mà bản thân lơ hàng đó lại là hàng đang trong giai đoạn chờ giao hàng (đã có hợp đồng mua bán từ trước, thời điểm đem thế chấp phát sinh sau).
- Rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng
Trong thời gian vừa qua tại Agribank, đặc biệt là khu vực TP.HCM và Thủ đô Hà Nội, đã xay ra khơng ít vụ việc liên quan đến đạo đức của cán bộ ngân hàng trong q trình cấp phát tín dụng gây ra những tổn thất vơ cùng to lớn cho Agribank nói riêng và uy tín của hệ thống ngân hàng nói chung. Các cán bộ ngân hàng này do hưởng được một số lợi ích từ khách hàng vay, đã bỏ qua quy trình thủ tục cho vay, xé rào pháp luật để cấp phát tín dụng dẫn đến khách hàng khơng có khả năng thanh toán nợ vay và bản thân các cán bộ này cũng vướng vào vịng lao lý. Do đó, đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món vay và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
2.2.3.Nhân tố xuất phát từ điều kiện của nền kinh tế:
- Do thị trường bất động sản bị đóng băng: Qua khảo sát thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp các NHTM cho khách hàng vay mua nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất với số tiền lớn, thời gian ngắn hạn và nguồn trả nợ gốc là từ bán một diện tích đất khác, thâm chí bán chính tài sản đang thế chấp tại ngân hàng. Kết quả là hầu hết các trường hợp này đều không trả được nợ vay đúng hạn cho ngân hàng do không bán được đất theo như dự kiến ban đầu vì thị trường bất động sản đóng băng thời gian qua.
- Chủ trương chính sách của nhà nước thường xuyên thay đổi, cách điều hành nền kinh tế theo cơ chế hành chánh đã gây những thiệt hại lớn cho DN như tình trạng quản lý xuất khẩu gạo theo quota, theo giá cả;... Đối với lĩnh vực tài chính tiền tệ thì bị khống chế về lãi suất huy động và cho vay, vơ tình làm cho vận hành của
thị trường thật bị bóp méo và khách hàng vay cuối cùng bị thiệt thịi vì gánh lãi suất cao khơng đúng như chủ trương của Nhà Nước.
Kết luận chương 2
Khu vực TP.HCM có đặc trưng số lượng DNNVV chiếm tỷ lệ cao so với mặt bằng chung cả nước, đây là một trong những vùng kinh tế trọng điểm quốc gia với sự đóng góp rất lớn về dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu và xây lắp. Xuất phát từ những đặc trưng trên, hoạt động Agribank trong khu vực những năm gần đây cũng tập trung phát triển nhóm khách hàng DNNVV, cơ cấu tín dụng cũng phù hợp với tiềm năng phát triển vùng.
Tuy nhiên, hoạt động cho vay các DNNVV tại khu vực này vẫn cịn những điểm bất cập. Vì vây, dù không được mong đợi, nhưng rủi ro vẫn luôn hiện diện trong mọi quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh của DN. Tùy theo mức độ, rủi ro có thể gây ra những thiệt hại về tài chính, nhưng cũng có thể đẩy DN vào tình trạng khánh kiệt, thậm chí phá sản. Đây là một thảm họa lớn đối với các chủ nợ của các DN này, trong đó có ngân hàng. Vì vậy, trong hoạt động của mình, một điều hết sức quan trọng mà Agribank cần phải ln quan tâm, đó là: Quản trị rủi ro. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp Agribank triệt tiêu hoặc giảm thiểu những thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra. Để có một cái nhìn khách quan, chính xác hơn cũng như đo lường xác suất xảy ra, chương tiếp theo sẽ đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD thơng qua mơ hình định lượng với số liệu được thu thập từ 7 chi nhánh Agribank đại diện cho khu vực TP.HCM.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DNNVV TẠI CÁC CHI NHÁNH AGRIBANK –
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 3.1.PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
3.1.1.Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp sử dụng trong bài được thu thập trực tiếp từ các báo cáo tình hình hoạt động các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM, Cục Thống kê, các báo và các tạp chí chuyên ngành,...